Npv của dự án là gì

Có lẽ với người chuyên ngành thì không cần phải giải thích nhiều NPV là gì nhưng thuật ngữ này cũng còn khá xa lạ với nhiều người. Thế còn bạn có biết NPV mang ý nghĩa nghĩa gì và cách tính ra sao, liệu NPV có nhược điểm gì không? Hãy cùng với Tax Plus tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

NPV là từ viết tắt của cụm Net Present Value trong tiếng Anh. Dịch ra theo nghĩa tiếng Việt, NPV chính là giá trị hiện tại ròng. Đây là giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai và được chiết khấu ở thời điểm hiện tại.

NPV được các công ty sử dụng trong ngân sách vốn và trong việc thực hiện lập 1 kế hoạch đầu tư để mang ra phân tích lợi nhuận của 1 dự án hoặc 1 khoản đầu tư dự kiến nào đó.

Phương pháp về NPV được xuất phát từ việc nhận thấy tiền trong hiện tại có giá trị cao hơn với cùng 1 số tiền trong tương lai bởi sự lạm phát cũng như thu nhập từ các khoản đầu tư thay thế có thể thực hiện trong 1 khoảng thời gian. Nói đơn giản hơn, 1 đồng trong tương lai chúng ta kiếm được sẽ không giá trị bằng 1 đồng ở thời điểm hiện tại.

Npv của dự án là gì
NPV chính là giá trị hiện tại ròng

Công thức tính NPV

Công thức tính NPV thông thường được áp dụng theo 1 công thức chung như sau:

Theo công thức đó, các ký hiệu viết tắt sẽ là giá trị của:

  • t: Thời gian tính dòng tiền
  • n: Tổng thời gian thực hiện dự án
  • r: Tỉ lệ chiết khấu
  • Ct: Dòng tiền thuần tại thời gian t
  • C0: Chi phí ban đầu để thực hiện dự án

Giá trị hiện tại ròng = 0 có nghĩa là dự án đó hoàn trả khoản đầu tư ban đầu + tỉ lệ hoàn vốn theo yêu cầu.

Nếu giá trị hiện tại ròng > 0 thì thu nhập dự kiến đã được tạo ra bởi 1 dự án nào đó hoặc việc đầu tư đã vượt qua chi phí dự kiến ban đầu. Nếu khoản đầu tư mà có giá trị NPV dương là lãi thì ngược lại một dự án nào đó được đầu tư mà có NPV < 0 thì dự án đó sẽ bị lỗ ròng.

Tính được giá trị hiện tại ròng NPV được xem là 1 trong 2 phương pháp chiết khấu ròng (phương pháp còn lại là hoàn vốn nội bộ IRR) được sử dụng trong so sánh và đánh giá các vấn đề trong đầu tư nơi dòng chảy của thu nhập sẽ thay đổi theo thời gian.

Npv của dự án là gì
Công thức tính NPV

Công thức tính NPV bằng hàm Excel

Nếu bạn không thể áp dụng được với công thức tính NPV theo công thức chung bên trên, bạn có thể nhờ tới phương pháp tính NPV bằng hàm Excel. Cụ thể:

Hàm NPV được tính trong Excel: “=NPV(rate,value1,[value2],…)+value0“

Trong hàm đó cụ thể:

  • rate là lãi suất chiết khấu (VD: 10%).
  • value0 là chi phí vốn ban đầu (VD: 700 triệu đồng, để dấu âm).
  • value1, 2, 3 là dòng tiền mỗi năm 1, 2, 3… (VD: 150 triệu đồng mỗi năm).
  • Dấu trong hàm NPV bạn có thể chọn dấu “phẩy” hoặc “chấm” tuỳ theo thiết lập máy tính.

Ý nghĩa của NPV

Với NPV, giá trị này có những ý nghĩa khác nhau và bạn có thể thấy dưới đây:

NPV giúp  bạn đánh giá được tính khả thi của dự án

Hiện tại NPV được xem là phương pháp tốt nhất để xem xét và đánh giá được khả năng sinh lời của dự án. Như đã nói nếu tính được ra NPV > 0 thì tức là dự án đó có lãi và khả thi. Còn nếu = 0 hoặc < 0 thì nghĩa là dự án đó cần phải xem xét hoặc không cần bàn tới nữa.

Hiểu đơn giản thi NPV chính là cách để bạn cân nhắc có nên đầu tư hay lựa chọn dự án đó hay không. Vì thế cần phải tính toán kỹ để xem việc đầu tư này có lớn hơn 0 hay không.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay hầu hết các dự án không được thực hiện gói gọn ngay từ thời điểm bắt đầu và không có 1 nguyên tắc nào được áp đặt cho dòng tiền.

Ngoài ra thì dòng tiền trong tương lai cũng khó để xác định được giá trị mà phương pháp tính NPV phải đòi hỏi tính chính xác cao về các chi phí liên quan nên điều này phù hợp với những dự án được thực hiện trong thời gian dài.

Npv của dự án là gì
NPV được xem là phương pháp tốt nhất để xem xét và đánh giá được khả năng sinh lời của dự án

Phương pháp phân tích độ nhạy của NPV

Nếu như bạn phân tích NPV, bạn sẽ xác định được những yếu tố cần thiết và quan trọng để có thể tập trung và phán đoán được tình trạng kinh doanh cũng như những điều quan trọng nhất. Bạn nên thực hiện phương pháp tính NPV dựa trên những giải đề then chốt trong quá trình phân tích. Các giả định sẽ cần phải lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Sản lượng: Cần phải đưa ra giả định về sản lượng và công nghệ mới. Từ đó có thể giúp bạn xác định được doanh số bán hàng. Doanh số bán hàng tối thiểu là bao nhiêu để có thể hoạt động đầu tư kinh doanh bắt đầu đem đến các hiệu quả.
  • Yếu tố tiết kiệm chi phí: Bạn cần phải đưa ra giả định rằng nếu chi phí giảm nhưng lại không nhận ra được điều này, khoản chi phí tiết kiệm hàng năm thấp hơn bao nhiêu thì giá trị NPV sẽ nhỏ hơn 0?
  • Yếu tố về thời hạn: Việc bạn phân tích giá trị của NPV cũng chỉ nên dành cho một khoảng thời gian nhất định mà thôi. Tránh chọn khoảng thời gian quá dài. Bởi lẽ sự phát triển như vũ bão của thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì sản phẩm của bạn không biết được thời điểm nào sẽ trở nên lỗi thời.
  • Giá trị sau cùng: Bạn cần phải chú ý đến cuối khoảng thời hạn thì giá trị công nghệ còn lại sẽ là bao nhiêu? Bạn sẽ bán các đồ dùng, công nghệ, thiết bị máy móc đó với giá bao nhiêu và thu lại được bao nhiêu % số vốn đã đầu tư? Liệu tính ra thì có bị lỗ không?
  • Tỷ lệ chiết khấu: Để đánh giá được tỷ lệ chiết khấu trong phân tích hiệu quả bạn cần phải đảm bảo tỷ lệ đó phản ánh đúng được chi phí sử dụng vốn trên thực tế của các dự án đã đầu tư.

Bạn cần chú ý đến các yếu tố đó để có thể đảm bảo được rằng việc phân tích và đánh giá giá trị NPV sẽ hiệu quả. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn có thể hiểu được giá trị của NPV sẽ như thế nào. Vậy NPV có nhược điểm gì không?

Những nhược điểm của NPV

Npv của dự án là gì

Ngoài tầm quan trọng của NPV thì bên cạnh đó giá trị này cũng có 1 số những nhược điểm cần phải lưu ý tới. Cụ thể:

Khó để giải thích với người khác về NPV

Nếu như bạn là kế toán hoặc chuyên viên tài chính của 1 doanh nghiệp nào đó và được giao nhiệm vụ để xem xét vào khoản đầu tư, sau khi bạn đã tính toán được giá trị của NPV, bạn sẽ làm thế nào để trình bày về giá trị này để thuyết phục các nhà đầu tư hay nhà lãnh đạo chấp thuận?

Có vẻ như giá trị ban đầu khá dễ hiểu và thời gian hoàn vốn cũng ổn, không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, giá trị hiện tại thuần lại là con số được tính dựa theo giá trị chiết khấu của một dòng tiền trong tương lai. Và điều này có vẻ như hơi khó hiểu đối với những người không có chuyên môn thuộc tài chính cho lắm.

Ngoài ra thì các lãnh đạo không phải người nào cũng hiểu được về NPV. Lời khuyên cho bạn khi giải thích về giá trị này, hãy kiên nhẫn vì những giá trị NPV nếu lớn hơn 0 sẽ đem lại lợi nhuận cho các cổ đông.

Npv của dự án là gì
Khó để giải thích với người khác về NPV

Phép tính của NPV chỉ dựa trên ước tính

Một nhược điểm của NPV cũng cần chú ý chính là phép tính chỉ dựa trên ước tính mà thôi, và các con số cũng phải giả định. Vì thế đôi khi nó lại không mang tính thuyết phục với các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư.

🆘 Xem thêm: Hợp đồng lao động: Những điều bạn cần nắm rõ

Lời kết

Bạn đã hiểu NPV là gì rồi chứ? Vì thế nếu như bạn đang muốn hiểu hơn về NPV hoặc có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ thêm với Tax Plus để được giải đáp theo thông tin sau đây:

  • Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp. HCM
  • SĐT: 0853 9999 77
  • Email:
  • Website: https://taxplus.vn/