Phong trào 3 sẵn sàng được phát động ở Đại hội Đoàn lần thứ máy

Tinh thần phong trào "3 sẵn sàng, 5 xung phong" hun đúc thế hệ thanh niên Việt Nam anh hùng

VTV.vn - "3 sẵn sàng" - "5 xung phong" là những phong trào thanh niên đã hun đúc nên một thế hệ tuổi trẻ tiên phong, xung kích đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần.

Trên chặng đường 90 năm qua của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ Việt Nam thực sự là lực lượng xung kích trong sự nghiệp cách mạng. Chặng đường đó đã ghi dấu những phong trào thanh niên góp sức vào chiến thắng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Thanh niên miền Bắc có phong trào "3 sẵn sàng", miền Nam có phong trào "5 xung phong". Đây là 2 phong trào lớn nhất của thanh niên Việt Nam thế kỷ XX và để lại dư âm cho đến tận ngày nay.

Phong trào 3 sẵn sàng được phát động ở Đại hội Đoàn lần thứ máy

Tháng 5/1964, phong trào thanh niên "Ba sẵn sàng” (Sẵn sàng chiến đấu; Sẵn sàng nhập ngũ; Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần), xuất phát từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã trở thành một cuộc vận động có sức lôi cuốn mạnh mẽ, rộng khắp của tuổi trẻ Thủ đô, sau đó trở thành phong trào sâu rộng của tuổi trẻ miền Bắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: TTXVN

Đại học Sư phạm là nơi khai sinh phong trào "Tam bất kỳ" - tiền thân của phong trào "3 sẵn sàng". Ngày 1/5/1965, hàng trăm sinh viên Đại học Sư phạm lặng lẽ trích máu viết huyết thư tha thiết xin được ra chiến trường.

Tháng 3/1965, khi Trung ương Đoàn phát động phong trào trên toàn quốc thì phong trào "3 sẵn sàng" như triều dâng thác đổ. Hơn 26.000 đoàn viên thanh niên thủ đô và hàng triệu thanh niên miền Bắc nhập ngũ. Sẵn sàng làm bất cứ việc gì Tổ quốc giao; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc yêu cầu; sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh!

Phong trào 3 sẵn sàng được phát động ở Đại hội Đoàn lần thứ máy

Phong trào Đồng Khởi đầu thập kỷ 60 với sự ra đời của "Đội quân tóc dài" tỉnh Bến Tre đã vận dụng nhuần nhuyễn phương châm 3 mũi giáp công để tấn công Mỹ - Ngụy, vang danh và nhân rộng khắp miền Nam, đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Từ phong trào "3 sẵn sàng" đã khơi dậy và cổ vũ lớp lớp thanh niên miền Bắc xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, gợi mở phong trào "Phụ nữ 3 đảm đang" và "5 xung phong" của tuổi trẻ miền Nam.

Ra đời giữa cuộc chiến chống Mỹ trong giai đoạn ác liệt nhất, "5 xung phong" đã tạo ra những thế hệ thanh niên lúc nào cũng hăng hái ra trận, sẵn sàng vào chiến trường chiến đấu mà không sợ hi sinh.

Những thanh niên tình nguyện ngày ấy vào chiến trường, trang bị và vũ khí nặng tới 34kg trên vai nhưng trong ba lô còn có cả: "Thép đã tôi thế đấy", "Ruồi trâu", "Truyện Kiều" và những bản quyết tâm thư viết bằng máu. Trên những đoàn xe ấy luôn có lá cờ Tổ quốc và lá cờ Đoàn.

Tinh thần "3 sẵn sàng", "5 xung phong" cũng nhắc nhở thế hệ thanh niên ngày nay không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh với bản lĩnh "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

thế hệ trẻ, thế hệ trẻ việt nam, sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc, phong trào 3 sẵn sàng, phong trào 5 xung phong

Nguyên là Bí thư Thành Đoàn Hà Nội thời kỳ “3 sẵn sàng”, bác Vũ Hữu Loan kể: “Trong bối cảnh đó, cứu nước là nguyện vọng thiết tha của tuổi trẻ. Thành Đoàn Hà Nội thấy nhất thiết phải có một phong trào đáp ứng nguyện vọng của tuổi trẻ. Đêm 7.8.1964, sau 2 ngày Mỹ bắn phá miền Bắc, Ban Thường vụ Thành Đoàn Hà Nội có cuộc họp đột xuất tại trụ sở 43 Lý Thái Tổ. Cuộc họp lịch sử đó với tinh thần sục sôi cách mạng, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã đi đến quyết định phát động phong trào “3 sẵn sàng” trong thanh niên Hà Nội: sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần đến”. Đêm 9.8, tại Hội trường Bộ Công nghiệp nặng, 500 đoàn viên tập trung tại hội trường và trên 1 vạn thanh niên tập trung ngoài đường phố giương cao khẩu hiệu “3 sẵn sàng”. “Thành Đoàn đọc lời kêu gọi được thanh niên đáp lại “sẵn sàng, sẵn sàng, sẵn sàng” cùng với tiếng kèn, tiếng trống vang động cả một góc trời Hà Nội” - bác Loan nhớ lại.

Đêm 9.8 đã đi vào lịch sử phong trào thanh niên Thủ đô. Ngay trong đêm, cả Hà Nội sôi động, nhiều cơ sở Đoàn họp khẩn cấp kêu gọi thanh niên viết đơn tình nguyện “3 sẵn sàng”. Chỉ trong 1 tuần, 200.000 thanh niên ghi tên tình nguyện, trong đó, có 80.000 thanh niên xung phong ra trận. Nhiều người chưa đến tuổi, đủ cân cũng tình nguyện chiến đấu. Nhiều khẩu hiệu xuất hiện trên đường phố: “Đâu có giặc là ta cứ đi”; “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Phong trào đã được nhiều địa phương trong cả nước hưởng ứng, thậm chí đã nhanh chóng vượt qua khỏi biên giới, nhiều thanh niên Việt Nam du học ở nước ngoài đã viết đơn xin về nước để chiến đấu nếu Tổ quốc cần. Tháng 3.1965, T.Ư Đoàn đã chính thức kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào “3 sẵn sàng” có bổ sung và nâng cao nội dung: vừa chiến đấu, sản xuất, học tập và xây dựng cuộc sống. Từ Hà Nội đã lan tỏa nhanh đến các tỉnh, thành phố, vùng Đông Bắc duyên hải, Tây Bắc, Việt Bắc và các tỉnh miền Trung. Trong hơn một tháng, cả nước đã có hơn 1 triệu đoàn viên và thanh niên biểu thị lòng quyết tâm đăng ký thực hiện “3 sẵn sàng”.

Tại ĐH Sư phạm Hà Nội – một trong những cái nôi đầu tiên của phong trào, khi cuộc kháng chiến cứu nước ngày càng ác liệt, khí thế thi đua yêu nước được dấy lên tại các chi đoàn, liên chi đoàn sôi nổi và mạnh mẽ. Hàng nghìn sinh viên đã có mặt trên khắp các tiền tuyến lớn miền Nam, chảo lửa khu Bốn, hải đảo, biên cương và mặt trận khoa học - kỹ thuật. Kể về một trong những tấm gương “3 sẵn sàng”, bác Trịnh Ngọc Trình, nguyên Bí thư trường ĐH Sư phạm Hà Nội (1962-1965) không giấu niềm tự hào khi nhắc đến Phó bí thư Đoàn trường Đặng Xuân Rương (em ruột của Tổng bí thư Trường Chinh) - người cùng một lúc nhận được 2 giấy gọi nhập ngũ và giấy gọi đi nghiên cứu sinh tại Liên Xô. “Đặng Xuân Rương dứt khoát chọn lên đường nhập ngũ, chỉ đi nghiên cứu sinh khi thống nhất đất nước. Cuối năm 1970, nghe tin anh Rương hy sinh khi đang chỉ huy tiến đánh Khe Sanh, tôi lặng người. Tôi nghĩ tới ngày cưới của Rương, dự định vào dịp Noel mà trào nước mắt...” - bác Trình xúc động kể.

Bác Đặng Quang Ngọc, nguyên Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ban Tuyên giáo T.Ư) là cán bộ Thành Đoàn duy nhất trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đợt đầu tiên để lên đường vào Nam chiến đấu, nhớ lại: “Rất nhiều người trong anh em chúng tôi ngày ấy vào chiến trường và trang bị vũ khí nặng tới 34 kg trên vai, nhưng trong ba lô còn có cả những cuốn tiểu thuyết: Thép đã tôi thế đấy, Ruồi trâu, Truyện Kiều và cả những bản quyết tâm thư viết bằng máu. Cả tiểu đoàn 602 (tiểu đoàn của những cán bộ, đoàn viên thanh niên trong phong trào “3 sẵn sàng”) ngày ra đi quân số 655 người, chỉ còn 60-70 người trở về.

\n

Thiếu tướng Lê Mã Lương, Viện trưởng Viện bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam - người được các thế hệ thanh niên biết đến với câu nói nổi tiếng: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” khẳng định: “Phong trào gia nhập quân đội, tham gia thanh niên xung phong là biểu hiện sinh động của tinh thần “3 sẵn sàng”. Đã có trên 5 triệu lượt đoàn viên, thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang trong sự nghiệp kháng chiến; trên 133.000 đoàn viên, thanh niên, trong đó có trên 69.000 nữ, tham gia thanh niên xung phong. Từ trong gian lao, hy sinh xuất hiện những người con có những phút làm nên lịch sử bình dị mà xuất thần như: Nguyễn Viết Xuân, La Thị Tám, Ngô Thị Tuyển, Nguyễn Thị Hằng, 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, những cô gái TNXP Truông Bồn...”.

Gần nửa thế kỷ là quãng thời gian khá dài để có thể đánh giá: "3 sẵn sàng" thực sự là một dấu son trong lịch sử chiến đấu vẻ vang của thanh niên Hà Nội và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. "3 sẵn sàng" cũng là một trường học lớn đã giáo dục sâu sắc cho thanh niên về lý tưởng và truyền thống cách mạng, truyền thống chống giặc ngoại xâm oanh liệt của dân tộc. "3 sẵn sàng" xứng đáng được Đảng, Nhà nước tuyên dương.

Hải Bình