Những điểm nổi bật tiêu biểu nhất của Hòa Bình về kinh tế hướng nghiệp là gì

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam.[3][4] Tỉnh Hòa Bình có diện tích lớn thứ 29 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam và là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 49 về số dân (năm 2018).

Hòa Bình

Tỉnh
Tỉnh Hòa Bình
Những điểm nổi bật tiêu biểu nhất của Hòa Bình về kinh tế hướng nghiệp là gì

Bản đồ tỉnh Chợ Bờ năm 1891

Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây và Ninh Bình. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ. Ngày 29 tháng 11 năm 1886, Tổng sứ Trung - Bắc Kỳ ra quyết định chuyển tỉnh lỵ về Phương Lâm (trước đó thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây).

Theo Nghị định ngày 27/12/1888, tỉnh lỵ lại chuyển về Chợ Bờ, do Phó công sứ Moulié (1888 - 1890) cầm đầu. Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc Châu, Yên Châu và Phù Yên Châu (tháng 7 năm 1888, cắt 3 châu này để nhập vào Đạo Quan binh thứ tư, sau thuộc Sơn La), cùng với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng 10 năm 1888, cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa).

Sau cuộc tấn công bất ngờ của nghĩa quân Đốc Ngữ vào chợ Bờ đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1891, phó công sứ Pháp Rougery (người thay thế J. Morel cuối năm 1890) bị giết chết ở sở tại. Ngày 18 tháng 3 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển tỉnh lỵ tỉnh Mường về làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình (nằm ở tả ngạn sông Đà, đối diện với Phương Lâm) và đổi tên tỉnh thành Hòa Bình, nhưng vẫn duy trì nhiệm sở ở Chợ Bờ.

Đến ngày 5 tháng 9 năm 1896, tỉnh lỵ chính thức được chuyển về xã Hòa Bình. Tỉnh Hòa Bình khi đó có 6 châu: Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu (châu Mai) và Đà Bắc.

Ngày 24 tháng 10 năm 1908, châu Lạc Thủy chuyển sang tỉnh Hà Nam, và đến ngày 1 tháng 12 năm 1924, một số xã của Lạc Thủy được nhập vào phủ Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình. Công sứ Pháp đầu tiên là Regnier, phó sứ là Patrich.

Năm 1939, hợp nhất châu Mai (tức Mai Châu) và châu Đà Bắc thành châu Mai Đà.

Trong kháng chiến chống Pháp, Hòa Bình có 4 huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà, riêng huyện Lạc Thủy vẫn thuộc tỉnh Hà Nam, sau này mới trả về Hòa Bình. Ba huyện của Hòa Bình (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn) thuộc Liên khu 3, trong khi huyện Mai Đà lại thuộc Liên khu Việt Bắc từ tháng 11 năm 1949 cho đến ngày 9 tháng 8 năm 1950 mới trả về Liên khu 3.[10]

Ngày 21 tháng 9 năm 1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía bắc sông Đà và Mai Châu ở phía nam sông Đà.

Ngày 15 tháng 10 năm 1957, huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc.

Ngày 17 tháng 4 năm 1959, huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi.

Ngày 17 tháng 8 năm 1964, huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Hòa Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó tỉnh có diện tích là 4.697km², với dân số 670.000 người, gồm thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy.[11]

Ngày 12 tháng 12 năm 2001, huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong.[12]

Ngày 27 tháng 10 năm 2006, chuyển thị xã Hòa Bình thành thành phố Hòa Bình.[13]

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn được sáp nhập vào thành phố Hà Nội (nay thuộc các huyện Thạch Thất và Quốc Oai).[14]

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình.[15]

Tỉnh Hòa Bình có 1 thành phố và 9 huyện như hiện nay.

Kinh tếSửa đổi

Phong cảnh Mai Châu - trung tâm du lịch Hòa Bình

Sức hấp dẫn du khách của Hòa Bình, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân.

Phong cảnh du lịch Hòa BìnhSửa đổi

Địa hình đồi núi trùng điệp với các động thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.

Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí. Tiêu biểu nổi bật như:

  • Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 36°C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, chữa bệnh. Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Barbia của Hungari.
  • Thung lũng Mai Châu thuộc huyện lỵ Mai Châu là một thung lũng với đồng lúa và những nếp nhà sàn được quy hoạch bảo tồn phục vụ du lịch.
  • Đà Bắc- một huyện vùng cao thích hợp cho du khách tham quan du lịch sinh thái và văn hóa. Đà Bắc với cảnh quan nguyên sơ yên ả, thơ mộng của thị trấn miền núi tây bắc.

Những hang động thiên tạo đa dạng hình thù có đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ. Có bản Nanh, bản Nưa của người Mường, người Dao và xen kẽ một số gia đình người Thái, với những mái nhà sàn cổ.

  • Lương Sơn - huyện cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình, nới tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc, với vị trí chỉ cách Hà Nội khoảng 40km tiện lợi về giao thông, là nơi tập trung rất nhiều khu du lịch sinh thái, địa điểm giải trí.

Thuỷ điệnSửa đổi

Phía trước nhà máy thủy điện Hoà Bình

Hòa Bình cũng là nơi đặt Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công suất thiết kế đạt 1.920 megawatt, được xây dựng tại hồ Hòa Bình, trên dòng sông Đà. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là một trong các nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Đây là một công trình do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. Công trình khởi công ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Ngoài tác dụng phát điện, nhà máy này còn có chức năng ngăn lũ cho sông Hồng, cung cấp nước tưới tiêu và cải thiện giao thông đường thuỷ.

Nông nghiệpSửa đổi

Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím huyện Tân Lạc,Lạc Sơn, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc.

Đá thủ công mỹ nghệSửa đổi

Làng nghề đá thủ công mỹ nghệ Sỏi, huyện Lạc Thuỷ là cái nôi của những sản phẩm đồ đá nổi tiếng như bàn ghế đá, lavabo đá (chậu rửa đá), tượng đá,... Với nguồn nguyên liệu đá sẵn có, cùng bàn tay điêu luyện lành nghề của những nghệ nhân hàng chục năm trong nghề các sản phẩm luôn được đánh giá cao. Làng Sỏi bao bọc những cụm KCN Phú Thành I, II và là nơi có nhiều công ty toạ lạc mang đến sự phát triển vượt bậc cho địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Hiện nay các sản phẩm đá mỹ nghệ đã được xuất khẩu sang một số nước khu vực Đông Nam Á (Singapo, Úc), Trung Đông (israel) bởi công ty TNHH Đá Tự Nhiên Thiên An - Đơn vị cực kỳ uy tín trong lĩnh vực chế biến và khai thác đá thiên nhiên.

Xem thêmSửa đổi

  • Nhà máy thủy điện Hòa Bình
  • Việt Nam
  • Tỉnh thành Việt Nam
  • Tây Bắc Bộ
  • Bắc Bộ

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Niên giám thống kê tóm tắt 2017”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. tr.50. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/04/2019.
  4. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013
  5. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  6. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Hòa Bình năm 2018”. Báo Hòa Bình, Đảng bộ tỉnh. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ a b Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam.
  8. ^ “Nghị quyết số 1189/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc thành lập phường Quỳnh Lâm và phường Trung Minh thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình”.
  9. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  10. ^ Sắc lệnh số 131/SL năm 1950
  11. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  12. ^ Nghị định 95/2001/NĐ-CP về việc chia huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình thành hai huyện Cao Phong và Kỳ Sơn
  13. ^ Nghị định 126/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hoà Bình thuộc tỉnh Hoà Bình
  14. ^ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành
  15. ^ “Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang web chính thức