Quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế được điều chỉnh bằng phương pháp

Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào bao gồm:

1- Nhóm quan hệ quản lý kinh tế

– Là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh

– Đặc điểm của nhóm quan hệ này:

+ Quan hệ quản lý kinh tế phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý và các cơ quan bị quản lý (Các chủ thể kinh doanh) khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý của mình

+ Chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí bất đẳng (Vì quan hệ này hình thành và được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng)

+ Cơ sở pháp lý: Chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.

2- Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

– Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.

– Đặc điểm:

+ Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh

+Chúng phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế hoặc những thoả thuận.

+ Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ này trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

+ Nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ tài sản – quan hệ hàng hoá- tiền tệ

Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp

   Là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau..

Cơ sỏ pháp lý : Thông qua nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế
  • ,

         Đối tượng điều chỉnh của Luật kinh doanh là những quan hệ kinh tế do Luật kinh doanh tác động vào bao gồm:

    1. Nhóm quan hệ quản lý kinh tế: 

         Quan hệ quản lý kinh tế là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh.

         Nhóm quan hệ này có đặc điểm:

    • Quan hệ quản ký kinh tế phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý và cơ quan bị quản lý (các chủ thể kinh doanh) khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý của mình.
    • Chủ thể tham gia quan hệ này ở vị trí không bình đẳng (vì quan hệ này được hình thành và được thực hiện trên nguyên tắc quyền uy phục tùng).
    • Cơ sở pháp lý: chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.

    2. Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau: 

         Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật kinh doanh, nhóm quan hệ này là quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.

         Nhóm quan hệ này có đặc điểm:

    • Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của các chủ thể.
    • Chúng phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế hoặc những thoả thuận khác.
    • Chủ thể của những quan hệ này chủ yếu là các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, tham gia vào các quan hệ này trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện và cùng có lợi.
    • Đây là nhóm quan hệ hàng hoá tiền tệ với mục đích kinh doanh.

    3. Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp: 

         Là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa Tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ Tổng công ty hoặc Tập đoàn kinh doanh đó với nhau. 

         Cơ sở pháp lý của quan hệ là thông qua nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết.

    4. Quan hệ kinh tế phát sinh trong hoạt động tài phán trong kinh doanh, trong phá sản doanh nghiệp: 

         Nhóm này bao gồm các quan hệ tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan, tổ chức tài phán kinh tế và thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế, phá sản doanh nghiệp.

    độ có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củacác đơn vị kinh tế.+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa có chức năng kinh tế: với tư cách là chủ sở hữu duynhất và thống nhất các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, Nhà nước trực tiếp tổ chức,điều hành nền kinh tế quốc dân.Trong quá trình thực hiện chức năng kinh tế, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã làmphát sinh hàng loạt các quan hệ kinh tế. Đó là những quan hệ phát sinh trong quá trìnhNhà nước quản lý kinh tế và trong quá trình các đơn vị kinh tế tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh nhằm thực hiện kế hoạch thống nhất mà Nhà nước giao thông qua cáchệ thống chỉ tiêu.Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình Nhà nước quản lý kinh tế là quan hệ lãnhđạo kinh tế. Chúng phát sinh chủ yếu trong quá trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. Vìchúng là những quan hệ kinh tế nhưng mang tính chất hành chính nên được gọi là yếu tố tổchức kế hoạch, tuy nhiên khác với quan hệ hành chính chúng còn mang yếu tố tài sản.Xét nhóm quan hệ kinh tế phát sinh giữa các đơn vị kinh tế, tuy được xem là bìnhđẳng nhưng do tính kế hoạch chi phối thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạchNhà nước giao. Vì thế nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi không còn đúngnghĩa của nó. Có thể nói quan hệ bình đẳng giữa các đơn vị kinh tế cũng chứa hai yếu tốtổ chức kế hoạch và yếu tố tài sản, nó không còn là quan hệ tài sản thông thường do luậtdân sự điều chỉnh.Bằng những lập luận trên, các chuyên gia luật học trước đây đã kết luận là trongquá trình quản lý nhà nước về kinh tế, xuất hiện hai nhóm quan hệ kinh tế khác nhaunhưng đều tồn tại hai yếu tố không thể thiếu: yếu tố tổ chức kế hoạch và yếu tố tài sản.Chính điểm chung này đã đòi hỏi phải có ngành luật độc lập để điều chỉnh các quan hệkinh tế đó nhằm thực hiện triệt để cơ chế quản lý hành chính-kinh tế bao cấp. Luật kinh tếđã ra đời với tư cách một ngành luật độc lập.- Luật kinh tế theo quan niệm hiện nayNgày nay Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, cơ cấu kinh tế gồm nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinhdoanh đa dạng dựa trên nhiều chế độ sở hữu khác nhau thì vấn đề lý luận về luật kinh tếđã được xem xét lại, vì những quy định của luật kinh tế trước đây không còn phù hợpvới nền kinh tế thị trường hiện nay - một nền kinh tế có bản sắc khác hẳn với nền kinh tếkế hoạch hoá tập trung.Trong quá trình thảo luận khoa học về đổi mới luật kinh tế cho phù hợp, đã xuấthiện những quan điểm khác nhau:+ Theo quan điểm thứ nhất, không nên xây dựng luật kinh tế với tư cách là ngànhluật độc lập, mà để luật dân sự thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ dân sự và quanhệ kinh tế, bởi vì các quan hệ này đều là những quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoátiền tệ. Chúng đều được thiết lập trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.4 + Theo quan điểm thứ hai, luật kinh tế tồn tại độc lập nhưng phải đổi mới chophù hợp với nền kinh tế thị trường. Luật kinh tế được xác lập trên cơ sở đối tượng điềuchỉnh có những khác biệt cơ bản với luật dân sự đó là:Quan hệ kinh tế do luật kinh tế điều chỉnh là những quan hệ tài sản phát sinhtrong quá trình sản xuất kinh doanh là nhằm mục đích sinh lời, còn những quan hệ tàisản do luật dân sự điều chỉnh có mục đích chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sinhhoạt của các chủ thể trong xã hội.Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình thành lập các tổ chức kinh tế và tổ chứcquản lý chúng, đó là các quan hệ kinh tế nhưng lại mang tính chất hành chính, do vậychúng không thể là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.Các tranh chấp trong kinh doanh và cơ chế giải quyết chúng có khác so với cáctranh chấp trong giao lưu dân sự được giải quyết phổ biến qua con đường tố tụng dânsự.Hơn nữa, việc duy trì và phát triển luật kinh tế với tư cách một ngành luật độc lậpsẽ có các lợi thế như sau :+ Các nhà làm luật có thêm điều kiện để đi sâu nghiên cứu, tìm ra cơ chế pháp lýphù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường để vừa bảo đảm tốt hơn quyền tự do,bình đẳng trong kinh doanh của doanh nghiệp; vừa tăng cường trách nhiệm của doanhnghiệp đối với xã hội; đồng thời vừa đảm bảo tăng cường quản lý của Nhà nước đối vớinền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.+ Xuất phát từ đặc thù của quan hệ kinh doanh so với quan hệ dân sự, luật kinh tếbảo vệ tốt hơn lợi ích của các nhà kinh doanh. Chẳng hạn, với đặc thù khác nhau giữatranh chấp về kinh doanh và tranh chấp trong dân sư, đòi hỏi cơ chế giải quyết cũngphải khác nhau; trong đó cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh đòi hỏi thủ tụcgiải quyết nhanh, gọn, đảm bảo bí mật trong kinh doanh cho doanh nghiệp; việc áp dụngcác biện pháp chế tài trong thương mại sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm về tài sản, chữtín trong quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp…. Điều này rất phù hợp với nềnkinh tế thị trường.Tuy nhiên trong nhóm quan điểm này xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng trong nềnkinh tế thị trường chỉ nên tồn tại luật kinh doanh, có nghĩa là thu hẹp phạm vi điều chỉnhcủa luật kinh tế ở những quan hệ kinh tế có mục đích sinh lời và phát sinh trong lĩnh vựchoạt động kinh doanh mà thôi, nên tách các nhóm quan hệ kinh tế mang tính hành chínhra khỏi các nhóm đối tượng điều chỉnh.Trong giai đoạn hội nhập quốc tế về kinh tế hiện nay, việc hoàn thiện lý luận vềpháp luật trong kinh doanh là rất cần thiết mà một trong những yêu cầu cơ bản của thểchế kinh tế là phải tách bạch hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế của Nhà nước vớihoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, việc hình thành ngành luật kinhdoanh mà đối tượng điều chỉnh chủ yếu của nó là các quan hệ kinh tế phát sinh tronghoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh thay thế cho ngành luật kinh tế hiệnnay, thiết nghĩ là quan điểm rất phù hợp với các định chế chung quốc tế mà Việt Nam đãvà sẽ tham gia, đồng thời phù hợp với tiến trình đổi mới hệ thống pháp luật nước ta hiện5 nay. Với lập luận như vậy thì Luật kinh tế được hiểu theo một quan điểm cụ thể nhưsau:Luật kinh tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, baogồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hàn,h để điều chỉnh các quanhệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trongquá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.Bên cạnh khái niệm Luật kinh tế thì hiện nay cũng tồn tại một số quan niệm khácđó là: quan niệm về Luật thương mại và quan niệm về Luật kinh doanh.- Luật thương mại: Được hiểu là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hànhhoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiệnhoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.Theo khái niệm này, thì Luật thương mại chủ yếu điều các quan hệ phát sinhtrong quá trình hoạt động của thương nhân.Theo quy định tại điều 6 Luật thương mại năm 2005 thì Thương nhân bao gồm tổchức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Để một chủ thể được gọi là thương nhân thìphải có những đặc điểm sau:Một là, Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại, muốn xem chủ thể cóphải là thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có thực hiện các hoạt độngthương mại hay không. Thực hiện hoạt động thương mại là một đặc điểm không thể táchrời tư cách thương nhân, đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với cácchủ thể khác không là thương nhân.Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật thương mại năm 2005 thì hoạt độn thươngmại được định nghĩa như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinhlợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và cáchoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.Hai là, Thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập, mang danhnghĩa chính mình và vì lợi ích bản thân mình.Có thể hiểu rằng, đây là việc thương nhân thực hiện hoạt động thương mại mộtcách tự thân mình, nhân danh mình, vì lợi ích bản thân và tự chịu trách nhiệm về việcthực hiện hành vi thương mại đó. Khi thực hiện hoạt động thương mại, thương nhânkhông bị chi phối bởi ý chí của chủ thể khác mà được hoạch định bởi ý chí của chínhthương nhân. Việc nhân danh của thương nhân xuất phát từ quyền độc lập kinh doanhcủa chủ thể.Trong hoạt động thương mại thường có rất nhiều người tham gia vào, trong đóbao gồm cả những người làm công ăn, các nhân viên quản lý điều hành lương. Nhưngnhững người này không có tư cách thương nhân vì họ chỉ là người làm công ăn lương,người được các chủ doanh nghiệp thuê. Vì vậy, nếu thiếu điều kiện trên chủ thể khôngphải là thương nhân.Ba là, Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại mang tính nghề nghiệpthường xuyên.Hoạt động thương mại thường xuyên là một trong các dấu hiệu pháp lý để xácđịnh tư cách thương nhân. Nếu một chủ thể thực hiện hoạt động thương mại không6 thường xuyên, liên tục thì không là thương nhân.Trong trường hợp này thì có thể bịpháp luật buộc chấm dứt thương nhân thông qua hình thức thu hồi giấy chứng nhânđăng ký kinh doanh hoặc giải thể.Bốn là, Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại.Năng lực hành vi là khả năng của tổ chức, cá nhân bằng hành vi của mình có thểxác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý. Năng lực hành vi trong lĩnh vực thươngmại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiệnquyền, nghĩa vụ pháp lý thương mại.Năm là, Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh.Đăng ký kinh doanh vừa được coi là một đặc điểm của thương nhân vừa có thểcoi như là một yêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân.Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnvề mặt pháp lý sự ra đời của thương nhân.- Luật Kinh doanh:Luật kinh doanh là tổng hợp các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinhtrong quá trình tổ chức hoạt động và giải thể doanh nghiệp. Nội dung kinh doanh gồm 04bộ phận cơ bản cấu thành là: pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, pháp luật về hành vikinh doanh, pháp luật về vỡ nợ, phá sản, pháp luật về cơ quan tài phán trong kinh doanh.Tóm lại, xét ở một khía cạnh nào đó, Luật kinh tế, Luật kinh doanh, Luật thươngmại được sử dụng như nhưng khái niệm cùng loại, đều là ngành luật điều chỉnh các quanhệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, thương mại hoặc kinh doanh tại một quốc gia nào đótrong một giai đoạn lịch sử nào đó. Tuy nhiên, tuỳ tuộc vào cách thức và mức độ canthiệp của Nhà nước vào hoạt động nói trên mà trong nội dung của chúng có những điểmkhác nhau.1.1.2 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế7 Để phân biệt giữa ngành luật với ngành luật khác thì phải dựa vào đối tượng và phươngpháp điều chỉnh, vì mỗi một ngành luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng.a. Đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tếĐối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế là những quan hệ do Luật Kinh tế tác độngvào, bao gồm các nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và nhóm quanhệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Cụthể, Luật Kinh tế điều chỉnh những nhóm quan hệ sau đây:- Nhóm quan hệ phát sinh trong quản lý kinh tế.+ Đây là nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quanquản lý nhà nuớc về kinh tế (chủ thể quản lý) với các chủ thể kinh doanh (chủ thể bị quảnlý).+ Đặc điểm của nhóm quan hệ này là:Đây là quan hệ bất bình đẳng dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng.Chủ thể quản lý có quyền hoạch định, quyết định và chủ thể bị quản lý phải phụctùng thực hiện theo ý chí của chủ thể quản lý.Ví dụ: Quan hệ giữa các cơ quan thuế của Nhà nước với các doanh nghiệp, hợptác xã về vấn đề thu và nộp thuế…- Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thểkinh doanh với nhau.+ Đây là nhóm quan hệ kinh tế phát sinh, thường xuyên và phổ biến nhất.+ Đặc điểm của nhóm quan hệ này là:Phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinhdoanh của các chủ thể kinh doanh. Chủ thể của nhóm quan hệ kinh tế này là các chủ thểkinh doanh (cá nhân, tổ chức) thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ kinh tếtrên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hai bên cùng có lợi.Quan hệ này là quan hệ tài sản - quan hệ hàng hóa- tiền tệ, quan hệ tài sản doLuật kinh tế điều chỉnh phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thểphải có chức năng kinh doanh (các doanh nghiệp, Hợp tác xã) và mục đích chủ yếu làlợi nhuận. Khác với quan hệ tài sản trong Luật dân sự thì mục đích kinh doanh chủ yếulà tiêu dùng và sinh hoạt.Ví dụ: Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau trong việc ký kết hợp đồng muabán hàng hóa, hợp tác kinh doanh….- Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ của các chủ thể kinh doanh+ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các hình thức kinh doanh ngày càng trởnên phong phú và phức tạp. Ngoài hình thức các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở Việt Namđã xuất hiện các đơn vị kinh doanh lớn dưới hình thức tổng công ty và tập đoàn kinh tế.Tập đoàn kinh doanh hay tổng công ty là những hình thức liên kết của nhiều doanhnghiệp có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ cung ứngvà tiêu thụ, dịch vụ...và có tư cách pháp nhân.Ví dụ: Tập đoàn điện lực Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 562/QĐTTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộcBộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết8 định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lựcViệt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoànĐiện lực Việt Nam. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết địnhsố 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành côngty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Hiện nay, Tập đoàn điệnlực Việt Nam có rất nhiều các đơn vị thành viên, bao gồm các đơn vị trực thuộc và cáccông ty con như: Công ty Thuỷ điện Hoà Bình, Công ty Thuỷ điện Ialy, Công ty Thủyđiện Sơn La, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San, Tổng công ty Điện lực miền Bắc,Tổng công ty Điện lực miền Trung…+ Nhóm quan hệ này có những đặc sau:Là quan hệ giữa một bên là pháp nhân và bên kia là một thành viên hoặc giữa cácthành viên với nhau khi tiến hành thực hiện kế hoạch của tổng công ty, tập đoàn. Các thànhviên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập hoặc không nhưng được pháp luật và tổng côngty hay tập đoàn đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh trong những lĩnh vực nhất định.Quan hệ giữa các thành viên của tổng công ty được thiết lập để thực hiện kế hoạchchung của tổng công ty, nhưng quan hệ đó vẫn là quan hệ hợp tác. Do vậy, phải được thểhiện dưới hình thức hợp đồng, chịu sự điều chỉnh của pháp luật hợp đồng kinh doanhthuong mai.- Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong hoạt động tố tụng cạnh tranh, tố tụngkinh tế, giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.Nhóm này bao gồm các quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức tài phán kinh tế vớicác chủ thể kinh doanh trong quá trình giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, giảiquyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.+ Nhóm quan hệ này có những đặc sau:Là quan hệ giữa một bên là các cơ quan tài phán kinh tế và bên kia là các chủdoanh nghiệp, hợp tác xã xảy ra tranh chấp trong quá trình hợp tác làm ăn với nhau hoặckhi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.Ví dụ: Khi các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì sẽ do Tòa án giảiquyết theo Luật phá sản, hoặc khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh doanh vớinhau và xảy ra tranh chấp nhưng không tự giải quyết được, thì khởi kiện để nhờ trọngtài thương mại hoặc Tòa án giải quyết.b. Phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tếXuất phát từ đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế đó là vừa điều chỉnh quan hệquản lý kinh tế giữa các chủ thể bất bình đẳng vừa điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữacác chủ thể bình đẳng. Do vậy, Luật Kinh tế sử dụng và phối hợp hai phương pháp điềuchỉnh khác nhau:- Thứ nhất, phương pháp quyền uyPhương pháp quyền uy được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trongquản lý kinh tế của nhà nước và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quan hệquản lý kinh tế, chủ thể của nó ở vào vị trí không bình đẳng, chủ thể quản lý có thể đưara những quyết định mà chủ thể bị quản lý phải phục tùng.Ví dụ: Khoản 1 điều 9 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định, doanh nghiệp phảicó nghĩa vụ “Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng9 nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khikinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”. Đây là “mệnh lệnh” của nhà nước bắtbuộc các doanh nhiệp phải thực hiện, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.Tất nhiên, khi cơ quan quản lý kinh tế có thẩm quyền ra quyết định, nhất thiếtphải tuân thủ các quy định của pháp luật, không được tùy tiện và vi phạm quyền kinhdoanh của tổ chức kinh tế.Trong nội bộ của doanh nghiệp (nhất là công ty nhà nước), phương pháp quyền uybao giờ cũng được nhà quản trị sử dụng khi điều hành doanh nghiệp, nó đảm bảo cho việcđiều hành doanh nghiệp được thông suốt, từ đó đạt hiệu quả trong quản trị kinh doanh.Ví dụ: Công ty mẹ chỉ đạo cho các công ty con đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanhvào dịp cuối năm, để đạt kế hoạch đã đặt ra….Như vậy, luật kinh tế cũng có trường hợp sử dụng phương pháp mệnh lệnh nhưLuật hành chính. Nhưng phải lưu ý rằng phương pháp mệnh lệnh trong luật hành chínhmang tính "cứng rắn" còn trong luật kinh tế có tính "mềm" hơn nhiều do Luật kinh tếluôn gắn liền với quá trình kinh doanh, chịu sự chi phối của các nguyên tắc quản lý nhànước về kinh tế cũng như các nguyên tắc trong quản trị điều hành doanh nghiệp.Luật Kinh tế còn sử dụng phương pháp quyền uy kết hợp phương pháp hòa giảitrong tố tụng kinh tế.- Thứ hai, phương pháp thoả thuận, ngang quyền.Phương pháp thoả thuận, ngang quyền được sử dụng để điều chỉnh các quan hệkinh tế phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế (thoả thuậngiao kết hợp đồng, thoả thuận trong giải quyết tranh chấp kinh tế, các thoả thuận kinh tếkhác), đó là các quan hệ hình thành trên cơ sở thống nhất ý chí thông qua hành vi thỏathuận giữa các chủ thể độc lập, bình đẳng và ngang quyền, không bên nào có quyền bắtbuộc bên nào, và đương nhiên là thoả thuận đó không trái với các quy định của pháp luật.Ví dụ: Công ty TNHH A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty cổ phần B,mối quan hệ này được thực hiện trên cơ sở “thuận mua vừa bán” giữa các bên, khôngbên nào được ép buộc bên nào.1.2. Nguồn của Luật kinh tế1.2.1. Khái niệm nguồn của Luật kinh tế- Nguồn của luật kinh tế là các văn bản pháp luật chứa đựng những quy phạmpháp luật kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.1.2.2. Các văn bản pháp luật hình thành nguồn của Luật kinh tếa, Hiến pháp- Hiến pháp là văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất, điều chỉnh những mốiquan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị,chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của côngdân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước...Như vậy, Hiến pháp là nguồn có giá trị pháp lý cao nhất đối với Luật kinh tế nóiriêng và với tất cả các ngành luật khác nói chung. . Những quy định trong Hiến phápmang tính nguyên tắc chỉ đạo việc xác lập các chế định, các qui phạm cụ thể của Luậtkinh tế. Hiện nay, bản Hiến pháp đang có hiệu lực là Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm10 2001 và năm 2013), tại chương 3 quy định về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoahọc, công nghệ và môi trường.b, Luật- Luật là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực sau Hiến pháp, quy định nhữngvấn đề quan trọng trong quản lý kinh tế của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của cácchủ thể kinh doanh. Trong hệ thống các văn bản luật hiện nay của nước ta, có rất nhiều vănbản quy định liên quan đến lĩnh vực kinh tế nhưng về cơ bản Luật kinh tế được hình thànhtừ những văn bản luật sau đây:+ Bộ luật Dân sự 14/6/2005;+ Luật Doanh nghiệp 29/11/2005 (sửa đổi năm 2009 và 2013);+ Luật Phá sản doanh nghiệp năm 2004 (sửa đổi năm 2013);+ Luật Hợp tác xã 20/11/2012;+ Luật Đầu tư 29/11/2005;+ Luật Thương mại 14/6/2005;+ Luật Cạnh tranh 23/12/2004;+ Luật Tổ chức Toà án nhân dân ngày 02/4/2002;+ Luật Trọng tài thương mại 2010;+ Bộ luật Tố tụng dân sự 15/6/2004 (sửa đổi năm 2011).+ Ngoài ra có một số Luật chuyên ngành thuộc ngành luật kinh tế hoặc có liên quannhư Luật Đất đai, Bộ luật Hàng hải, Luật Ngân hàng, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Chứngkhoán, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giao dịch điện tử, Luật Đấu thầu, Luật giá…c, Văn bản dưới luậtHiện nay hệ thống các văn bản dưới luật điều chỉnh về kinh tế có rất nhiều bao gồm:- Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế. Đây là hình thức văn bản pháp luật có giá trịpháp lý như là luật.Ví dụ: Nghị quyết số 32/2012/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;Nghị quyết số 33/2012/QH13 về việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2013; Nghịquyết số 53/2013/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014…- Pháp lệnh của UB thường vụ Quốc hội. Là những văn bản quy phạm pháp luậtdùng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế quan trọng khi chưa có luật điều chỉnh.Ví dụ: Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộivề ngoại hối (sửa đổi năm 2013); Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 của Ủy banThường vụ Quốc hội về Án phí, lệ phí tòa án; Pháp lệnh số 07/2008/PL-UBTVQH12của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tàinguyên…- Nghị định của chính phủ, quyết định, chỉ thị của thủ tướng chính phủ về kinh tế,thông tư của các Bộ, ngành…11 Ví dụ: : Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hànhmột số điều của Luật doanh nghiệp; Nghị định số 92/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướngdẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; Nghị định số 190/2013/NĐ-CP của Chínhphủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Nghị định số184/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hànghải Việt Nam; Nghị định số 182/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểuvùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộgia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động; Thông tư số 90/2013/TTBTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2014…CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 112 Câu 1: Phân tích khái niệm Luật kinh tế, so sánh khái niệm Luật kinh tế với kháiniệm Pháp luật kinh tế, Luật kinh doanh, Luật thương mại?Câu 2: Phân tích đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật kinhtế, phân biệt những quan hệ do Luật kinh tế điều chỉnh với những quan hệ do Luật dânsự điều chỉnh?Câu 3: Phân tích phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế, phân biệt với phươngpháp điều chỉnh của Luật hành chính và Luật dân sự?Câu 4: Phân tích đặc điểm pháp lý của thương nhân thep pháp luật Việt Nam.Phân biệt sự khác nhau giữa thương nhân và pháp nhân?Câu 5: Trình bày các loại thương nhân theo pháp luật Việt Nam?Câu 6: Nguồn của Luật kinh tế là gì, nêu những văn bản pháp luật hình thànhnguồn của Luật kinh tế?Câu 7: Luật kinh tế có vai trò như thế nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay,cần phải cơ chế như thế nào trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế?Câu 8: Để tìm hiểu các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật vềkinh tế nói riêng, thì cần phải có những phương pháp tiếp cận như thế nào để dễ hiểu vàcó thể áp dụng vào trong thực tiễn học tập và công tác?LUYỆN TẬP TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:Câu 1. Luật kinh tế là:a. Một ngành luật độc lậpb. Không phải là một ngành luật độc lậpc. Ngành luật này hiện nay không tồn tạid. Cả a,b,c đều sai.Câu 2. Để phân biệt sự khác nhau giữa ngành luật này với ngành luật khác thì chủyếu căn cứ vào:a. Tên gọi của các văn bản pháp luậtb. Đối tượng và phương pháp điều chỉnhc. Đối tượng điều chỉnh và tên gọi của các văn bản pháp luậtd. Phương pháp điều chỉnh và tên gọi của các văn bản pháp luậtCâu 3. Trong những quan hệ sau đây, quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh củaLuật kinh tế:a. Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanhb. Quan hệ về việc thuê mướn lao động của doanh nghiệpc. Quan hệ giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã với nhaud. Cả a và cCâu 4. Phương pháp quyền uy trong Luật kinh tế được sử dụng để điều chỉnh mốiquan hệ phát sinh:a. Giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã với nhaub. Giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với nhau13 c. Giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, hợp tác xãd. Luật kinh tế không sử dụng phương pháp quyền uyCâu 5. Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận trong Luật kinh tế được sử dụng đểđiều chỉnh mối quan hệ phát sinh:a. Giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã với nhaub. Giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với nhauc. Giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, hợp tác xãd. Giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệpCâu 6. Trong các văn bản pháp luật sau đây, văn bản nào là nguồn của Luật kinh tế:a. Luật giao thông đường bộb. Luật cư trúc. Khoa học và công nghệd. Luật cạnh tranhCâu 7. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung mấy lần:a. 1 lầnb. 2 lầnc. 3 lầnd. 4 lầnCâu 8. Hiện nay văn bản pháp luật về đầu tư nào sau đây đang có hiệu lực:a. Luật đầu tư trong nướcb. Luật đâu tư nước ngoàic. Luật đầu tưd. Luật đầu tư tại Việt NamCâu 9. Điều kiện để được công nhận là thương nhân:a. Có đăng ký kinh doanh và hoạt động thương mại một cách độc lậpb. Kinh doanh ổn định và hoạt động thương mại một cách độc lậpc. Hoạt động thương mại một cách độc lập và đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanhd. Hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanhCâu 10. Những đối tượng nào sau đây được công nhận là thương nhân :a. Doanh nghiệp tư nhânb. Những người buôn bán nhỏ lẻc. Cơ quan thuếd. Cơ quan đăng ký kinh doanh14