Phương án và dự an khác nhau như thế nào

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

1. Khái niệm về dự án đầu tư: 

Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. 

Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài. 

Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.

Phương án và dự an khác nhau như thế nào

 Dự án là tập hợp các thông tin chỉ rõ chủ dự án định làm gì, làm như thế nào và làm thì được cái gì

Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

2. Các công việc cần phải thực hiện khi lập dự án:

Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc, cụ thể:

- Nghiên cứu,đánh giá thị trường đầu tư;

- Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư;

- Lựa chọn hình thức đầu tư;

- Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện : 

Báo cáo tiền khả thi: Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi

Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn . Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

3. Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm :

-  Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn 

-  Qui mô dự án và hình thức đầu tư  

-  Khu vực và địa điểm đầu tư ( dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công .....) được phân tích, đánh giá cụ thể .

-  Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở ..

-   Lựa chọn các phương án xây dựng

-   Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vồn ,khả năng thu hồi vốn ,khả năng trả nợ và thu lãi.

-    Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.

-    Thành phần ,cơ cấu của dự án : tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.

Trong trừơng hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dưng bản báo cáo chi tiết ,đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.

 Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

4. Nội dung của Báo cáo khả thi :

Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:

- Mục tiêu đầu tư;

- Địa điểm đầu tư;

- Qui mô dự án;

- Vốn đầu tư;

- Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;

- Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;

- Phương án sử dụng lao động ,quản lý , khai thác dự án;

- Các hình thức quản lí dự án;

- Hiệu quả đầu tư;

- Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;

- Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan .

Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như : Tính hợp pháp, tính hợp lí , tính khả thi, tính hiệu quả ,tính tối ưu .... 

Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án . Đặc biệt , nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư ... ) tham gia  ngay từ khâu lập dự án . 

Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo (Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường  chiếm 5% kinh phí dự án , có khi lên tới 15 - 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp ).

Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời ,gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.

Như vậy, việc Lập một dự án đầu tư, mà cụ thể là Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công cũng như đảm bảo được  tính pháp lý của dự án. Các nhà đầu tư, sau khi lựa chọn phương án kinh doanh thì thường cần đễn sự hỗ trợ của các chuyên gia Lập dự án để hoàn thành 2 Báo cáo này. Luật Trí Tâm đã thành công với nhiều dự án, thấu hiểu được mong muốn của các nhà đầu tư, luôn sẵn sàng sát cánh cũng các nhà đầu tư trong việc Lập Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi. Tùy những phương án kinh doanh cụ thể khác nhau mà chúng tôi đưa ra những phương án viết báo cáo chi tiết khác nhau để mang lại tính khả thi và đảm bảo được tính pháp lý cao nhất cho dự án.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH LUẬT TRÍ TÂM

Địa chỉ: 286 Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại:  024 2211 3939
Hotline: 0963 116 488 
Email:

Phương án kinh doanh là gì? Vai trò của phương án kinh doanh đối với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Khi các nhà quản trị và kinh doanh bắt đầu tập trung vào lập phương án kinh doanh, cũng là lúc họ tập trung vào thực hiện một thương vụ kinh doanh. Vậy khái niệm phương án kinh doanh là gì?

Khái niệm phương án kinh doanh?

Theo tiếng anh, phương án kinh doanh là Business Project, là tổng hợp các phân tích, đánh giá, lựa chọn và tác nghiệp một cách có hệ thống dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả kinh tế về một thương vụ kinh doanh cụ thể.

Với một thương vụ kinh doanh, phương án kinh doanh giống như một bản tường trình về kế hoạch hành động. Chính vì vậy, phương án kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Trong phương án kinh doanh, các nghiệp vụ giao dịch phân tích lựa chọn khách hàng được tổng hợp lại là một nghiệp vụ kiểm định định tính khả thi của thương vụ kinh doanh.

Xây dựng một phương án kinh doanh chi tiết là một lần rà soát lại cơ hội kinh doanh và dự đoán lại rủi ro của thương vụ kinh doanh đó. Đây là một nghiệp vụ được các nhà quản trị kinh doanh quốc tế hay những nhân viên kinh doanh nhiều kinh nghiệm coi trọng và coi nó như một quyết định chính thức về các quyết định kinh doanh.

>> Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp không nên bỏ qua 

>> Xây dựng chiến lược kinh doanh 2021: những quan niệm sai lầm cần tránh

Phương án và dự an khác nhau như thế nào
Phương án kinh doanh giống như một bản tường trình về kế hoạch hành động.

Vai trò của phương án kinh doanh

- Bản phương án kinh doanh có vai trò như một bản kế hoạch tổng quát nhất từ những lí do về lựa chọn mặt hàng kinh doanh, bán hàng, thị trường, giá cả,...đến các giải pháp thực hiện về vốn, tài chính, nhân sự,...là bức tranh tổng quát của một thương vụ kinh doanh.

- Là bản tổng hợp các thông tin dự báo phù hợp với nguyện vọng của nhà kinh doanh nên nó đóng vai trò là thước đo cho sự tự tin và chuẩn xác của người lập trong kinh doanh.

- Là mục tiêu định hướng khi thực hiện một thương vụ kinh doanh nào đó vì phương án kinh doanh đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả.

- Có vai trò quyết định đến thành công hay thất bại của thương vụ kinh doanh vì phương án kinh doanh tường trình đầy đủ các giải pháp, chỉ tiêu, hiệu quả kinh tế ở hiện tại và cả tương lai gần.

- Là bước quan trọng đầu tiên trước khi thực hiện nghiệm vụ kế toán, hạch toán và quyết toán trong kinh doanh.

Phân loại phương án kinh doanh

Phương án kinh doanh được phân loại dựa trên:

- Căn cứ vào thời gian kinh doanh: phương án kinh doanh được chia làm 3 loại phương án kinh doanh ngắn hạn, phương án kinh doanh trung hạn, phương án kinh doanh dài hạn.

- Căn cứ vào quy mô: gồm phương án kinh doanh nhỏ và phương án kinh doanh trung bình & lớn.

- Căn cứ vào mặt hàng kinh doanh: phương án kinh doanh tiêu dùng, phương án kinh doanh thiết bị máy móc hay phương án kinh doanh vật tư, vật liệu,...

Ngoài ra, có thể chia phương án kinh doanh theo loại hình như phương án kinh doanh mậu dịch và phương án kinh doanh phi mậu dịch.

Hy vọng qua bài viết trên, doanh nghiệp sẽ hiểu thêm về vai trò của phương án kinh doanh để có những thương vụ kinh doanh đem lại hiệu quả cao.