Pháp lệnh công an xã 2023

Công an xã chính quy là nòng cốt

Nghị định số 42/2021/NĐ-CP quy định về việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy được Chính phủ ban hành ngày 31/3/2021.

Theo đó, công an xã chính quy là công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn.

Khoản 3 Điều 6 Nghị định 42 khẳng định:

Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước 30/6/2021. Ở các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành tổ chức Công an xã chính quy trước 30/6/2022.

Ngoài ra, tại Điều 4 Nghị định này quy định, nguyên tắc xây dựng Công an xã chính quy đảm bảo không tăng biên chế của Bộ Công an đến năm 2021, có lộ trình và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Pháp lệnh công an xã 2023

Công an xã chính quy là công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn. Ảnh minh họa

Đồng thời, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy.

Việc tổ chức Công an xã chính quy phải bảo đảm ở mỗi xã, thị trấn có các chức danh: Trưởng Công an, Phó trưởng Công an, Công an viên.

Công an xã bán chuyên trách sẽ thế nào?

Theo Nghị định 42, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập phương án bố trí sắp xếp công tác hợp lý cho Công an xã bán chuyên trách để bổ nhiệm, điều động Công an chính quy thay thế.

Đồng thời, giải quyết chế độ, chính sách thôi việc với Công an xã bán chuyên trách khi bố trí Công an chính quy thay thế.

Đặc biệt, Điều 12 Nghị định 42 nêu rõ về việc tiếp tục sử dụng lực lượng Công an xã bán chuyên trách như sau:

Với xã, thị trấn đã tổ chức Công an chính quy, UBND các cấp đồng ý tiếp tục sử dụng Công an xã bán chuyên trách bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản khác.

Số lượng, mức phụ cấp với các đối tượng này do UBND trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định từ ngân sách Nhà nước.

Với Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ mà không bố trí sắp xếp được công tác khác hoặc không tiếp tục tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì quyết định chi hỗ trợ thôi việc.

Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ phải chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về Công an xã bán chuyên trách khi tổ chức Công an xã chính quy.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 16/5/2021.

Với 92,77% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Nghị quyết gồm 4 Điều với các nội dung chủ yếu về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và việc tổ chức thực hiện. 

Pháp lệnh công an xã 2023
Các đại biểu Quốc hội tham dự, thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV

Theo đó, Nghị quyết quy định: Về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022: Đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022); Điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023); Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Ngoài ra, còn bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) các dự án: Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023: Tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), trình Quốc hội thông qua 6 luật, 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Bên cạnh đó, trình Quốc hội cho ý kiến về 6 dự án luật: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Cũng trong chiều 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Trước đó, sáng ngày 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

                                                                                                          P.V