Phương án tuyển sinh Đại học Ngoại thương 2022

Trường Đại học Ngoại thương công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 với tổng 4.050 chỉ tiêu, trong đó cơ sở Hà Nội là 2.950 chỉ tiêu.

1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh.

- Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xác định trúng tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) bao gồm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và nước ngoài đáp ứng các điều kiện trong đề án tuyển sinh năm 2022 của Nhà trường.

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định.

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạm vi tuyển sinh.

Tuyển sinh trong cả nước.

Lưu ý: Đối với sinh viên có quốc tịch nước ngoài (lưu học sinh), nhà trường thực hiện tuyển sinh trong năm, không phụ thuộc vào các kỳ tuyển sinh của trường. Phương thức xét tuyển đối với thí sinh có quốc tịch nước ngoài thực hiện theo quy định riêng.

3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển).

Nhà trường tuyển sinh theo 06 phương thức xét tuyển:

3.1. Phương thức 1 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi HSG quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi KHKT quốc gia, thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT): Xét tuyển căn cứ trên các điều kiện xét tuyển, nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.

3.2. Phương thức 2 - Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên: Xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.

3.3. Phương thức 3 - Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.

3.4. Phương thức 4 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Xét tuyển theo các tổ hợp môn xét tuyển Nhà trường quy định (gồm các tổ hợp A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07).

3.5. Phương thức 5 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2022: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL của 02 Đại học Quốc Gia và theo quy định cụ thể của Nhà trường.

3.6. Phương thức 6 - Phương thức xét tuyển thẳng: Xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

>>> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CÁC NĂM GẦN ĐÂY

4. Chỉ tiêu tuyển sinh:

Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành, theo từng phương thức xét tuyển và trình độ đào tạo.

Theo TTHN

Ngày 27/12, Đại học Ngoại thương công bố kế hoạch tuyển sinh năm 2022. Tổng chỉ tiêu cho ba cơ sở Hà Nội, TP HCM và Quảng Ninh là 4.050, tăng nhẹ so với mức 3.990 của năm ngoái.

Trường mở thêm ba chương trình mới để thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số, gồm Marketing số, Truyền thông Marketing tích hợp (ngành Marketing) và Kinh doanh số (ngành Kinh doanh quốc tế).

Trừ Truyền thông Marketing tích hợp được triển khai tại cơ sở II ở TP HCM, hai chương trình còn lại học tại trụ sở chính Hà Nội. Nhà trường cho biết, ba chương trình mới sẽ giúp người học có khả năng nắm bắt cơ hội phát triển nghề nghiệp, đồng thời thích nghi trong bối cảnh thay đổi liên tục của thế giới.

Biển tên Đại học Ngoại thương trụ sở Hà Nội. Ảnh: FTU Times

Đại học Ngoại thương tiếp tục giữ ổn định 6 phương thức tuyển sinh. Thứ nhất, trường xét học bạ bậc THPT nếu học sinh thuộc một trong ba nhóm: tham gia kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; đạt giải ba trở lên kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố; là học sinh trường chuyên.

Đại học Ngoại thương cũng xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và học bạ dành cho thí sinh hệ chuyên và không chuyên, hoặc kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ với SAT, ACT, A-Level. Trường cũng xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Hai phương thức này chỉ áp dụng cho các chương trình dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.

Phương thức thứ tư dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, áp dụng cho chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

Trường cũng căn cứ vào kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức trong năm 2021. Phương thức này chỉ áp dụng cho một số chương trình chuẩn.

Cuối cùng, trường dành chỉ tiêu xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trừ phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ, Đại học Ngoại thương dự kiến triển khai các phương thức riêng từ tháng 5/2022.

Năm 2021, Đại học Ngoại thương lấy điểm chuẩn không dưới 28 với trụ sở chính Hà Nội và cơ sở TP HCM. Trong các ngành lấy điểm chuẩn thang 30, Khoa Kinh tế (Quản trị kinh doanh) của cơ sở TP HCM cao nhất - 28,55, trung bình 9,52 điểm mỗi môn. Bốn nhóm ngành tại Hà Nội đều có điểm chuẩn từ 28,05 đến 28,5. Tại cơ sở Quảng Ninh, điểm chuẩn cho mọi ngành và tổ hợp là 24.

Xét thang điểm 40, Ngôn ngữ Trung cao nhất - 39,35, trung bình hơn 9,8 điểm một môn. Các ngành còn lại đều ở mức 36,75-37,55.

Thanh Hằng

TPO - Từ ngày 20/6 đến ngày 12/7, Trường Đại học Ngoại thương sẽ mở cổng đăng ký chính thức trên hệ thống xét tuyển trực tuyến của Nhà trường.

Theo đề án tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học (ĐH) Ngoại thương, năm nay, Nhà trường xét tuyển bằng 6 phương thức.

Phương án tuyển sinh Đại học Ngoại thương 2022

Phương thức 1: xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (gồm cả cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia), học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11, lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT chuyên trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

Phương thức 2: xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên.

Phương thức 3: xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.

Phương thức 4: xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.

Phương thức 5: xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do 2 ĐH Quốc gia tổ chức năm 2022.

Phương thức 6: xét tuyển thẳng.

Tổng chỉ tiêu của Trường ĐH Ngoại thương năm 2022 tại cơ sở chính Hà Nội là 2.950. Trong đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ có 725, chiếm trên 24%. Còn tại cơ sở TPHCM, Nhà trường tuyển tổng là 950 chỉ tiêu, trong đó, có 190 chỉ tiêu dành xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chiếm 20%; cơ sở tại Quảng Ninh xét tuyển 150 chỉ tiêu. Tại cơ sở này, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm trên 90% với 140 chỉ tiêu.

Ở mỗi phương thức, nhà trường có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào riêng, thí sinh cần đọc kỹ đề án để có được lựa chọn tốt nhất, tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra sau này.

Trường ĐH Ngoại thương mở cổng đăng ký xét tuyển trực tiếp đối với các phương thức 1, 2 từ ngày 20/6 đến 12/7.

Phương thức 3 sẽ mở cổng đăng ký từ ngày 25/7 đến ngày 29/7.

Phương thức 4 theo thời gian quy định của Bộ GD&ĐT.

Phương thức 5 , thời gian đăng ký được chia thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 20/6 đến 12/7 và đợt 2 từ ngày 25/7 đến 29/7.

Phương thức 6 xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Trường ĐH Ngoại thương vừa đưa ra phương án tuyển sinh 2022. Theo đó, trường vẫn tuyển sinh theo 6 phương thức như năm ngoái và có mở chương trình đào tạo mới. 

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí.

Năm 2022, ĐH Ngoại thương tuyển sinh ngành mới là Marketing số (tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội) và Truyền thông Marketing tích hợp (tuyển sinh tại Cơ sở II - TP.HCM) thuộc ngành Marketing và chương trình Kinh doanh số thuộc ngành Kinh doanh quốc tế (tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội).

Năm 2022, Trường ĐH Ngoại thương tiếp tục dùng 6 phương thức tuyển sinh.

- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho 3 nhóm đối tượng thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường; thí sinh đạt giải (nhất, nhì, ba) học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia, THPT chuyên.

- Phương thức 2: xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế (SAT, ACT, A-level), áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và ngôn ngữ thương mại.

- Phương thức 3: xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và ngôn ngữ thương mại.

- Phương thức 4: xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

- Phương thức 5: xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do các ĐH quốc gia tổ chức trong năm 2022, áp dụng cho một số chương trình tiêu chuẩn.

- Phương thức 6: xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và nhà trường.

Các phương thức tuyển sinh riêng của trường sẽ được thực hiện trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường, dự kiến bắt đầu từ tháng 5/2022. Từ 15/1/2022, thí sinh có thể đăng nhập hệ thống này để trải nghiệm việc xét tuyển thử và nhận tư vấn trực tiếp về ngành nghề, về các phương thức xét tuyển để có những lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện cho đợt xét tuyển chính thức.

Phương án tuyển sinh Đại học Ngoại thương 2022

Điểm chuẩn ĐH Ngoại thương 2021 để thí sinh tham khảo

Xem thêm: 

  • Thêm nhiều trường ĐH ở TP.HCM thông báo phương án tuyển sinh 2022

Jennie