Những khó khăn mà anh/chị gặp phải trong quá trình kiểm thử phần mềm là gì?

Thời gian gần đây, ngành công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm có vẻ vẫn đang đứng top các ngành, nghề có sức hút lớn, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng mọi mặt về kinh tế, xã hội do đại dịch Covid gây ra. Vậy điều gì ấn tượng nhất ngay khi bạn nhắc tới ngành này, có phải là hình ảnh các anh kĩ sư máy tính, các lập trình viên thông minh cùng những dòng code phức tạp, khó hiểu. Bên cạnh đó, tham gia vào việc đảm bảo chất lượng của  các sản phẩm phần mềm, đứng song song vị trí với các lập trình viên là sự tham gia kiểm tra, thử nghiệm gọi tắt là kiểm thử phần mềm của các nhà Kiểm thử viên hay còn gọi là Tester.

Trong bài viết lần này, hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về công việc của một Kiểm thử viên nhé.

Vai trò của kiểm thử phần mềm, của tester trong dự án

Như trong phần mở đầu, mình đã khẳng định vai trò của Tester quan trọng ngang bằng với Lập trình viên cũng như công việc kiểm thử phần mềm so với công việc phát triển phần mềm. Vậy hãy cùng xem liệu Kiểm thử phần mềm có “giá” đến mức nào?

Vai trò của Kiểm thử phần mềm

Công việc kiểm thử phần mềm là kiểm tra, tìm kiếm các lỗi của phần mềm, ứng dụng hoặc xác minh, thẩm định liệu phần mềm đó đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không.

Kiểm thử phần mềm thể hiện được các “trách nhiệm” cao cả dưới đây:

Thứ nhất, trách nhiệm hiệu quả về chi phí. Kiểm thử phần mềm giúp nhanh chóng phát hiện các lỗi của phần mềm, giúp giảm chi phí sửa chữa.

Thứ hai, trách nhiệm bảo mật. Sản phẩm được phát hiện và sửa lỗi giúp loại bỏ các rủi ro và các vấn đề sớm, làm tăng độ tin cậy cho sản phẩm. Đối với ngành công nghệ phần mềm, vấn đề bảo mật là yếu tố cực kỳ nhạy cảm, nó liên quan trực tiếp đến việc sở hữu, sử dụng của người dùng. Vì vậy, việc kiểm thử phần mềm giúp hoàn thiện nhất sản phẩm phần mềm, tránh những lỗ hổng bảo mật đáng tiếc, tăng độ tin tưởng cho người sử dụng.

Thứ ba, trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Ngoài vấn đề bảo mật như trên, sản phẩm phần mềm được kiểm tra sẽ đảm bảo được độ tin cậy, hiệu suất hoạt động cao, đảm bảo được các yêu cầu, tính năng cần thiết của nó. Sản phẩm đưa đến tay khách hàng phải là một sản phẩm đạt đủ các yêu cầu của khách hàng về hình thức, giao diện, cấu trúc, tính năng,…và đảm bảo không còn bất cứ lỗi nào trên sản phẩm.

Thứ tư, trách nhiệm với niềm tin của khách hàng. Một sản phẩm càng chỉn chu, càng hoàn thiện, chất lượng càng cao sẽ tạo ra những trải nghiệm người dùng tốt nhất, từ đó càng tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng và đối tác.

Như vậy, Kiểm thử phần mềm là hoạt động không thể tách rời trong quá trình phát triển phần mềm.

Vai trò của Tester trong dự án

Người trực tiếp tham gia thực hiện tất cả các công việc, gánh vác các “trách nhiệm” quan trọng trên không đâu xa chính là các Kiểm thử viên (Tester).

Vì vậy, Tester là người nắm rõ nhất các kiến thức, các kĩ thuật, công cụ liên quan trực tiếp đến quá trình kiểm thử phần mềm. Từ đó, họ kiểm tra, đánh giá để đưa ra thông số kĩ thuật phù hợp nhất cho sản phẩm.

Tester chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc xác định điều kiện kiểm thử, thiết kế kiểm thử và thực thi kiểm thử. Ngoài ra, Tester có thể tham gia vào quá trình thiết lập môi trường kiểm thử và đưa ra các đặc tả cho quy trình cũng như dữ liệu kiểm thử.

Các Tester có nhiệm  vụ ghi lại những kết quả đánh giá và kiểm thử khi tìm thấy lỗi nên họ có vai trò giám sát và đảm bảo việc thu thập các số liệu liên quan đến hiệu suất công việc, đảm bảo các yêu cầu sản phẩm được kiểm tra và bàn giao chính xác tới khách hàng.

Có thể thấy, Tester không là người trực tiếp tạo ra phần mềm, ứng dụng nhưng Tester là người kiến tạo và nâng cao giá trị cho sản phẩm. Vậy Tester sẽ thực hiện công việc kiểm thử như thế nào? Cùng mình tìm hiểu tiếp ở phần 2 bên dưới nhé.

Chu trình kiểm thử phần mềm

Để thực hiện kiểm thử một cách hiệu quả,chuyên nghiệp, các Tester cần thực hiện một quy trình nhất định đảm bảo các mục tiêu chất lượng đã được đáp ứng.

Bước 1: Phân tích yêu cầu

 Bước này giúp Tester phân tích được toàn bộ các yêu cầu trong dự án, đưa ra bộ câu hỏi đáp để clear nhất sản phẩm mà team mình sẽ làm

Bước 2: Lập Kế hoạch kiểm thử (Test Plan)

Người thực hiện: thường là Test Leaders trở lên

Mục đích của việc lập Test Plan giúp phân định công việc của từng member trong team; xác định được khối lượng công việc test trong dự án; từ đó, xác định được độ ưu tiên cho các công việc; xác định mức độ rủi ro của Test Team và rủi ro của dự án.

Bước 3: Thiết kế Kịch bản kiểm thử (Test Case)

Test Case được coi là một bộ phận quan trọng đối với quá trình kiểm thử nói chung và với người tester nói riêng. Test Case đưa ra các kịch bản kiểm thử để thực thi kiểm thử phần mềm.

Bước 4: Thiết lập môi trường kiểm thử

Tùy vào dự án, thường giai đoạn này sẽ có sự hỗ trợ của các lập trình viên hoặc chính khách hàng sẽ là người thiết lập môi trường test.

Bước 5: Thực hiện kiểm thử (Test Execution)

Đây là bước mà Tester trực tiếp thực thi kiểm thử, tìm các lỗi trong phần mềm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Bước 6: Đóng chu trình kiểm thử

Để đóng chu trình, Test Team sẽ tổng kết, báo cáo về quá trình kiểm thử, có bao nhiêu bug đã được fix, độ nghiêm trọng của bug, chức năng nào còn lỗi, chức năng nào đã hoàn thành…

Để trở thành một Kiểm thử viên (Tester), ngoài các kiến thức nền tảng, các kĩ năng mềm, hiện nay, việc tham gia các khóa học Tester là yếu tố tiên quyết giúp cung cấp các kiến thức, kĩ năng liên quan trực tiếp của nghề Tester. Các khóa học Tester sẽ được thiết kế tùy vào mục đích, input và output của người học: Khóa học Tester cho người mới bắt đầu, Khóa học Tester nâng cao,…

Với đặc thù trong thời kì số, ngành công nghệ phần mềm, việc trao đổi trực tuyến càng ngày càng thịnh hành và hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh giãn cách xã hội đảm bảo an toàn trước Đại dịch toàn cầu. Các khóa học Tester online cũng được triển khai rộng rãi và mang lại hiệu quả về đào tạo, đem đến nguồn nhân lực dồi dào cho ngành.

Những khó khăn mà anh/chị gặp phải trong quá trình kiểm thử phần mềm là gì?

Tại Hà Nội, sẽ không khó khăn để tìm kiếm một trung tâm đào tạo Tester.

Sau đây, mình sẽ giới thiệu đến các bạn Khóa học Tester cho người mới tại Học viện Đào tạo CodeStar (CodeStar Academy) – Một trong 5 trung tâm đào tạo Tester nổi tiếng tại Hà Nội.

Khóa học Tester chuyên nghiệp tại CodeStar được thiết kế cho tất cả các bạn Học viên học ngành CNTT hoặc các bạn MỚI HOÀN TOÀN với ngành CNTT

1. Giảng viên là chuyên gia trên 15 năm kinh nghiệm trong nghề Kiểm thử phần mềm.

Khi tham gia khóa học Tester cho người mới bắt đầu tại CodeStar, bạn sẽ được học cùng các chuyên gia là các Anh/chị Trưởng phòng hoặc Giám đốc kiểm thử phần mềm với trên 15 năm kinh nghiệm trong nghề kiểm thử phần mềm tại các doanh nghiệp IT hàng đầu Việt Nam.

Khi học cùng các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm và đang giữ các vị trí quan trọng, ngoài việc được học các kiến thức về nghề Tester, bạn sẽ được Giảng viên chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong suốt cuộc đời làm nghề của các Anh/Chị.

2. Được Training On-job trên dự án THẬT

 Bạn sẽ được đào tạo các kiến thức và kĩ năng Test trong dự án THẬT, giúp bạn được tham gia làm thực tế tất cả các công việc của 1 Tester chuyên nghiệp thực thụ.

3. Giới hạn số lượng học viên/lớp

Các khóa học Tester tại CodeStar đều được giới hạn 13 – 15 Học viên/ 1 lớp nhằm mục đích giúp Giảng viên có thể cầm tay chỉ việc tận tình cho tất cả các bạn Học viên, đảm bảo chất lượng của khóa học đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Có cơ hội được làm việc tại các công ty IT hàng đầu Việt Nam

Sau khi Học viên kết thúc các khóa học Tester,  100% Học viên đều được hỗ giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp đối tác như Công ty TNHH Công nghệ phần mềm Kaopiz, Trung tâm Kiểm thử phần mềm CMC-Global, LG Việt Nam, Sun Asterisk,…

Nếu đọc đến đây đã khơi dậy tò mò của bạn về khóa học Tester cho người mới tại CodeStar Academy, hãy tham khảo chi tiết hơn tại link: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/

Hoặc link này: https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/

Mình có kịp lưu lại thông tin liên lạc của CodeStar Academy ở đây, các bạn tham khảo thêm nhé:

Địa chỉ: Tầng 4, Tòa CT1, Tòa nhà Bắc Hà C14, phố Tố hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0367.833.933

Email: [email protected]

Homepape: codestar.vn

Facebook: fb.com/CodeStarAcademy