Qua 1 điểm ở ngoài đường thẳng có bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó

Chọn đáp án đúngQua một điểm ở ngoài một đường thẳng có:

B. Không có đường thẳng nào song song với đườngg thẳng đó

C. Có duy nhất một đường thẳng song song với đường thẳng đó

Đáp án chính xác

D. Có hai đường thẳng song song với dường thẳng đó

Xem lời giải

Lý thuyết: Tiên đề Ơ-clit


Bản để in

Tiên đề Ơ-clit

Mục lục

1. Tiên đề Ơ-clit [edit]

2. Tính chất của hai đường thẳng song song [edit]

3. Chứng minh phản chứng [edit]

4. Tiên đề là gì? [edit]

5. Ơ-clit [edit]

Tiên đề Ơ-clit [edit]

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó

Qua 1 điểm ở ngoài đường thẳng có bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó

Hình vẽ minh họa: Qua điểm \(M\) nằm ngoài đường thẳng \(a\), đường thẳng \(b\) đi qua điểm \(M\) và song song với \(a\) là duy nhất.

Ngoài ra có thể phát biểu tiên đề dưới các dạng sau:

  • Nếu qua điểm \(M\)nằm ngoài đường thẳng\(a\)có 2 đường thẳng song song với\(a\)thì chúng trùng nhau.
  • Cho điểm\(M\)ở ngoài đường thẳng\(a\), đường thẳng đi qua\(M\)và song song với \(a\)là duy nhất.


Tính chất của hai đường thẳng song song [edit]

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

a) Hai góc so le trong bằng nhau;

b) Hai góc đồng vị bằng nhau;

c) Hai góc trong cùng phía bù nhau.

Chứng minh:

Cho đường thẳng \(c\) cắt hai đường thẳng song song \(a\)\(b\).

Qua 1 điểm ở ngoài đường thẳng có bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó

a) Để chứng minh hai góc so le trong bằng nhau, ta dùng phương pháp chứng minhphản chứng.

Qua 1 điểm ở ngoài đường thẳng có bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó

Ta lấy một cặp góc so le trong bất kì, ví dụ cặp góc \(B_1\)\(A_1\) và chứng minh chúng bằng nhau.

Giả sử ngược lại, tức là\(\widehat{B_1} \neq \widehat{A_1}\).

Qua \(A\) ta vẽ tia \(AC\) sao sao \(\widehat{CAB}=\widehat{B_1}\).

Khi đó theo "Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song", ta phải có \(AC \parallel a\)

Như vậy, qua điểm \(A\) nằm ngoài đường thẳng \(a\), có hai đường thẳng phân biệt song song với đường thằng \(a\)\(b\)\(CA\).

Theo tiên đề Ơ-clit, điều này là vô lý, tức là \(b\)\(CA\) phải trùng nhau.

Vậy, \( \widehat{A_1}=\widehat{CAB}\).

hay \(\widehat{A_1}=\widehat{B_1}\).

Vậy hai góc so le trong bằng nhau. \(\square\)

b) Từ tính chất a), ta suy ra được các tính chất b) và c).\(\square\)


Chứng minh phản chứng [edit]

Với một số bài toán, việc chứng minh theo cách thông thường gặp khá nhiều khó khăn, hoặc lời giải khá dài. Với phương pháp chứng minh phản chứng, ta có thể giải quyết nhiều bài toán một cách ngắn gọn và có lời giải hay, làm đơn giản bài toán.

Chứng minh phản chứnghayphương pháp phản chứng(còn được goi làreductio ad absurdum,tiếng La tinhcó nghĩa là "thu giảm đến sự vô lý") là một trong các phương pháp chứng minh gián tiếp. Phương pháp chứng minh phản chứng sẽ được học chi tiết ở lớp 10, tuy nhiên với mức độ làm quen, chúng ta có thể hiểu đơn giản:

Phương pháp chứng minh phản chứng là đi tìm sự mâu thuẫn từ giả thiết đến kết luận, tức là nếu ta muốn chứng minh kết luận củabài toánlà đúng thì phải chúng minh cái ngược lại với nó là sai.

Thông thường, để sử dụng phương pháp phản chứng, ta sẽ giả sử rằng kết luận của bài toán là sai, bằng các lập luận, ta dẫn ra được một điều mâu thuẫn, hoặc vô lý. Từ đó buộc rằng kết luận của bài toán phải đúng, tức là có được điều cần chứng minh.

Ví dụ: Xem chứng minh tính chất của hai đường thẳng song song.

Tiên đề là gì? [edit]

Tiên đề là mệnh đề cơ bản, nguyên lí hiển nhiên.

Trong các lí thuyết khoa học suy diễn, các tiên đề là các mệnh đề xuất phát cơ bản, từ đó bằng cách suy diễn, tức là bằng các phương tiện thuần túy logic, suy ra mọi nội dung còn lại của lí thuyết ấy.

Ơ-clit [edit]

Qua 1 điểm ở ngoài đường thẳng có bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó

(Ơ-clit, khoảng 330-275 trước CN)

Ơ-clit (Euclide) là nhà toán học cổ Hi Lạp, tác giả của bộ sách chuyên luận đầu tiên về toán học được lưu truyền đến chúng ta. Tài liệu về tiểu sửa của Ơ-clit rất hiếm hoi. Chỉ có thể nói một các xác thực rằng hoặc động khoa học của ông diễn ra ở Alexandrie vào thể kỉ 3 TCN.

Ơ-clit là nhà toán học đầu tiên của trường phái Alexandrie. Công trình chính của ông là "Các nguyên lí" trong đó có trình bày về hình học phẳng, hình học không gian và một loạt những vấn đề của lí thuyết số.


-----

1. Nâng cao và phát triển Toán lớp 7 tập 2,Vũ Hữu Bình, NXB:Giáo Dục Việt Nam.

2. https://www.wikipedia.org

3. Từ điển Bách khoa phổ thông Toán học, tập 2. NXB Giáo dục, X.M. Nikolxki chủ biên, 2003

Thẻ từ khoá:
  • Ơ-clit
  • tiên đề Ơ-clit
  • Euclide
  • chứng minh phản chứng
  • tiên đề
  • hai đường thẳng song song
◄ Luyện tập: Hai đường thẳng song song
Chuyển tới... Chuyển tới... Lý thuyết: Hai góc đối đỉnh Thực hành: Hai góc đối đỉnh Luyện tập: Hai góc đối đỉnh Lý thuyết: Hai đường thẳng vuông góc Thực hành: Nhận dạng hai đường thẳng vuông góc Luyện tập: Hai đường thẳng vuông góc Lý thuyết: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng Luyện tập: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng Lý thuyết: Hai đường thẳng song song Luyện tập: Hai đường thẳng song song Luyện tập: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song Lý thuyết: Từ vuông góc đến song song Luyện tập: Từ vuông góc đến song song Lý thuyết: Định lí Luyện tập: Định lí Video bài giảng Lý thuyết: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song Bài kiểm tra: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song Link vào học Lý thuyết: Tổng ba góc của một tam giác Thực hành: Tổng ba góc của một tam giác Luyện tập: Tổng ba góc của một tam giác Thực hành: Chứng minh định lí tổng 3 góc trong một tam giác Link vào học Lý thuyết: Hai tam giác bằng nhau Luyện tập: Hai tam giác bằng nhau Lý thuyết: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh Luyện tập: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) Lý thuyết: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh - góc - cạnh (c.gc) Luyện tập: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh - góc - cạnh (c.g.c) Lý thuyết: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc-cạnh-góc Luyện tập: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc - cạnh - góc (g.c.g) Lý thuyết: Tam giác cân Luyện tập: Tam giác cân Lý thuyết: Định lí Py-ta-go Thực hành: Chứng minh định lí Py-ta-go Luyện tập: Định lí Py - ta - go Lý thuyết: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông Luyện tập: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông Lý thuyết: Tam giác Bài kiểm tra: Tam giác Toán thực tế chương 2 Tài liệu ôn tập Link vào học Tài liệu ôn tập Tài liệu ôn tập Lý thuyết: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác Luyện tập: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác Lý thuyết: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu Luyện tập: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu Lý thuyết: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác Thực hành: Nhận xét để rút ra bất đẳng thức tam giác Luyện tập: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Lý thuyết: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Luyện tập: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Lý thuyết: Tính chất tia phân giác của một góc Luyện tập: Tính chất tia phân giác của một góc Lý thuyết: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Luyện tập: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Lý thuyết: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng Luyện tập: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng Lý thuyết: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Luyện tập: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Lý thuyết: Tính chất ba đường cao của tam giác Luyện tập: Tính chất ba đường cao của tam giác Lý thuyết: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác. Bài kiểm tra: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy trong tam giác Bài kiểm tra 45' chương III Toán thực tế chương 3
Luyện tập: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song ►