Quần nái là gì

VNTN – Từ lâu chúng ta đã quen với hình dáng chí phèo với quần nâu áo vá quê mùa của người Việt và đến tận bây giờ tư duy đó vẫn không thay đổi. Bằng chứng là những bức tượng Chí Phèo được tạo tác ở các công trình ngoài đời sống. Thế nhưng nếu tìm hiểu kỹ chúng ta mới giật mình, trang phục thực của Chí Phèo đâu có như vậy.

Ai từng đọc “Chí Phèo” của Nam Cao đều ấn tượng với lối trang phục sau khi ra tù về làng: “Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng…”. Và không chỉ Chí Phèo trong các sáng tác của Nam Cao, có đến hai nhân vật nữa của Nam Cao đều mang lối trang phục này, đó là người chồng Dì Hảo: “Hắn về với một cái quần đen, một cái áo tây vàng…” (truyện “Dì Hảo”); và nhân vật Đức, con Trương Rự – biệt danh ông Thiên Lôi – sau thời gian vắng mặt trở lại làng: “Cái áo trong của hắn, màu đỏ khé, có cái cổ cụp xuống như tai chó tây, phần dưới cái áo ấy đút vào bên trong cái quần bằng lĩnh đen; ngoài cùng là cái áo tây vàng, cài một cúc” (truyện “Nửa đêm”). Như vậy các nhân vật đều có chung kiểu trang phục: khoác áo tây vàng và trong mặc quần nái đen… Vậy kiểu trang phục của nhân vật nói lên điều gì? Chiếc áo tây vàng: Vào những năm 30 thế kỷ XX, lối trang phục của người Việt đã có những thay đổi. Lối Âu phục xuất hiện ở tỉnh thành, nam giới với áo sơ mi, quần âu, vét -tông. Vậy “chiếc áo tây vàng” cũng là một loại áo mới, nhưng kiểu cách ra sao? May sao một truyện ngắn, tuy là hư cấu nhưng có thể cho ta hình dung về kiểu áo này: “Cái áo gây được sự chú ý của mọi người. Nó là một cái áo tây bằng vải ka-ki màu vàng, đã cũ rích cũ mèm, nhưng chính vì nó quá xưa cũ mà cái kiểu áo còn mang một vẻ rất “tây”. Tay áo dài và rộng, ráp lên hai bờ vai thật khéo không một vết nhăn nhúm. Cái kiểu cổ bẻ, hở xuống tới ngực rồi chạy tiếp hai hàng nút áo, mỗi bên có ba chiếc khuy bằng đồng chạm trổ, đem lại một vẻ phong lưu mà xuất xứ của nó, hẳn phải là của một tay chơi sành từ hai ba chục năm về trước. Tuy lâu đời là vậy, nhưng là vải hàng ngoại, lại được giữ gìn, nên mặt áo trông vẫn còn tươm…” (Truyện ngắn “Chiếc áo Tây vàng” của nhà văn Nhật Tiến. Một cô gái đem bán chiếc “áo Tây vàng”, một đồ tùy táng của một người chết ).

Như vậy, ‘chiếc áo tây vàng’, bằng vải ka-ki màu vàng, tay áo rộng, cổ bẻ hở xuống tận ngực, hai hàng nút áo, mỗi bên có ba chiếc khya đồng trạm trổ. Một dấu hiệu vẻ ngoài của người hiện đại, văn minh!

Quần nái là gì

Chiếc quần nái đen: “Nái” là từ chỉ “đồ dệt bằng tơ gốc”, nái đen chỉ màu sắc chất liệu của chiếc quần. Nhưng loại quần áo này có phải dành cho đàn ông? Nhà thơ Nguyễn Bính từng hoài nhớ về người thôn nữ, những “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen”… đã mất đi vì bị “thành thị hóa”. Để thay bằng “khăn nhung quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm”…(“Còn đâu cái yếm lụa sồi/ Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân/ Còn đâu cái áo tứ thân/ Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen”, bài Chân quê, tập Tâm hồn tôi, 1940 ). Như thế, “quần nái đen” chỉ phụ nữ quê mới mặc. Nhân vật Chí Phèo, cùng các nhân vật khác của Nam Cao lại có lối trang phục ấy, thì quả là “kì cục”. Các nhân vật đều “thoát ly” nhà quê, “lang bạt kỳ hồ”; đua đòi lối “thành thị”, tỏ rõ kiểu dân ăn chơi, nhưng “nửa mùa”, nhố nhăng… Kiểu dân “anh chị”, tay chơi, nhưng vẫn lòi cái đuôi “quê kệch”, ở những năm 30-40 thế kỉ trước! Hình ảnh Chí Phèo sau khi ra tù, lang bạt trở về làng (nhân vật khác chỉ bỏ làng lang bạt) những ngày đầu phải được ghi nhận như vậy. Cần để ý tới nhận xét của người kể chuyện: “Trông đặc như thằng sắng cá!”( Tuyển tập Nam Cao, tập 1; SGK Văn học 11 chú : “Săng đá (hoặc sắng cá) có lẽ từ tiếng Pháp xônđa (soldat: người lính); có thể hiểu là lính tẩy). Có thế mới thấy ý đồ của nhà văn, sự thay đổi ở trang phục, diện mạo theo từng thời gian cuộc đời, một loại nhân vật ở nông thôn Việt Nam, ở những năm nửa đầu thế kỷ XX. Những lối trang phục như những tay “anh chị”, có “số má”, giống kiểu diện quần áo lính , “na-tô” , rằn ri… trông rất “hầm hố” của các thời sau này…

Chí Phèo đâu phải áo quần nâu rách vá như trên phim ảnh đã trình diễn!? Không quê mùa thuần túy, mà pha tạp lối sống thị thành, nên mới có đời sống tâm lý không hề giản đơn. Bi kịch Chí Phèo mới mang nhiều ý nghĩa.

Đỗ Tiến Bảng

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

nái tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ nái trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ nái trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ nái nghĩa là gì.

Danh từ: (ph.). Bọ nẹt.- 2 d Sợi tơ thô, ươm lẫn tơ gốc với tơ nõn. Kéo nái Hàng dệt bằng nái. Thắt lưng nái.- 3 I t. (Súc vật) thuộc giống cái, nuôi để cho đẻ. Lợn nái. Trâu nái.- II d. (kng.). Lợn (hoặc trâu, bò, v.v.) (nói tắt). Đàn nái.
  • giọt nước cành dương Tiếng Việt là gì?
  • si tưởng Tiếng Việt là gì?
  • đắc chí Tiếng Việt là gì?
  • tốc độ kế Tiếng Việt là gì?
  • đã thâm còn đen Tiếng Việt là gì?
  • Quang Thịnh Tiếng Việt là gì?
  • Thành Lập Tiếng Việt là gì?
  • bạch cúc Tiếng Việt là gì?
  • nét vãi Tiếng Việt là gì?
  • cát cánh Tiếng Việt là gì?
  • dài dòng Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của nái trong Tiếng Việt

nái có nghĩa là: Danh từ: . (ph.). Bọ nẹt.. - 2 d. . Sợi tơ thô, ươm lẫn tơ gốc với tơ nõn. Kéo nái. . Hàng dệt bằng nái. Thắt lưng nái.. - 3 I t. (Súc vật) thuộc giống cái, nuôi để cho đẻ. Lợn nái. Trâu nái.. - II d. (kng.). Lợn (hoặc trâu, bò, v.v.) (nói tắt). Đàn nái.

Đây là cách dùng nái Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ nái là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "nái", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ nái, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ nái trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

2. Triệu chứng lợn nái đậu thai.

3. Câm miệng, đồ lợn nái ngu ngốc.

4. Chồng gọi tôi là 'nái sề hết đát'.

5. Khi nghe con heo nái già đang rên rỉ

6. Bà ta sau sinh trông như nái sề vậy.

7. Con lợn nái sề nhà anh ta đã già rồi.

8. Heo nái không đẻ con, người nông dân sợ chết đói.

9. Ở nhà không ai cho cô ăn hả lợn nái?

10. Con lợn nái sề nhà tôi lại sinh thêm nứa mới.

11. Loài này có nguồn gốc từ việc nhập khẩu 12 con lợn đất từ năm 1949 từ Scandinavia - bốn con lợn đực và tám con lợn nái (con nái chưa trưởng thành).

12. Bụng tao có cái hố to ngang cái vú con lợn nái.

13. Loài này đang hồi phục và hiện có hơn 2 500 lợn nái thuần chủng.

14. Hiện nay chỉ có khoảng 1500 lợn nái đăng ký dưới tên giống lợn này.

15. Nói vợ anh như nái sề là không tốt, cô ấy đã hi sinh rất nhiều cho gia đình.

16. Lợn nái được gọi là bà mẹ tốt, có lứa đẻ trung bình từ 5 đến 6 heo con.

17. Lợn nái bố mẹ LY được sản xuất từ các đòng thuần Landrace và Yorkshire.

18. Không biết tới một gương mặt nào thú vị ngoài những cái bụng heo nái.

19. Nếu con mẹ chết sớm, heo con được nuôi bởi những con lợn nái khác.

20. Lông lá được tìm thấy khắp cơ thể lợn ngoại trừ các tuyến vú ở lợn nái.

21. Butch (lợn nái) và Sundance (heo rừng) là những con lợn Tamworth em gái và em trai.

22. Hôm trước con lợn nái sề này còn rất khỏe, hôm nay sao đã ốm rồi.

23. Lợn nái là những bà mẹ khéo, và lứa đẻ trung bình của chúng khoảng bảy con lợn.

24. Vậy nên họ đã nghĩ ra một kế hoạch. Một kế hoạch kích thích các con lợn nái.

25. Ngựa nái có thể được một số nguồn gốc và được liệt kê như là facteur de Selle français.

26. Vào cuối thế kỷ 20, số lượng lợn đáng kể chiếm toàn bộ hòn đảo, với số lượng đực và nái ngang nhau.

27. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 47% tổng số lợn nái được đăng ký đăng ký là từ giống Essex và Wessex.

28. Những ghi chép cho thấy có nhũng con dê nái thậm chí còn sinh sáu đứa con bình thường cùng một lúc.

29. Họ giống như: " chó ăn lại chỗ ói của chúng và heo nái đắm mình trong bãi phân của chính chúng "

30. Vì chưa biết viết nên một người bạn đã viết hộ em: “Bà ngoại em cho em một con heo nái.

31. Lợn đực Kunekune trở nên to béo từ 6 đến 7 tháng, trong khi lợn nái có thể mang thai sau 5 tháng.

32. Trong năm 2008 có 373 con lợn nái đã được đăng ký từ 24 dòng máu, và 108 nam giới đã đăng ký.

33. Chó sói chủ yếu nhắm vào heo con và các con chưa trưởng thành, và hiếm khi tấn công lợn nái trưởng thành.

34. Heo thường có trọng lượng khoảng 250 kg (550 lb) và lợn nái khoảng từ 150 đến 200 kg (330 đến 440 lb).

35. Chúng có đuôi dựng lên, râu là nổi bật trên con dê đực, và khoảng 40% dê nái cũng có râu khá nổi bật.

36. Đến năm 2012, số lượng đã tăng lên, và có 837 con lợn nái đã đăng ký và 238 con đực đã đăng ký.

37. Lập tức hiện ra một dĩa tổ nái những bánh mì kẹp thịt, hai cái cốc bạc, một vại nước trái bí ướp lạnh.

38. Chẳng hạn, lợn nái có thể trở nên cực kỳ hung dữ nếu chúng cảm thấy đàn con của mình bị đe dọa.

39. Quần thể hiện được biết đến (lợn nái giống) là: Hoa Kỳ (1000); Vương quốc Anh (340); Canada (254); Australia (55) và New Zealand (20).

40. Có khi tôi cảm thấy mình như một con heo nái sống trong nông trại đang được vỗ béo chờ dịp xả thịt vào ngày Giáng Sinh.

41. Lợn nái sản sinh nhiều sữa, cho con bú đạt đỉnh điểm sau 5 tuần, điều này khá muộn so với trường hợp ở hầu hết các giống.

42. Trong khi với 40 dòng và ít hơn 2.000 ngựa nái giống, tổng số không lớn, ngựa kéo xe Hà Lan (Dutch Harness) rất dễ nhận biết.

43. Vào năm 1954, 488 con lợn đực Essex (chiếm 2% tổng số đàn lợi giống của Anh) vẫn được cấp phép, và 3.716 con nái đã được đăng ký.

44. Một biên niên sử của Nga từ năm 1338 đề cập đến "Tamma-Karjala" ("Ngựa nái của Karelia"), có lẽ là biểu thị một nơi có giống ngựa tốt.

45. Các con hươu được có một điều tâm trí chung của mình tại thời điểm này trong năm là để tìm càng nhiều càng tốt nhưng con hươu nái.

46. Chúng thường đạt trọng lượng từ 400 đến 600 pound (180 đến 270 kg), với lợn nọc trung bình 550 pound (250 kg) và lợn nái 450 pound (200 kg).

47. Đến năm 1954, việc đăng ký lợn nái của hai giống đã giảm xuống còn 22% tổng số và ít hơn 10% số lợn đăng ký là từ giống Essex và Wessex.

48. Tuy nhiên, có một mối liên hệ được thể hiện qua việc thỉnh thoảng sinh một con heo màu đỏ cho các con heo nái da đen gốc lợn đen Hoa Kỳ.

49. Ở Úc vào năm 2008, có ít hơn 100 con lợn nái giống đã được đăng ký, và chúng được coi là cực kỳ nguy cấp do Quỹ giống hiếm của Úc.

50. Vào năm 2005, tổ chức Rare Breeds Survival Trust đã chuyển giống này sang trạng thái "có nguy cơ", có nghĩa là có ít hơn 1.500 con ngựa nái ở Anh.