Nông trường sông hậu ở đâu

Thứ sáu, 18/02/2022, 08:19 AM

Tuy nhiên suốt hàng chục năm nay, quá trình vận chuyển rất khó khăn vì 10 cây cầu giao thông trong nông trường quy định tải trọng chỉ từ 8 tấn. Hàng hóa vận chuyển phải bốc dở nhiều lần, khiến hàng hóa nông sản bị hư hỏng, mất thời gian và nhân lực. Điều này đã hạn chế rất lớn đến việc giao thương của doanh nghiệp và nông dân, trong khi đó xu thế cạnh tranh thị trường đang hướng đến giảm giá thành trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa.

Nông trường sông hậu ở đâu

Hiện tại nông trường Sông Hậu đang bắt đầu vụ mùa xoài và nhãn. Lượng vật tư nông nghiệp phục vụ vụ mùa đang vào thời điểm tăng tốc, nhưng quá trình vận chuyển thì trăm bận nhiêu. Con đường huyết mạch xuyên suốt nông trường rộng 3,5m, dài 10 km có 10 cây cầu, mỗi cây tải trọng cho phép 8 tấn.

Với trọng tải này, người dân và doanh nghiệp sản xuất trong nông trường đều cho rằng “chẳng thấm vào đâu” để vận chuyển hàng hóa đầu ra lẫn đầu vào. Suốt nhiều năm người nông dân phải chấp nhận đội chi phí để bốc dở hàng hóa nhỏ lẻ, vận chuyển qua cầu cho đúng với quy định. Trái cây tươi bốc dở nhiều lần dẫn tới bầm dập, hao hụt giảm giá thành, còn chở quá tải thì nhiều hệ lụy.

Nông trường sông hậu ở đâu

Ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc nông trường Sông Hậu, cho biết người dân ở nông trường sản xuất hàng ngàn tấn nông sản, riêng Nông trường đang quản lý 3.400 hecta, nếu 1 hecta sản xuất trung bình 30 tấn rau củ quả thôi thì con số đã lên đến mười mấy ngàn tấn. Như vậy đi xe tải nhỏ thì không thể giải quyết kịp thời giao hàng, sẽ bị tồn đọng, gây thiệt hại cho Nông trường, chưa kể là xe tải nặng vào giao nhận các thiết bị về nông nghiệp, máy móc, vật tư... Hàng hóa về phải để bên dốc cầu bên kia rồi thuê xe nhỏ bốc hàng, kinh doanh bây giờ phải cạnh tranh với nhau từng đồng, mà như thế này thì khó khăn và mất thời gian vô cùng.

Nông trường sông hậu ở đâu

Theo phản ánh của của doanh nghiệp và người dân, UBND huyện Cờ Đỏ đã cho thẩm định lại tải trọng thực của những cây cầu này. Trong đó, cây cầu Số 1 (nối cửa ngõ của nông trường sông Hậu với quốc lộ 91) có tải trọng là 18 tấn. Tuy nhiên đơn vị quản lý lại gỡ bảng 18 tấn xuống và thay vào đó là cắm bảng chỉ có 13 tấn. Ông Phú cho rằng: Thẩm định thì thẩm định rồi, được 18 tấn nhưng mà cái bảng cắm thì lại không thay đổi.

Nông trường sông hậu ở đâu

Đoạn đường này là Nông trường làm đồng bộ cầu và đường để vận chuyển hàng hóa. Sau này bàn giao theo quyết định 255 về Điện – Đường – Trường – Trạm cho địa phương quản lý. Nhưng đã thẩm định 18 tấn thì phải cắm bảng 18 tấn để cho việc sau này nâng cấp tuyến đường Nông trường được đồng bộ thì việc giao thương hàng hóa ở Nông trường được thuận tiện hơn.

Nông trường sông hậu ở đâu

Lý giải tại sao có kết quả thẩm định 18 tấn mà lại chỉ cắm bảng 8 tấn và 13 tấn, ông Từ Nguyễn Duy Tân – Trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Cờ Đỏ cho biết: UBND huyện đã thống nhất cho thực hiện kiểm tra và thẩm định lại cây cầu số 1 từ quốc lộ 91 đi vào, thuê đơn vị thẩm định thử tải rồi khi có kết quả mới cắm lại bảng trọng tải, “hiện đã thẩm định xong là cầu số 1 có tải trọng đến 18 tấn đang chờ văn bản từ đơn vị thẩm định”. Còn con đường hiện nay 3,5m thì nó được thiết kế phù hợp với cây cầu tải trọng 8 tấn từ rất lâu. Cho nên phòng KT-HT cắm bảng 8 tấn. Hiện đã có dự án nâng cấp con đường này thì phòng KT-HT sẽ trình UB nâng tải trọng các cây cầu lên 13 tấn cho đồng bộ.

Nông trường sông hậu ở đâu

Ông Bùi Văn Kiệt, Phó chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ, cho biết huyện đang hoàn tất hồ sơ đấu thầu để thực hiện dư án nâng cấp toàn bộ tuyến đường của Nông trường, sẽ thực hiện trong tháng 2/2022. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa thấy động thái gì của việc khởi công, sửa chữa.

Nông trường sông hậu ở đâu

Hiện nông trường Sông Hậu đã được quy hoạch 220 hcecta dành riêng cho khu nông nghiệp công nghệ cao, đang xúc tiến kêu gọi đầu tư. Trước mắt, Nông trường đã xây dựng khu sinh thái ẩm thực để mở tuyến du lịch nối tuyến, Cái Răng – Phong Điền – Cờ Đỏ. Nếu tuyến đường huyết mạch của Nông trường chậm trễ sửa chữa sẽ hạn chế những cơ hội bức phá của huyện Cờ Đỏ trong thu hút đầu tư du lịch, nhất là khi tài nguyên sẵn có của nông trường Sông Hậu còn rất lớn để khai thác lâu dài.

Quang Lợi  

Quá khứ anh hùng của một nông trường

Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/1979, rồi tái thành lập vào ngày 31/10/1992 theo quyết định của UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND TP Cần Thơ), NTSH nằm trên cơ sở đất của Nông trường Quyết Thắng, do Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang (cũ) bàn giao, với diện tích gần 7 nghìn hécta, thuộc địa bàn hai huyện Ô Môn, Thốt Nốt cũ (nay là xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Mặc dù đất đai bị hoang hóa nhiều năm do chiến tranh, nhiễm phèn nặng, hệ thống thủy lợi là con số không nhưng chỉ sau vài năm, NTSH đã là điển hình trong cả nước về cung cách làm ăn tập thể với mô hình ruộng - rẫy - vườn - ao - chuồng, sản lượng hàng năm lên đến 60 nghìn tấn lúa, hàng nghìn tấn thủy sản tôm, cá.

Đã thế, NTSH còn đầu tư để có được 10 phân xưởng chế biến lương thực, 4 phân xưởng chế biến và đóng hộp nông sản, 1 nhà máy chế biến thủy sản, 1 nhà máy chế biến gỗ, giải quyết công ăn việc làm cho trên 15 nghìn nhân khẩu.

Ngoài ra, sản phẩm của NTSH còn được đăng ký chất lượng hàng hóa ở nhiều nước trên thế giới, được Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp giấy chứng nhận, được giải thưởng Thụy Sĩ về công nghệ và chất lượng. Điều đặc biệt nữa là sản phẩm cá tra của NTSH, được các quốc gia Hồi giáo (HALAL) đồng ý nhập khẩu để phục vụ người tiêu dùng.

Chính vì vậy, năm 1985, NTSH được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động lần thứ nhất, và lần thứ hai vào năm 1999.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả ấy, NTSH đã xảy ra một số sai phạm mà theo quyết định khởi tố của Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Cần Thơ, thì đó là không theo dõi và báo cáo được việc chi sử dụng nguồn thu đất mượn, đất quỹ với số tiền trên 33 tỉ đồng, xóa nợ cho 20 cá nhân, dẫn đến thiệt hại 7,6 tỉ, để 7 cá nhân đứng tên nhà đất bên ngoài với 32 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng diện tích 200.968 m2, hợp đồng mua bán với 4 công ty nước ngoài, 2 công ty trong nước cùng một số người mà không giải trình được số tiền 246.713,83USD và 1,3 tỉ đồng....

Những sai phạm của Nông trường Sông Hậu trong quản lý kinh tế

Năm 1981, sau khi tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, bà Trần Ngọc Sương về làm việc tại NTSH. Thời điểm này, cha của bà là ông Trần Ngọc Hoằng, là Giám đốc NTSH nên bà Sương có điều kiện phát huy, ứng dụng ngành học của mình cho sự phát triển của nông trường.

Sau đó, tháng 3/2000, khi ông Hoằng nghỉ ốm, bà Sương được bổ nhiệm làm giám đốc.

Khi được bổ nhiệm làm giám đốc, bà Sương đã nhanh chóng thể hiện được vai trò của mình với tác phong sâu sát dám nghĩ dám làm và luôn biết tìm tòi hướng đi mới. Vì thế NTSH đã có những bước tiến vượt bậc.

Cụ thể là nông trường xuất hiện thêm một số ngành nghề mới như sản xuất, kinh doanh gỗ nguyên liệu, bao bì giấy, nước trái cây, gốm sứ, hàng may mặc, thi công các công trình xây dựng, thủy lợi, công nghiệp, vận chuyển hàng hóa.

Thị trường xuất khẩu của NTSH lúc bấy giờ gồm gạo cho các nước trong khối ASEAN, Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ, thực phẩm đông lạnh cho Nhật, Mỹ và khối EU, lâm sản chế biến cho một số quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ và Australia.

Với những thành tích to lớn ấy, năm 2000, bà Sương đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và được tặng các huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba trong các năm 1990, 1995, 1999.

Nhưng, như chúng tôi đã nói ở trên, bên cạnh thành quả đã đạt được, thì cũng xuất hiện những mầm mống của bất ổn cả về điều hành nhân sự lẫn quản lý kinh tế.

Từ năm 1993 – rồi sau đó là năm 1996 và kéo dài trong những năm sau, NTSH xảy ra hiện tượng khiếu kiện đông người, cũng như có những đơn thư khiếu nại gửi đến các cơ quan chức năng mà nguồn gốc phát xuất từ đất đai, từ việc nông trường thu khoán của nông trường viên cao hơn quy định, thu chi không minh bạch, cũng như một số mô hình làm ăn do bà Trần Ngọc Sương đề ra không hiệu quả, dẫn đến việc nợ ngân hàng cả trăm tỉ đồng trong lúc số nợ phải thu chưa được phân nửa nợ phải trả...

Một ví dụ cụ thể: Ngày 27/3/2003, NTSH làm thủ tục vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ 25 tỉ đồng để tiến hành dự án nuôi trồng thủy sản trong ruộng lúa. Tại hồ sơ xin vay, luận chứng của NTSH đưa ra là doanh thu 10 năm sẽ đạt hơn 40 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong suốt 2 năm 2004 – 2005, dự án chỉ đem về cho nông trường... 450 triệu đồng.

Cũng với hình thức như vậy, dự án trồng xoài cát Hòa Lộc để chế biến xuất khẩu được NTSH cho rằng mỗi năm sẽ đem về từ 1,2 đến 5 tỉ đồng – để xin vay 26 tỉ đồng. Nhưng qua 2 năm kể từ khi triển khai, chỉ thu được 500 triệu đồng.

Tính đến ngày UBND TP Cần Thơ lập đoàn thanh tra, thì tài sản của NTSH là khoảng 400 tỉ đồng, nhưng nợ hơn 266 tỉ đồng, trong lúc số nợ phải thu là 111 tỉ đồng nhưng 13 tỉ khó có khả năng thu hồi.

Nông trường sông hậu ở đâu

Thu hoạch lúa ở nông trường Sông Hậu.

--PageBreak--

Trước những sự việc trên, đầu tháng 4/2006, UBND TP Cần Thơ đã có quyết định thành lập đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra một số vấn đề ở NTSH.

Theo nhiều nông trường viên, thì bắt đầu từ năm 1990, NTSH đã cho phép người dân vào nhận khoán. Với những hộ có đất, và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì nông trường thu hồi phần đất này rồi cấp cho họ 2,5 hécta.

Với những hộ có đất nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nông trường coi họ như hợp đồng viên với mức thu 1 tấn lúa/hécta/năm (mỗi hécta một năm làm 2 vụ lúa). Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, thì ngoài mức thu đó, NTSH còn thu thuế đất mượn, định mức khoán, mức đóng góp cho quỹ cơ sở hạ tầng, định mức đào liếp..., tất cả lên đến 2.700kg lúa/năm nên người nông dân hầu như chẳng còn chút gì sau khi thu hoạch.

Một nông trường viên đã có gần 20 năm gắn bó với NTSH giải thích: “Từ năm 1993 đến 2005, hộ nào không có đất gốc mà đang nhận khoán đất canh tác ở nông trường, thì phải góp vốn bồi hoàn thành quả lao động và hoa lợi cho những hộ có đất gốc...”, mà số tiền góp vốn này lên đến khoảng 19 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, cũng từ năm 1993, NTSH vận động những hộ hợp đồng viên, góp vốn để cùng nông trường chi trả cho những hợp đồng viên khác khi họ chấm dứt hợp đồng sản xuất. Nhưng số tiền góp vốn này, NTSH lại đưa vào sản xuất, kinh doanh. Kết quả là khi hết hợp đồng, nhiều nông trường viên không nhận được tiền chi trả.

Khoan chưa nói đến các khoản thu này là đúng hay sai theo quy định, nhưng hệ quả của nó là nhiều nông trường viên trở thành con nợ của nông trường bởi lẽ nếu căn cứ theo Nghị định 99 của Thủ tướng Chính phủ, thì mức thu là 50kg lúa/hécta nhưng ở NTSH, con số này là... 200kg!

Để hợp thức hóa việc thu sai quy định, NTSH không thông qua chính quyền địa phương, tự đề ra quy chế vận động người dân đóng góp 15kg lúa/công đất/năm.

Chưa hết, năm 1993, chính quyền địa phương cho phép NTSH được thu một vụ hè thu, nhưng nông trường... thu liên tục từ năm 1993 đến 1995, với gần 20 tỉ đồng. Kết luận thanh tra cho thấy NTSH đã thu sai, thu vượt của người dân gần 61 tỉ đồng.

Điều đáng nói là nằm ngay bên cạnh đó, Nông trường Cờ Đỏ cũng thực hiện các khoản thu trên – nhưng thông qua Hội đồng nhân dân huyện với mức 5kg lúa/công đất/năm, được người dân đồng tình, ủng hộ.

Tiến hành kiểm tra các chứng từ thu, chi ở NTSH, Đoàn thanh tra còn phát hiện nhiều vụ việc quản lý không theo quy định của Nhà nước. Là doanh nghiệp, nhưng NTSH lại xây dựng một lực lượng "an ninh", "mật báo viên" rồi trả tiền để mua tin tức của họ.

Theo bảng kê, chỉ khoảng thời gian 4 năm, riêng số tiền chi cho “mật báo viên” đã lên đến gần 3,8 tỉ đồng, trong đó ngày 26-8/1998, có "mật báo viên" lĩnh 120 triệu đồng.

Giải thích về điều này, trong buổi tiếp xúc với chúng tôi vào sáng ngày 17/4/2008, bà Trần Ngọc Sương nói: “Tiền trả cho "mật báo viên" là vì họ đã cung cấp cho nông trường tin tức về các vụ tập trung khiếu kiện”.

Bên cạnh đó, cũng trong khoảng thời gian 4 năm – từ 2001 đến 2004, NTSH còn chi tiền “nhuận bút” cho “cộng tác viên” là 45 triệu đồng.

Không chỉ chi tiền cho “mật báo viên”, “nhuận bút”, mà một số cán bộ của NTSH còn nhận được những khoản chi rất thoải mái.

Ngày 19/7/1998, rồi ngày 31/12/1999, ông Nguyễn Xuân Ta, cán bộ cơ điện NTSH và ông Tô Hoàng Xuân, bộ phận thi công xây lắp đã được nông trường thanh toán khống 2 lần, là 161 triệu đồng, tiền nạo vét kênh mương.

Đến khi đoàn thanh tra vào cuộc, ngày 6/6/2006, hai ông này đã đem tiền trả lại. Ông Phan Thanh Dũng, cán bộ nông trường tại Trạm đại diện ở TP HCM thu tiền khách hàng, đã tự ý xài riêng 200 triệu đồng. Ông Nguyễn Hoàng Minh, nguyên Quản đốc Phân xưởng nấm rơm thu tiền bán hàng 10 triệu đồng nhưng tự ý giữ lại để tiêu xài cá nhân.

Khi tiến hành mua bán cá với ông Võ Văn Sang ở Ô Môn, Cần Thơ, NTSH không làm hợp đồng cụ thể mà chỉ mua bằng... miệng với số tiền lên đến hơn 800 triệu đồng. Nhận tiền xong, ông Sang vớt cá dưới ao lên, bán cho người khác rồi bỏ trốn. Hậu quả là đến nay, Võ Văn Sang để lại cho NTSH một khoản nợ 630 triệu đồng.

Theo kết luận thanh tra, số tiền NTSH phải thu lại từ 12 đối tượng trong nội bộ là hơn 10 tỉ đồng, các khoản tạm ứng cho 35 đối tượng phải thu lại là 3,5 tỉ đồng.

Với các hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài, NTSH cũng để xảy ra nhiều sai phạm. Mặc dù có bề dày làm ăn buôn bán, nhiều kinh nghiệm, nhưng khi biết đối tác không tuân theo những điều khoản đã ký kết, NTSH vẫn để họ chiếm dụng tiền mà cụ thể là từ tháng 11/2003 đến tháng 6/2004, NTSH ký hợp đồng bán gỗ với tổng trị giá gần 2 triệu USD cho Công ty Asia Pacific Garden ở Malaysia.

Một thời gian sau khi ký hợp đồng, NTSH biết Asia Pacific Garden vi phạm điều khoản thanh toán, nhưng vẫn tiếp tục giao hàng, dẫn đến việc 142 nghìn USD tới nay chưa thu hồi được.

Một thương vụ khác: Khi bán cho Công ty TD Line Collection Đài Loan một số bàn ghế, NTSH đã không thu hồi được số tiền hơn 77 nghìn USD. Giải thích về điều này, bà Trần Ngọc Sương cho biết, nông trường hiện vẫn đang tích cực đòi nợ, và: “NTSH đã ký cả hàng nghìn hợp đồng kinh tế, nên nếu có sai sót một vài cái cũng là chuyện... bình thường.

Còn chuyện công nợ cũng là chuyện bình thường đối với doanh nghiệp”. Khi đoàn thanh tra công bố bản dự thảo, bà Trần Ngọc Sương làm văn bản, kiến nghị đến Thành ủy, UBND TP Cần Thơ về những vấn đề nêu trong dự thảo thanh tra.

Theo bà Sương, dư luận xung quanh việc NTSH bị thanh tra, đã tác động rất lớn đến việc kinh doanh, sản xuất của nông trường với các đối tác mà cụ thể là với ngân hàng, với các công ty nước ngoài, trong đó có Tập đoàn USFI, Mỹ.

Nói về khoản nợ 266 tỉ đồng, bà Sương cho biết một số loại cây, trái, thủy sản phải có thời gian vài năm mới thu hoạch được nên bước đầu khó khăn là chuyện đương nhiên, và phải đến khi thu hoạch thì mới đánh giá được hiệu quả.

Ngày 14/4/2008, nghĩa là ngay sau khi công bố quyết định khởi tố vụ án, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Cần Thơ đã có văn bản, đề nghị NTSH cung cấp hồ sơ, chứng từ về việc nông trường xóa nợ cho 20 cá nhân, gây thiệt hại 7,6 tỉ đồng, cho 275 hộ mượn đất từ năm 1993 đến 2005 với tổng số tiền do nông trường đặt ra để thu là 33 tỉ đồng.

Hồ sơ chứng từ quyết toán nạo vét 2 lần ở khu 4, nhà đất bên ngoài để 7 cá nhân đứng tên với 32 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng cộng 200.968m2 cùng 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, hồ sơ chứng từ hợp đồng mua bán với 4 công ty nước ngoài, 2 đơn vị trong nước cùng một số cá nhân, dẫn đến khó thu hồi 246.713,83USD và 1,3 tỉ đồng.

Theo một cán bộ thuộc Cục An ninh Tây Nam Bộ tại Cần Thơ, thì sau khi Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Cần Thơ ra quyết định khởi tố vụ án “cố ý làm trái” tại NTSH, các vụ tập trung khiếu kiện đông người ở nông trường hầu như đã chấm dứt, nhiều người còn tự nguyện tháo bỏ các biểu ngữ mà trước đây họ đã căng lên khi khiếu kiện.

Bên cạnh đó, UBND TP Cần Thơ cũng đã thành lập ban chỉ đạo giải quyết một số vấn đề về đất đai giữa nông dân với NTSH, nhằm giúp bà con ổn định cuộc sống, tránh bị kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc.

ANTG sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này