Phương pháp nạp ga điều hòa ô tô

Giống như trong cuộc sống thường ngày, thì điều hòa là trang bị không thể thiếu trong việc lưu thông không khí, mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng.

Tuy nhiên, khi bị thiếu hay thừa ga thì điều hòa sẽ bị giảm hiệu quả hoạt động, gây tổn hao nhiên liệu, gây ra những hư hỏng trong hệ thống làm lạnh. Do đó việc kiểm tra và bổ sung ga định kỳ là vô cùng cần thiết. Trong bài hôm nay dungcusuachuaoto sẽ chia sẻ với các bạn về quy trình nạp ga điều hòa chuẩn, giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ phận này.

Phương pháp nạp ga điều hòa ô tô

Bước 1: Kiểm tra lượng ga lạnh trong hệ thống

Phương pháp nạp ga điều hòa ô tô

Ở vị trí van xả phía thấp áp (thông thường sẽ nằm cạnh bộ lọc không khí ẩm) bạn hãy lắp ống nạp gas vào.  Trường hợp hệ thống điều hòa bị rò rỉ ga thì không khí ẩm sẽ đi vào hệ thống khiến cho việc nạp ga mới sẽ không đạt được kết quả tốt nhất.

Do đó trước hết, bạn cần kiểm tra rò rỉ trong hệ thống, và tìm cách khắc phục chúng nếu có.  Đồng thời thay luôn bộ lọc không khí ẩm và bổ sung dầu cho máy nén. Bởi một khi đã bị rò rỉ ga thì dầu của máy nén cũng theo ga lạnh ra ngoài.

Để xác định rò rỉ ga trên đường ống bạn có thể sử dụng Bộ Thứ Kín Điều Hòa hoặc xác định bằng cách phun dung dịch xà phòng lên trên bề mặt ống và các chi tiết hệ thống điều hòa và quan sát. Nếu thấy bong bóng nổi lên, thì chính xác  đó là vị trí có ga lạnh rò rỉ.

Ngoài việc thử kín, thì bạn cũng cần kiểm tra sự tắc nghẽn của đường ống dàn nóng xem có hoạt động hay không.

Bước 2: Hút chân không

Bạn cần phải hút chân không trước khi nạp ga để tránh tình trạng ga cũ và ga mới lẫn lộn gây nhiễu ga khiến cho tuổi thọ của hệ thống điều hòa bị giảm.

Việc hút chân không sẽ giúp đẩy hết không khí, ga cũ và độ ẩm bên trong ra ngoài sẽ tạo một môi trường sạch sẽ, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả.

Dụng cụ cần thiết để thực hiện là Máy hút nén chân không và đồng hồ đo áp suất.  Máy hút sẽ có nhiệm vụ hút sạch tạp khí trong bình, còn đồng hồ đo làm nhiệm vụ kết nối giữa máy hút và dàn nóng của điều hòa để theo dõi độ chân không trong hệ thống.

Cách tiến hành như sau:

  • Lắp máy nén chân không, đồng thời mở cả 2 van cao áp thấp áp rồi mở bơm.
  • Quan sát thông số của đồng hồ bên thấp áp, phải duy trì ở mức 750mmHg, rồi hút tiếp
  • Trường hợp đồng hồ bên thấp áp không đạt mức giá trị trên, thì ngay lập tức kiểm tra rò rỉ, bởi nếu bị rò rỉ thì khí ẩm sẽ đi vào bên trong khiến cho việc nạp ga không hiệu quả

Lưu ý: Trong trường hợp bị rò rỉ thì cần tắt điều hòa để hạn chế khí ẩm đi vào, mở cửa kính để tránh ngộ độc ga.

> Cách vệ sinh dàn lạnh xe ô tô ĐƠN GIẢN và HIỆU QUẢ

Bước 3: Nạp ga vào hệ thống

Phương pháp nạp ga điều hòa ô tô

Sau khi đã tiến hành hút chân không, chúng ta bắt đầu quá trình nạp ga như sau:

  • Trước hết cần lắp van, đục lỗ ở nắp bình ga và xả khí có trong đường ống để làm giảm áp suất bình chứa tránh tình trạng bị thủng.
  • Khi tiến hành cần kiểm tra các khớp nối của ống nạp- nơi mà ga lạnh đi qua để chắc chắn rằng chúng đã được siết chặt, tránh thất thòa hơi lạnh và ngăn không cho độ ẩm và không đi vào ống nạp
  • Khi nạp ga ở bên cao áp thi cần lưu ý là không được vận hành động cơ, van thấp cao áp phải được mở hết cỡ, van thấp áp đóng hoàn toàn. Sau đó nạp một bình ga đủ lượng rồi đóng van cao áp lại
  • Tại van thấp áp, thì cần lưu ý công tắc gió sẽ phải ở vị trí HI, công tắc A/C bật, mở full công suất máy lạnh (max cool), cửa xe mở hoàn toàn và theo dõi chỉ số trên đồng hồ

 Nếu chỉ số của thấp áp ở trên đồng hồ nạp ga điều hòa ở mức 1,5 – 2,5kgf/cm2 còn cao áp đạt giá trị 14 – 15kgf/cm2 thì có nghĩ là ga đã được nạp đủ, chúng ta không nên nạp quá ngưỡng cho phép sẽ khiến áp suất ga của hệ thống cao, khiến máy nén bị quá tải, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm mát củ hệ thống.

Lưu ý: Nên chọn bình ga phù hợp với dung tích của hệ thống, giữ bình gas thẳng đứng để hơi gas dễ dàng vào hệ thống điều hòa xe.

> 6 Nguyên nhân chính khiến điều hòa ô tô mát không sâu, không mát

Bước 4: Tháo dụng cụ nạp

Khi đã nạp xong bạn cần khóa hết các van lại, tiếp đó tiến hành tháo các khớp nối thiết bị trên bình chừa và đồng hồ ra một cách nhẹ nhàng.

Song song đó hãy tiễn hành kiểm tra rò rỉ ở van thấp áp và cao áp.

> [CHIA SẺ] Quy trình bảo dưỡng hệ thống làm mát và những hư hỏng thường gặp

Bước 5: Test lại lần cuối

Đây là bước cuối cùng của quy trình nạp ga cho hệ thống điều hòa. Để kiểm tra hãy mở máy xe, bật điều hòa để kiểm tra khả năng làm mát, nếu hơi lạnh không như mong muốn thì có thể là do thiếu ga,  hoặc một trong những chi tiết của hệ thống bị trục trặc.

Trường hợp điều hòa bình thường, làm lạnh nhanh, thì có nghĩa quy trình nạp ga đã thành công tốt đẹp.

Để đạt hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sửa chữa điều hòa ô tô các bạn cũng nên chú ý tới loại ga sử dụng, thị trường hiện nay phổ biến nhất là hai loại R12 và R134 A.

Loại R12 có nhiều hợp chất gây hại cho sức khỏe và có nguy cơ phá huỷ tầng ozon. Còn R134a dễ bay hơi và hoá lỏng, không mùi, không gây cháy nổ, không ăn mòn, không độc hại nên được sử dụng phổ biến hơn.

Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc. Chúc các bạn thành công !

NHỮNG DỤNG CỤ CHUYÊN DỤNG CHO THỢ SỬA CHỮA ĐIỀU HÒA:

Nội dung công việc thực hiện:

Nhận dạng, khảo sát, ghi nhận tổng quát hệ thống điều hoà.

Phương pháp nạp ga điều hòa ô tô

Hình 1: Các bộ phận chính của hệ thống điều hoà

Khảo sát, ghi nhận các đường ống áp suất cao, đường ống áp suất thấp.

Phương pháp nạp ga điều hòa ô tô

Hình 2: Nhận dạng các đường ống áp suất thấp, áp suất cao

Kiểm tra áp suất hệ thống điều hòa

  • Kiểm tra áp suất hệ thống điều hoà 

Nạp ga hệ thống điều hòa

Quy trình nạp ga lạnh

  • Trước khi nạp gas hệ thống phải được rút chân không khoảng 15 phút, có một phần được tháo ra sửa chữa phải được rút chân không 30 phút. Ta có 3 bước lớn.

Bước I: Hút chân không:

Bước 1: Lắp đồng hồ đo vào hệ thống.

Bước 2: Lắp ống giữa của bộ đồng hồ đo vào một bơm hút chân không.

Bước 3: Cho bơm hút chân không chạy, và sau đó mở cả hai van tay.

Bước 4: Sau khoảng 10 phút, đọc bên đồng hồ áp thấp hơn 600mmHg áp thấp.

Bước 5: Nếu đồng hồ chỉ không hơn 600mmHg đóng cả hai van và ngưng bơm áp thấp, kiểm tra xem hệ thống có rò rỉ không và sửa chữa lại. Nếu không có rò rỉ nữa, tiếp tục rút chân không hệ thống ra.

Bước 6: Sau khi đồng hồ áp thấp chỉ hơn 700mmHg, tiếp tục hút chân không khoảng 15 phút nữa.

Bước 7: Đóng cả hai van tay và ngừng bơm áp thấp, tháo ống nối từ bơm áp thấp ra.

Bây giờ hệ thống sẵn sàng nạp môi chất mới.

Phương pháp nạp ga điều hòa ô tô

            Hình 3: Sơ đồ gắn dây tiến hành hút chân không.

Bước II: Nạp ga điều hòa

Gắn vòi van bình chứa môi chất lạnh:

Bước 8: Trước khi lắp van vào bình chứa môi chất lạnh, xoay van theo chiều kim đồng hồ đến khi van đóng lại hoàn toàn.

Bước 9: Xoay đĩa theo chiều kim đồng hồ đến khi nó đạt được vị trí cao nhất.

Bước 10: Vặn van vào bình khóa môi chất lạnh.

Bước 11: Lắp ống giữa của bộ đồng hồ đo vào van, mở đĩa bằng tay theo ngược chiều kim đồng hồ.

Bước 12: Mở van tay theo ngược chiều kim đồng hồ để bịt kín vòi.

Bước 13: Mở van tay theo ngược chiều kim đồng hồ môi chất lạnh và ống giữa có không khí, không nên mở van bên áp thấp và áp cao.

Bước 14: Nới lỏng đai ốc nối ống giữa của bộ đồng hồ đo đến khi nghe tiếng gió xì.

Bước 15: Cho không khí thoát ra ngoài một vài giây và sau đó siết chặt đai ốc lại.

Phương pháp nạp ga điều hòa ô tô

            Hình 4: Lắp đặt đồng hồ vào bình ga lạnh.

Bước III: Kiểm tra rò rỉ:

Sau khi đã hút chân không cho hệ thống xong, kiểm tra xem hệ thống có rò rỉ không.

Bước 16: Lắp vòi van môi chất lạnh đã trình bày ở phần trên.

Bước 17: Mở van bên áp suất cao để nạp hơi môi chất lạnh vào hệ thống.

Bước 18: Khi đồng hồ bên áp thấp chỉ 1kg/cm2(14PSI) đóng van bên áp cao.

Bước 19: Dùng bộ dò môi chất lạnh rò rỉ, để kiểm tra rò rỉ, hoặc bộ kiểm tra rò rỉ bằng điện để kiểm tra rò rỉ cho hệ thống.

Bước 20: Nếu phát hiện rò rỉ, sửa chữa từng phần hoặc nối lại.

Sau khi kiểm tra và sửa chữa hệ thống, tiến hành các bước sau:

Bước 21: Xoay vòi van bằng tay theo ngược chiều kim đồng hồ.

Bước 22: Tháo ống giữa ra khỏi van.

Bước 23: Rút chân không hệ thống ra ít nhất 15 phút

Phương pháp nạp ga điều hòa ô tô

            Hình 5: Kiểm tra rò rỉ ga lạnh

Tham khảo các cách nạp môi chất lạnh cho hệ thống điều hòa ô tô

Kỹ thuật nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ôtô được thực hiện theo một trong các phương pháp sau:

  • Lấy môi chất lạnh từ bình chứa nạp vào hệ thống đang vận hành.
  • Lấy môi chất lạnh từ bình chứa nạp vào hệ thống đang tắt máy.
  • Nạp môi chất lạnh vào hệ thống từ một nguồn dự trữ lớn.

Phương pháp 1: Nạp môi chất lạnh từ bình chứa nạp vào hệ thống đang vận hành:

Gợi ý: Với phương pháp này, môi chất lạnh được nạp vào hệ thống thông qua đường áp thấp, ở trạng thái hơi (vapor state). Khi bình chứa môi chất đặt thẳng đứng, môi chất lạnh sẽ được nạp vào hệ thống ở thể hơi.

Bước 1: Khâu chuẩn bị.

Bước 2: Lắp ráp van lấy môi chất lạnh vào miệng bình chứa môi chất.

Bước 3: Xả gió trong ống nối.

Bước 4: Kiểm tra để biết hệ thống có bị nghẹt không.

Bước 5: Ngâm bình chứa môi chất trong một chậu nước nóng (tối đa 400C). Làm như thế nhằm mục đích cho áp suất của hơi môi chất lạnh trong bình chứa cao hơn áp suất trong hệ thống.

Bước 6: Mở van đồng hồ phía áp suất thấp cho phép môi chất lạnh nạp vào hệ thống.

Bước 7: Sau khi áp suất của đồng hồ áp thấp hạ xuống dưới 2,8kg/cm2 ta lật ngược bình chứa môi chất lạnh nhằm nạp nhanh môi chất vào hệ thống.

Bước 8: Khóa kín van đồng hồ áp thấp.

Bước 9: Tách van lấy môi chất lạnh ra khỏi ống nối giữa.

Bước 10: Trắc nghiệm để kiểm tra nạp môi chất hoàn tất.

Phương pháp 2: Nạp môi chất lạnh từ bình chứa nạp vào hệ thống đang tắt máy:

Gợi ý: Phương pháp này nhằm nạp môi chất lạnh vào hệ thống lạnh trống rỗng, môi chất ở thể lỏng nạp vào từ phía áp cao. Trong quá trình nạp môi chất lạnh, khi ta lật ngược bình chứa môi chất, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống ở thể lỏng.

Không bao giờ được phép nổ máy trong lúc tiến hành nạp môi chất lạnh theo phương pháp này.

Không được mở van đồng hồ áp thấp trong lúc hệ thống đang được nạp với môi chất lỏng.

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện nạp môi chất lạnh.

Bước 2: Lắp van lấy môi chất lạnh lên miệng bình chứa.

Bước 3: Xả không khí trong ống nối.

Bước 4: Kiểm tra hệ thống có bị nghẽn hay rò rỉ không?

Bước 5: Mở lớn hết mức van đồng hồ phía áp cao.

Bước 6: Sau khi nạp đủ lượng môi chất lạnh vào hệ thống, khóa kín van đồng hồ phía cao áp.

Bước 7: Tháo tách rời van, lấy môi chất ra khỏi ống giữa.

Bước 8: Quay tay máy nén vài vòng để đảm bảo môi chất lỏng không đi vào phía áp thấp của máy nén.

Phương pháp 3: Nạp môi chất từ bình lớn:

Gợi ý: Làm tốt Khâu chuẩn bị.

Trong những xưởng sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô thuộc loại quy mô, môi chất lạnh được chứa đựng trong chai thật lớn để có thể nạp môi chất lạnh cho nhiều ôtô, với cách nạp này cần phải có thiết bị đo lường để nạp chính xác lượng môi chất cần thiết.

Đặt chai chứa môi chất lạnh thẳng đứng. Tuyệt đối không cho môi chất lạnh thể lỏng chui vào máy nén.

Bước 1: Lắp ráp ống nối giữa của bộ đồng hồ vào chai chứa môi chất.

Bước 2: Mở van chai chứa môi chất.

Bước 3: Xả không khí trong ống nối giữa.   

Bước 4: Mở van đồng hồ phía áp suất thấp cho phép môi chất (thể hơi) nạp vào hệ thống.

Bước 5: Mở máy cho hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ cầm chừng nhanh.

Bước 6: Đặt chai môi chất trên một cái cân để nắm rõ lượng môi chất chính xác đã rút ra nạp vào hệ thống.

Bước 7: Thông thường hệ thống lạnh được nạp đầy đủ cửa sổ của bầu lọc hút ẩm sẽ không có bọt.

Bước 8: Khi đã nạp đủ môi chất khóa kín van đồng hồ áp thấp.

Bước 9: Khóa kín van chai chứa môi chất và tháo ống nối giữa.

Bước 10: Trắc nghiệm kiểm tra tình hình nạp môi chất.

Bước 11: Tắt máy xe.

Bước 12: Đậy kín trở lại các cửa kiểm tra trên máy nén.

Kiểm tra lại áp suất hệ thống điều hòa:

  • Kiểm tra lại áp suất hệ thống điều hoà