Phần mềm máy tính được phân thành mấy loại chính

Phần mềm máy tính được phân thành mấy loại chính

Đa số tất cả các máy tính hiện nay trên thế giới đều hoạt động nhờ vào phần mềm máy tính. Vậy thì thế nào là phần mềm máy tính, có mấy loại phần mềm máy tính được sử dụng hiện nay, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây cùng Canhrau.com nhé.

Phần mềm máy tính là gì?

Phần mềm máy tính được phân thành mấy loại chính

Bề ngoài một chiếc máy tính bạn sẽ thấy máy gồm 2 phần cơ bản, đó là: Phần cứng và phần mềm. Phần cứng là một số cái mà ta có thể nhìn thấy và sờ vào được cũng như cầm được. Còn phần mềm là những gì mà ta có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy và nó được cài đặt mặc định từ máy hoặc do người dùng tự cài đặt vào máy để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dùng.

Phần mềm máy tính có tên tiếng Anh là Computer Software. Nó sẽ là tổ hợp tập hợp các chương trình cho phép phần cứng thực hiện các tác vụ nhất định. Các chương trình của máy tính thường được tạo ra bởi những người lập trình viên.

Có mấy loại phần mềm máy tính?

Phần mềm máy tính cơ bản hiện nay có ba loại: phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm lập trình.

Phần mềm hệ thống

Phần mềm hệ thống là phần mềm chính được dùng để chạy máy tính và đây cũng được xem là phần cốt lõi của một chiếc máy tính. Mỗi khi bạn bật máy tính thì nó sẽ khởi động phần cứng trên thiết bị và điều khiển sự hoạt động của chúng. Nếu không có phần mềm hệ thống thì bạn sẽ không thể cài được các phần mềm ứng dụng khác của máy tính, nếu vậy thì máy tính của bạn cũng sẽ thật vô dụng. Một số phần mềm hệ thống có thể kể đến như sau:

Hệ điều hành

Phần mềm máy tính được phân thành mấy loại chính

Hệ điều hành là một phần mềm hệ thống hoạt động như một giao diện bình thường cho phép người dùng giao tiếp với máy tính bằng các chỉ thị hay các lệnh đã được lập trình trước đó bằng ngôn ngữ lệnh. Hệ điều hành sẽ đảm nhận chức năng quản lý và điều phối tất cả các hoạt động của phần cứng và phần mềm máy tính.Một số hệ điều hành phổ biến hiện nay như: Microsoft Windows, và Apple Mac OS X, trong hệ điều hành cũng sẽ cấu tạo bởi những thành phần như: Bộ tái khởi động, vỏ, hệ thống, bộ phận giám sát.

BIOS

BIOS là một trong các loại phần mềm hệ thống còn được gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản, đây sẽ là phần mềm được hoạt động đầu tiên ngay khi máy tính. Vai trò là tải driver vào ổ cứng lưu trữ trong Bộ nhớ (ROM) nằm trên bo mạch chủ hoặc trong bộ nhớ flash. Khi bật máy tính, BIOS sẽ khởi động và tải các trình điều khiển của đĩa cứng vào bộ nhớ cũng như hỗ trợ hệ điều hành tự tải vào bộ nhớ.

Trình điều khiển thiết bị driver

Phần mềm máy tính được phân thành mấy loại chính

Trình điều khiển thiết bị driver là sẽ là phần mềm giao tiếp giữa CPU với các thiết bị bên ngoài như máy in, thẻ nhớ…Nó sẽ cung cấp một giao diện để cho phép máy tính điều khiển phần cứng. Mục đích của trình điều khiển này là khiến phần cứng hoạt động trơn tru và đồng thời cho phép máy tính được kết nối với các hệ điều hành khác nhau.

Phần mềm ứng dụng

Bên cạnh phần mềm hệ thống thì phần mềm máy tính còn có phần mềm ứng dụng. Cụ thể phần mềm ứng dụng là một tập hợp các chương trình được xây dựng để thực hiện một chức năng cụ thể nào đó nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dùng hay cho một ứng dụng. Phần mềm ứng dụng sẽ không kiểm soát hoạt động của máy tính do vậy, máy tính vẫn hoạt động bình thường khi không có phần mềm ứng dụng.

Đối với phần mềm ứng dụng thì người dùng có thể dễ dàng việc cài đặt hoặc gỡ bỏ nó. Giao diện của phần mềm ứng dụng được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, nhằm mang đến sự tiện ích cho người sử dụng.Một số ví dụ về phần mềm ứng dụng mà bạn có thể biết đến như: Phần mềm xử lý văn bản, phần mềm bảng tính, phần mềm doanh nghiệp, phần mềm đồ họa và một số công cụ phát triển phần mềm.

Phần mềm lập trình

Phần mềm lập trình là một một phần mềm tập hợp hoặc tập hợp các công cụ hỗ trợ dành cho các lập trình viên với vai trò lập trình và viết mã. Phần mềm lập trình sẽ hỗ trợ tạo, và sửa lỗi các phần mềm, ứng dụng hoặc chương trình khác. Người dùng sẽ không được sử dụng phần mềm lập trình này và phần mềm này chỉ dành cho lập trình viên với mục đích là dịch ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.

Như vậy, trên đây là những giải đáp cho câu hỏi phần mềm máy tính là gì và có mấy loại phần mềm máy tính một cách chi tiết và đầy đủ nhất được gửi đến các bạn. Hy vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc và đời sống.

Nguồn bài viết: https://canhrau.com

Mạng máy tính được phân ra làm mấy loại?

A.Mạng có dây và mạng không dây, mạng cục bộ và mạng diện rộng

B.Mạng có dây và mạng không dây

C.Mạng kiểu hình sao và mạng kiểu đường thẳng

D.Mạng LAN và mạng WAN

Đáp án đúng A

Mạng máy tính được phân ra làm mạng có dây và mạng không dây, mạng cục bộ và mạng diện rộng, mạng máy tính được phân loại theo các tiêu chí môi trường truyền dẫn mạng có dây, mạng không dây, phạm vi địa lí.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A

– Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng…

Phân loại mạng máy tính

Mạng máy tính được phân loại theo các tiêu chí sau:

– Môi trường truyền dẫn: Mạng có dây; mạng không dây; phạm vi địa lí

+ Mạng cục bộ (LAN)

+ Mạng diện rộng (WAN)

Mạng có dây và mạng không dây

– Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (cáp xoắn, cáp quang)

– Mạng không dây sử dụng môi trường truyền dẫn không dây (sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại)

Mạng cục bộ và mạng diện rộng

– Mạng cục bộ (Lan – Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như một văn phòng, một tòa nhà

– Mạng diện rộng (Wan – Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như khu vực nhiều tòa nhà, phạm vi một tỉnh, một quốc gia hoặc toàn cầu

– Vai trò của máy tính trong mạng

+ Máy chủ (Server): Là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lí và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung

+ Máy trạm (Client, Workstation): Là máy sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp

– Lợi ích của mạng máy tính

+ Dùng chung dữ liệu: Có thể sao chép dữ liệu từ máy này sang máy khác hoặc lưu dữ liệu tập trung ở máy chủ, từ đó người dùng trên mạng có thể truy cập đến khi cần thiết

+ Dùng chung các thiết bị phần cứng như máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa,…

+ Dùng chung các phần mềm: Ta có thể cài đặt phần mềm lên máy tính để người dùng trên mạng dùng chung nó sẽ giúp tiết kiệm đáng kể.

Phần mềm hay còn có tên gọi khác là phần mềm máy tính, nó là một tập hợp dữ liệu hoặc các câu lệnh hướng dẫn cho máy tính biết cách làm việc. Nó cũng là một thuật ngữ mà chúng ta có thể bắt gặp hoặc nghe nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên để hiểu sâu và chình xác phần mềm là gì thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Vì thế trong bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết cũng như phân loại phầm mềm hiện nay nhé.

I. Phần mềm là gì? 

Phần mềm (Software) là viết tắt của phần mềm máy (Computer Software). Đây là một tập hợp những chỉ thị (Instruction) hoặc câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình. Các chỉ thị hoặc câu lệnh này được xếp theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Tất cả các chương trình chạy máy tính đều gọi là phần mềm.

Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng hoặc cung cấp các dữ liệu để phục vụ chương trình hay phần mềm khác.

Phần mềm máy tính được phân thành mấy loại chính

II. Các loại phần mềm máy tính cơ bản

Hiện nay có rất nhiều loại phần mềm, chủ yếu là dành cho các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bản. Chúng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của đời sống, ví dụ: Phần mềm kế toán, phần mềm vẽ kỹ thuật, phần mềm quản lý công việc, phần mềm quản lý hàng hóa,….Dưới đây mình sẽ phân loại theo các tiêu chí khác nhau để bạn dễ hình dung.

Phần mềm trên máy tính có thể phân chia thành 3 loại: phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm lập trình.

1. Phần mềm hệ thống

Đây là phần mềm chính chạy trên máy tính. Phần mềm này sẽ chịu trách nhiệm kích hoạt phần cứng và điều khiển, điều phối hoạt động khi bạn mở máy tính. Tất cả các chương trình ứng dụng cũng được điều khiển bởi phần mềm hệ thống. Một số phần mềm hệ thống rất quen thộc đối với chúng ta đó là:

Hệ điều hành

Hệ điều hành là phần mềm hệ thống hoạt động như một giao diện cho phép người dùng giao tiếp với máy tính. Hệ điều hành đảm nhiệm chức năng quản lý và điều phối hoạt động của phần cứng và phần mềm của máy tính. Hiện nay, hệ điều hành Microsoft Windows, và Apple Mac OS X là phổ biến nhất.

Phần mềm máy tính được phân thành mấy loại chính

BIOS

BIOS là một loại phần mềm hệ thống, được lưu trữ trong Bộ nhớ Chỉ Đọc (ROM) nằm trên bo mạch chủ hoặc trong bộ nhớ flash. Khi bật máy tính, BIOS là phần mềm đầu tiên được kích hoạt, nó tải các trình điều khiển của đĩa cứng vào bộ nhớ cũng như hỗ trợ hệ điều hành tự tải vào bộ nhớ.

Chương trình khởi động

Khi bật máy tính, các lệnh trong ROM sẽ tự động được thực thi để tải chương trình khởi động vào bộ nhớ và thực hiện các lệnh của nó. Trong chương trình BIOS có một tập hợp các lệnh cơ bản cho phép máy tính thực hiện các lệnh nhập / xuất cơ bản để khởi động máy tính.

Bộ hợp dịch

Bộ hợp dịch khi nhận các lệnh cơ bản của máy tính sẽ tiến hành chuyển chúng thành một mẫu bit. Lúc đó, bộ xử lý sẽ sử dụng các bit này để thực hiện các hoạt động cơ bản.

Trình điều khiển thiết bị driver

Trình điều khiển thiết bị driver là phần mềm. Từ phần mềm này, hạt nhân của máy tính (CPU) sẽ giao tiếp với các phần cứng khác nhau mà không cần phải đi sâu tìm hiểu chi tiết về cách phần cứng hoạt động. Nó cung cấp một giao diện cho phép máy tính sử dụng phần cứng. Mục đích của trình điều khiển là cho phép phần cứng hoạt động trơn tru và cho phép nó được sử dụng với các hệ điều hành khác nhau.

2. Phần mềm ứng dụng

Phần mềm ứng dụng là một tập hợp các chương trình được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Phần mềm ứng dụng không kiểm soát hoạt động của máy tính nên máy tính vẫn chạy bình thường khi không có phần mềm ứng dụng. Với phần mềm ứng dụng, người dùng có thể dễ dàng cài đặt hoặc gỡ bỏ. Phần mềm ứng dụng thường được thiết kế giao diện đơn giản, dễ sử dụng, mang đến những tiện ích tối ưu nhất cho người sử dụng.

Một số phần mềm ứng dụng rất quen thuộc là:

  • Phần mềm xử lý văn bản (MS Word, WordPad, Notepad): Người dùng sử dụng phần mềm này để tạo, chỉnh sửa, định dạng và thao tác văn bản, hình ảnh…
  • Phần mềm bảng tính (Microsoft Excel): Nó cho phép người dùng thực hiện các phép tính, lưu trữ dữ liệu, tạo biểu đồ…
  • Phần mềm đa phương tiện (VLC player, Window Media Player): Người dùng sử dụng phần mềm đa phương tiện để chỉnh sửa video, âm thanh và văn bản. Bạn có thể kết hợp các thông tin này với nhau để cho ra một sản phẩm phục vụ công việc hay học tập.
  • Phần mềm doanh nghiệp (SCM, BI, CRM, ERP): Phần mềm doanh nghiệp được phát triển phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.
Phần mềm máy tính được phân thành mấy loại chính

3. Phần mềm lập trình

Phần mềm lập trình là một tập hợp hoặc tập hợp các công cụ giúp các nhà phát triển viết phần mềm hoặc chương trình khác. Phần mềm lập trình hỗ trợ tạo, gỡ lỗi và bảo trì phần mềm, ứng dụng hoặc chương trình. Hiểu một cách đơn giản, phần mềm này hỗ trợ dịch ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy. Người dùng không sử dụng phần mềm lập trình này.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp cho các bạn biết được phần mềm là gì? Nếu cần tư vấn, giải đáp hoặc chia sẻ thông tin, các bạn có thể comment ngay bên dưới, tư vấn viên của Chanhtuoi sẽ giải đáp cho các bạn một các nhanh nhất.