Phần tích cách thức ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn ở cấp THCS

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 học liệu số hỗ trợ việc giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS

Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 học liệu số hỗ trợ việc giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS. Đây là câu hỏi giáo viên phải hoàn thành khi học tập và tập huấn Mô đun 9: “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trung học cơ sở. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi trong tập huấn module 9 THCS một cách tốt nhất nhé. Đáp án module 9 Ngữ Văn THCS * Tình huống Thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện bằng MS PowerPoint có chèn hình ảnh triển khai hoạt động học theo YCCĐ “Nhận biết được một số yếu tố của văn bản thông tin” (Chương trình Ngữ văn 2018). Ở hoạt động học này, bài trình chiếu đa phương tiện được thiết kế để hướng dẫn HS tìm hiểu ở phần Khởi động và Luyện tập qua một ngữ liệu cụ thể là hình ảnh về Trái Đất * Gợi ý giải quyết tình huống – Bước 1: GV phân tích YCCĐ, xác định học liệu số để thiết kế bài PPT là: hình ảnh, phiếu học tập liên quan đến Trái Đất – Bước 2: Thực hiện các thao tác thiết kế bài PPT (xem trong nội dung 2), trong đó bao gồm các slide: chèn hình ảnh liên quan đến Trái đất, nội dung nhiệm vụ học tập sẽ chuyển giao cho HS (tìm hiểu cốt truyện) và các bước của việc tổ chức hoạt động học. – Bước 3: Điều chỉnh các chi tiết trong từng slide, đảm bảo hài hòa, cân đối giữa kênh hình và kênh chữ. Chèn các hiệu ứng về hình ảnh, âm thanh (nếu có). – Bước 4: Xem trước bài giảng, điều chỉnh và bổ sung (nếu có). – Bước 5: Lưu file hoặc xuất file dạng video. * Hướng dẫn thực hiện Bài 9. TRÁI ĐẤT – NGÔI NHÀ CHUNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Đặc điểm văn bản thông tin 2. Năng lực a. Năng lực chung: – Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… b. Năng lực riêng biệt: – Nhận biết được đặc điểm, chức năng của văn bản và đoạn văn; nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả, tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn. – Nhận biết được các chi tiết trong văn bản thông tin; chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; hiểu được tác dụng của nhan đề, sa-pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng và vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, số liệu,… – Nhận biết được từ mượn và hiện tượng vay mượn từ để sử dụng cho phù hợp. – Chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ vả hành động của bản thân; – Biết thảo luận về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất. – Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách; tóm tắt được bằng sơ đồ nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc. 3. Phẩm chất: Yêu quý, trân trọng thiên nhiên, tạo vật và sự sống của muôn loài II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – KHBD, SGK, SGV, SBT – PHT số 1,2 – Tranh ảnh – Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU – KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới b) Nội dung:Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Bức ảnh bí mật” c) Sản phẩm:Câu trả lời và thái độ khi tham gia trò chơi

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Gv tổ chức trò chơi Bức ảnh bí mật. Có một bức ảnh là chủ đề của bài học, để mở được bức ảnh phải lật mở được các mảnh ghép bằng cách trả lời 4 câu hỏi. Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu sai: “…là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể xung quanh” Câu 2: “Tết thầy” vào ngày mùng mấy Tết? Câu 3: Trái banh/ bóng có hình gì? Câu 4: Màu sắc tượng trưng cho hòa bình? +Bức ảnh bí mật gợi cho em thông điệp gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, lắng nghe – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs trả tham gia trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài

– Gợi ý + Hệ Mặt Trời + Số 3 + Hình cầu

+ Màu xanh

=> Bức ảnh bí mật: Trái Đất

V. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. 2. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi …để hướng dẫn học sinh luyện tập 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Câu 1: Tên chủ điểm 9? Câu 2: Thể loại chính trong chủ điểm 10? Câu 3: Điền từ còn thiếu vào nhận định sau:“…là một chuỗi giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết và dạng nói” Câu 4: Đoạn văn ngắn ngay dưới nhan đề được gọi là gì? Câu 5: Điền từ còn thiếu vào nhận định sau: “…bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm câu” Câu 6: Sơ đồ, kí hiệu, tranh ảnh, bảng biểu được gọi chung là gì? Câu 7: Bên cạnh việc triển khai theo trật tự thời gian, văn bản thông tin còn được triển khai theo trật tự… – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ – Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV tổ chức hoạt động – HS trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, bổ sung

– Hs trả lời được câu hỏi + Trái Đất- ngôi nhà chung + Văn bản thông tin + Văn bản + Sa-pô + Phương tiện phi ngôn ngữ

+ Nhân quả

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

#Thực #hành #theo #hướng #dẫn #để #tạo #học #liệu #số #hỗ #trợ #việc #giảng #dạy #môn #Ngữ #văn #cấp #THCS

Nằm trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2012-2013 do Bộ GD&ĐT phát động, cuối tháng 8-2012, Dự án Phát triển giáo dục THCS II (Bộ GD&ĐT) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) và Cục Di sản văn hóa (thuộc Bộ VH-TT&DL) cho ra đời Phần mềm di tích quốc gia (gọi tắt là phần mềm). Với phần mềm này, người dùng chỉ cần click chuột máy tính sẽ biết thông tin chi tiết của gần 1.500 khu di tích cấp quốc gia trên 63 tỉnh/thành phố của cả nước.

Hữu ích trong dạy và học…

Theo TS Trần Đình Châu, Giám đốc dự án, phần mềm được thiết kế có nội dung bám sát chương trình chuẩn các môn học Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý… của Bộ GD&ĐT. Ở mỗi bài học, giáo viên, học sinh có thể click chuột để tìm các thông tin liên quan, dẫn chứng hình ảnh của các khu di tích.


Phần tích cách thức ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn ở cấp THCS
Giao diện phần mềm di tích quốc gia


HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC


Cụ thể, chương trình SGK lớp 6, khi học tập, giảng dạy các truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng… giáo viên, học sinh có thể tham khảo thông tin về thời đại Hùng Vương qua một số di tích của tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc như đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đền Cổ Tích, di chỉ Làng Cả, đền Đuông…

Tương tự, trong chương trình Lịch sử lớp 9, khi học về Cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám năm 1945, học sinh có thể tìm trong phần mềm tất cả cứ điểm quan trọng, những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu để có thêm thông tin sinh động thông qua các di tích như Khu di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ…

Phần tích cách thức ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn ở cấp THCS

Tâm sự xúc động của thầy giáo gần 20 năm gắn bó với nghề

Phần tích cách thức ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn ở cấp THCS

Nữ sinh dân tộc Thái được tài trợ 4 năm học để trở thành cô giáo

Trong chương trình Địa lý THCS, phần mềm làm sáng tỏ qua từng bài học của SGK lớp 6, 8, 9 (riêng lớp 7 là địa lý các nước trên thế giới nên chưa cập nhật). Cụ thể, khi học bài 38 trong SGK Địa lý lớp 9 về Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ môi trường biển-đảo, học sinh có thể gõ nguyên văn tên bài học vào phần tìm kiếm trong phần mềm là sẽ có những thông tin, số liệu rõ ràng. Đối với địa lý các tỉnh, học sinh dễ dàng tìm thấy vì phần mềm có tích hợp danh sách các tỉnh và những khu di tích trong tỉnh…

Cùng với đó, phần mềm cũng thiết kế hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như nghiên cứu các di sản thế giới tại Việt Nam, tìm hiểu các chuyên đề văn hóa-lịch sử, game trắc nghiệm học tập “ông là ai”, “bà là ai”, “ở đâu” (hỏi về các danh nhân, lãnh tụ, anh hùng của dân tộc…).

Có thể áp dụng rộng rãi trong cuộc sống

Nhận xét về tính hữu ích, một giám đốc công ty du lịch tại quận 1 cho rằng phần mềm này có thể hỗ trợ tốt cho cả những hướng dẫn viên mới vào nghề, du khách… chứ không chỉ cho học sinh THCS. “Một điều thú vị là thông tin liên quan đến mỗi di tích đều có hình ảnh kèm theo làm người xem rất dễ cảm nhận. Số lượng câu chữ không nhiều nhưng viết rất cụ thể, dễ hiểu. Phần mềm này có cả ngôn ngữ tiếng Anh nên tôi cho rằng nếu ứng dụng rộng rãi thì đây cũng có thể coi là cách quảng bá hình ảnh quốc gia tới du khách nước ngoài hiệu quả.

Hiện nay nhiều du khách, nhất là du khách nước ngoài chọn gói “du lịch đi bộ” (du lịch tự túc, tự tìm hiểu, không thông qua tour cố định - PV) mà họ chỉ biết thông tin qua một số quyển cẩm nang du lịch với thông tin chưa được cập nhật nên chưa biết nhiều địa điểm văn hóa, lịch sử ý nghĩa tại các tỉnh mà đi. Vì thế nếu ban hành rộng rãi phần mềm này, tôi nghĩ chắc chắn du khách nước ngoài sẽ rất chuộng” - vị giám đốc này nhận định.

Chung quan điểm, một thạc sĩ văn hóa học đang giảng dạy tại một trường đại học chia sẻ: “Đây là một phần mềm rất thiết thực. Nó có thể trở thành “phần mềm gối đầu giường” cho những sinh viên theo học ngành xã hội. Những kiến thức trong phần mềm này dù là cơ bản nhưng không ít học sinh, sinh viên, ngay cả người đi làm cũng chưa có cơ hội tìm hiểu. Tôi hy vọng nó sớm được áp dụng rộng rãi để phục vụ cho công tác giáo dục, trau dồi thêm kiến thức văn hóa-lịch sử cho giới trẻ”.

Tài liệu hướng dẫn và phần mềm quản lý di tích quốc gia đã được Ban Chỉ đạo Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ GD&ĐT phổ biến cho tất cả địa phương tại Hội nghị tổng kết năm học và triển khai năm học mới ngày 5-8 tại Cần Thơ. Trong thời gian này, vì đang triển khai thí điểm nên sẽ xem xét tính thực tiễn của phần mềm, nếu được sẽ áp dụng trong thời gian gần nhất và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện phần mềm.

TS TRẦN ĐÌNH CHÂU,Giám đốc Dự án Phát triển giáo dục THCS II

Phần mềm tích hợp gần 1.500 di tích quốc gia trên cả nước. Mỗi di tích đều được giới thiệu cụ thể bằng cả ngôn ngữ và hình ảnh, thông tin cụ thể về năm xếp hạng, nét nổi bật, những sự kiện nổi bật xung quanh di tích. Ngoài ra, phần mềm cũng cung cấp thêm những thông tin liên quan đến hiện trạng công tác chăm sóc những di tích này. 

Theo PL.TP HCM