Phá thai bệnh lý là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Hậu quả của việc phá thai có khả năng gây ra nhiều biến chứng. Do đó, phụ nữ, đặc biệt là các bé gái trong độ tuổi vị thành niên nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

Phá thai là biện pháp sử dụng thủ thuật hoặc thuốc với mục đích chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm của chu kỳ mang thai. Phá thai không phải là biện pháp tránh thai mà là chấm dứt thai kỳ với lý do bắt buộc hoặc do hoàn cảnh sống.

Đa số nguyên nhân dẫn đến việc phá thai là do người phụ nữ chưa có kế hoạch mang thai trong một số hoàn cảnh:

  • Đang trong độ tuổi đi học
  • Chưa có kế hoạch sinh con
  • Vỡ kế hoạch công việc như đi công tác, du học
  • Bị hiếp dâm

Nguyên nhân còn lại là do bất đắc dĩ, bắt buộc người phụ nữ phải phá thai, bao gồm:

  • Thai phụ mắc bệnh tật mà nếu mang thai có thể gây nguy hiểm tính mạng như các bệnh lý mãn tính về tim mạch, thận, v.v
  • Thai nhi sau khi được khám thai và được bác sĩ chẩn đoán mắc các dị tật bẩm sinh, v.v

Tất cả các nguyên nhân phá thai trên đều xuất phát từ việc không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả các biện pháp tránh thai an toàn như:

  • Không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khi quan hệ tình dục
  • Dùng bao cao su không đúng cách
  • Vòng tránh thai quá thời hạn
  • Vòng tránh thai, que cấy tránh thai quá thời hạn, không còn đạt hiệu quả tránh thai

Chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm bằng cách phá thai

Nạo phá thai là biện pháp tác động trực tiếp vào buồng tử cung. Do đó, tùy vào mức độ thành công của thủ thuật (trình độ bác sĩ, dụng cụ vô khuẩn, v.v) mà quyết định đến mức độ an toàn của người phụ nữ. Theo thời gian xảy ra biến chứng, ta chia 2 loại:

2.1 Hậu quả của việc nạo phá thai sớm

Hậu quả của việc nạo phá thai ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc sau thời gian tiến hành thủ thuật không lâu, bao gồm:

  • Chảy máu: Chảy máu âm đạo hoặc ứ máu tử cung gặp trong các trường hợp thai to, tử cung nhão do sanh đẻ nhiều lần, sót nhau thai, thủng tử cung, tử cung co hồi kém, rách cổ tử cung, mắc bệnh về máu, v.v
  • Nhiễm trùng: Người bị nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật có biểu hiện sốt cao, đau bụng dưới, huyết trắng có mùi hôi, có mủ, đau khi giao hợp. Nguyên nhân của nhiễm trùng là do người bệnh không tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ hoặc không vệ sinh đúng cách bộ phận sinh dục. Một nguyên nhân khác là do bác sĩ phẫu thuật sót nhau, dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc tiến hành các thủ thuật không đảm bảo vô trùng.

2.2 Hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn

Một số hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn có thể là do hậu quả của việc khắc phục các hậu quả sớm không hiệu quả hoặc do thủ thuật nạo phá thai thô bạo, bao gồm:

  • Vô kinh: Gây ra do viêm dính buồng tử cung, thường gặp ở những người có tiền sử nạo phá thai nhiều lần
  • Vô sinh: Do viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng
  • Sảy thai liên tục: Do tổn thương cổ tử cung, eo tử cung trong các lần thực hiện thủ thuật nạo phá thai trước đó. Hậu quả là gây ra hở eo tử cung, suy yếu cổ tử cung gây sảy thai.
  • Thai ngoài tử cung: Do thành tử cung bị suy yếu, tắc vòi trứng do viêm nhiễm, dẫn đến thai không thể về làm tổ ở tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác mà chủ yếu là vòi trứng.
  • Nhau tiền đạo: Là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không làm tổ tại vị trí thuận lợi ở tử cung. Hiện tượng này xảy ra là do tổn thương tử cung gây hình thành sẹo, làm trứng không làm tổ được tại vị trí đúng, thay vào đó phải làm tổ ở các vị trí bất thường xung quanh tử cung.

Để ngăn ngừa các hậu quả của việc nạo phá thai, người phụ nữ cần đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, cụ thể như sau:

  • Cần được nghỉ ngơi 1 - 6 giờ sau khi tiến hành thủ thuật
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước rửa phụ khoa, thay băng vệ sinh 4 lần /ngày hoặc lúc bẩn.
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi tiến hành thủ thuật
  • Nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý
  • Khám lại sau 5 tuần kể từ thời điểm nạo phá thai

Vô sinh là một trong những hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn

Các biện pháp tránh thai có thể sử dụng sau phá thai bao gồm:

  • Sử dụng thuốc uống tránh thai
  • Thuốc tiêm tránh thai (DMPA, NET-EN, Cyclofem và Mesigyna)
  • Thuốc cấy tránh thai (Norplant, Implanon)
  • Dụng cụ tử cung: Có thể đặt ngay sau khi sàng lọc nguy cơ hoặc biểu hiện của viêm nhiễm, chưa kiểm soát được băng huyết và thiếu máu cấp tính.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:

Theo Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì chỉ có trường hợp phá thai bệnh lý mới được hưởng chế độ thai sản. Và thời gian nghỉ việc tối đa có hưởng chế độ thai sản do Bảo hiểm xã hội chi trả như sau:

- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Lưu ý, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nêu trên là tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Hữu Phạm

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về chế độ thai sản cho lao động nữ phải phá thai bệnh lý. Cho mình hỏi chút về bảo hiểm xã hội ạ. Mình đi hút thai, phải nhập viện, bác sĩ ghi là thai nằm cạnh vết mổ. Như vậy mình có được hưởng BHXH không ạ? Mình được hưởng như thế nào ạ? Nếu được hưởng thì hồ sơ mình cần những giấy tờ gì ạ? 

Tư vấn chế độ thai sản:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về chế độ thai sản cho lao động nữ phải phá thai bệnh lý; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.”

Vậy trong trường hợp của bạn là phá thai bệnh lý do bác sỹ yêu cầu. Do đó, sẽ được hưởng chế độ thai sản theo từng trường hợp như trên. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của bạn được tính từ ngày bạn hút thai.

Về mức hưởng

Quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức hưởng chế độ thai sản được tính bằng: Lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ việc : 30 x số ngày bạn nghỉ. 

Khoản 2 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

“1. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.”

Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, khi bạn là lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội; thì khi phá thai bệnh lý theo yêu cầu của bác sỹ; bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản, số ngày nghỉ tùy theo từng hợp nêu trên. Hồ sơ bao gồm: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện. Mức hưởng được tính bằng: Lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ việc : 30 x số ngày nghỉ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Đi phá thai có được bảo hiểm y tế thanh toán chi phí không?

Tự ý nghỉ việc khi phá thai thì có được hưởng BHXH không?

Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp.

Video liên quan

Chủ đề