Quy định diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Điện Biên

Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, hệ số sử dụng đất tối đa có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố xác định mật độ xây dựng thuần trong xây dựng. Theo đó, mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm: Nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà ở độc lập được quy định cụ thể: Đối với diện tích nhỏ hơn 90m2, mật độ được xây dựng là 100%, nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định về khoảng lùi, khoảng cách giữa các công trình; Diện tích từ 100 – dưới 200m2, mật độ xây dựng 90%; Diện tích từ 200 – dưới 300m2, mật độ xây dựng 70%; Diện tích từ 300 – dưới 500m2, mật độ xây dựng 60%; Diện tích từ 500 – dưới 1.000m2, mật độ xây dựng 40% và diện tích trên 1.000m2, mật độ xây dựng là 40%. Ngoài ra, lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 7 lần.

Quy định diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Điện Biên

Nhà ở riêng lẻ diện tích 90m2 đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng sẽ được xây dựng với mật độ tối đa 100%.

Thông tư số 01/2021/TT-BXD cũng hướng dẫn chi tiết về khoảng lùi tối thiểu của công trình, được tính theo bề rộng của mặt đường và chiều cao của công trình xây dựng, cụ thể: Bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình nhỏ hơn 19m, từ 19 – 22m và trên 22m tương ứng với chiều cao công trình là 19m thì không cần khoảng lùi; Công trình cao từ 19 – 22m tiếp giáp mặt đường rộng nhỏ hơn 19m, khoảng lùi là 3m, tiếp giáp mặt đường rộng trên 19m không cần khoảng lùi; Công trình cao từ 22 – dưới 28m, tiếp giáp mặt đường nhỏ hơn 19m khoảng lùi là 4m, tiếp giáp mặt đường từ 19 – dưới 22m khoảng lùi là 3m, tiếp giáp mặt đường rộng hơn 22m thì không cần khoảng lùi; Công trình có chiều cao trên 28m, tiếp giáp với mặt đường rộng từ 19m trở lên khoảng lùi quy định là 6m.

Riêng đối với công trình nhà ở riêng lẻ có chiều cao dưới 25m và diện tích dưới 100%, trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không còn quỹ đất để đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất của các công trình dịch vụ, công cộng, cho phép tăng mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình dịch vụ, công cộng nhưng không vượt quá 60%.

Diện tích tối thiểu được cấp phép xây dựng là bao nhiêu? Chia sẻ những quy định về diện tích tối thiểu được cấp phép xây dựng mới nhất theo luật hiện hành.

Điều kiện để được thực hiện công trình trên đất thì phải có giấy phép xây dựng. Để được cấp phép thì đất đai phải đảm bảo diện tích tối thiểu được cấp phép xây dựng. Vậy các quy định xung quanh vấn đề này như thế nào?

I. Căn cứ xác định hạn mức diện tích tối thiểu được cấp phép xây dựng

Việc xây dựng nhà ở phải phù hợp với quy hoạch và đảm bảo việc sử dụng đất tốt nhất. Do đó, cơ quan chức năng ra quy định về kích thước tối thiểu được cấp phép xây dựng. Theo đó, kích thước lô đất dựa trên các tiêu chí:

  • Nhu cầu thực tế của đối tượng sử dụng.
  • Đảm bảo việc phù hợp các giải pháp quản lý và tổ chức không gian của cơ quan chức năng.
  • Tuân theo các quy định về quy hoạch và quản lý xây dựng.

Quy định diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Điện Biên
Để được phép xây dựng thì lô đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu.

II. Quy định về diện tích tối thiểu được cấp phép xây dựng

1. Nhà ở đường phố có lộ giới từ 20m trở lên

Khi thực hiện xây dựng ở các lô đất thuộc quy hoạch xây dựng mới, ở khu vực tiếp giáp với đường có lộ giới từ 20m trở lên thì diện tích tối thiểu được quy định như sau.

  • Diện tích tối thiểu để được phép thực hiện xây dựng công trình nhà ở: 45m2.
  • Chiều rộng mặt tiền của lô đất xây dựng: từ 5m trở lên.
  • Chiều sâu của lô đất xây dựng cần đạt từ 5m trở lên.

2. Nhà ở đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20m

Đối với việc xây dựng nhà ở thuộc khu xây dựng mới, nơi tiếp giáp với đường có lộ giới dưới 20m thì quy định về diện tích tối thiểu để cấp phép xây dựng như sau.

  • Diện tích của lô đất được cấp phép: từ 36m2 trở lên.
  • Hạn mức tối thiểu với chiều rộng mặt tiền lô đất là 4m.
  • Chiều sâu lô đất xây dựng từ 4m trở lên.

Quy định diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Điện Biên
Các lô đất nằm ở đường lộ giới dưới 20m, hạn mức về diện tích tối thiểu được phép xây dựng thấp hơn.

Xem Thêm: Diện tích đất tối thiểu bao nhiêu mét vuông thì được cấp sổ đỏ

3. Quy định về kích thước đối với nhà trong hẻm

Theo Điều 121 Luật xây dựng và Điều 3 quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 39/2005/QĐ-TT, việc xây dựng nhà trong hẻm phải tuân theo các quy định như sau.

Với những lô đất có diện tích nhỏ hơn 15m2

  • Chiều rộng, chiều sâu nhỏ hơn 3m (so với chỉ giới xây dựng) thì không được phép thực hiện xây dựng mới mà chỉ được sửa sang, cải tạo.
  • Lô đất có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên có thể xây mới, cải tạo, sửa chữa. Tuy nhiên tại đây chỉ được phép xây dựng nhà 1 tầng với chiều cao tối đa là 8,8m.

Với những lô đất có diện tích từ 15-36m2

Tùy thuộc vào chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thực tế, lô đất sẽ được phép cấp giấy phép xây dựng, cải tạo và sửa chữa phù hợp. Quy mô được phép xây dựng sẽ phụ thuộc vào kích thước và diện tích lô đất.

  • Lô đất có mặt tiền hoặc chiều sâu chỉ 2m: Chỉ được phép sửa chữa, cải tạo, không được phép xây mới.
  • Lô đất có chiều rộng mặt tiền 2-3m: được xây dựng với quy mô từ 2 tầng trở xuống, chiều cao công trình tối đa 12,2m.
  • Lô đất có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên: chỉ được phép xây dựng công trình có chiều cao từ 3 tầng trở xuống, chiều cao công trình không vượt quá 15,6m.

Quy định diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Điện Biên
Với nhà trong hẻm, tùy thuộc diện tích và kích thước lô đất sẽ được phép xây, cải tạo các công trình với quy mô khác nhau.

Xem thêm: Hồ sơ và thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở

Trên đây là các quy định cần chú ý về diện tích tối thiểu được cấp phép xây dựng. Điều này rất quan trọng để đảm bảo tuân theo các quy định pháp luật khi thực hiện xây dựng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn về vấn đề này. Để có thêm những kiến thức về bất động sản, hãy tiếp tục theo dõi Nhà Đất Mới.

Quy định diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Điện Biên

Nếu như bạn đang có ý định muốn xây dựng, thiết kế nhà ở hay bất kỳ một công trình nào thì bạn cần phải nắm rõ những quy định này để đảm bảo thực hiện được chuẩn xác đúng theo tiêu chuẩn nhất, để được cấp phép xây dựng và tránh xảy ra các vi phạm không đáng có. Một trong các quy định về xây dựng bắt buộc phải tuân thủ đó là diện tích xây dựng. Vậy diện tích tối thiểu được cấp phép xây dựng là bao nhiêu? 

Căn cứ pháp lí

  • Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD

Nội dung tư vấn

1. Giấy phép xây dựng là gì? Diện tích tối thiểu được cấp phép xấy dựng là bao nhiêu? 

Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch. Quy định của mỗi quốc gia về giấy phép xây dựng có thể khác nhau. Ở Việt Nam trình tự, thủ tục xin và cấp giấy phép xây dựng được quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư và các hướng dẫn thi hành chi tiết.

Mục 2.8.9 chương 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD đã có quy định về kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở. Theo đó, để xây dựng nhà ở trên mảnh đất phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở được xác định cụ thể theo quy định và đối tượng sử dụng, phù hợp với các giải pháp tổ chức không gian và được quản lý theo quy định về quản lý xây dựng của khu vực lập quy hoạch.
  • Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m, phải đảm bảo:
  1. Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở phải tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 45 m2
  2. Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu ≥ 5m
  3. Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở ≥ 5m
  • Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy định xây dựng mới, tiếp giáp với đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20m phải đảm bảo:
  1. Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở gia đình tối thiểu ≥ 36 m2
  2. Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở ≥ 4m
  3. Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở ≥ 4m

Chiều dài tối đa của một dãy nhà liền kề hoặc riêng lẻ có hai mặt tiếp giáp với các tuyến đường chính là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp với các quy định về quy hoạch mạng lưới giao thông hoặc bố trí đường đi bộ có bề rộng tối thiểu 4m.

Ngoài ra, quy định này cũng đề cập đến những lô đất có vị trí trong hẻm với các mức diện tích như sau:

  • Lô đất trong hẻm có diện tích dưới 15m2:
  1. Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 3m chỉ được cải tạo, sửa sang hiện trạng, không được phép xây dựng mới.
  2. Chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên được cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới với quy mô một tầng có chiều cao không quá 8,8m.
  • Lô đất có diên tích từ 15m2 đến dưới 36m2:
  1. Chiều rộng hoặc chiều sâu nhỏ hơn 2m: nếu đã tồn tại thì được phép sửa chữa, cải tạo theo hiện trạng.
  2. Có chiều rộng từ 2m đến 3m: được phép cải tạo, sửa chữa, xây dựng tối đa 2 tầng, chiều cao không quá 12,2m.
  3. Có chiều rộng từ 3m trở lên được phép cải tạo, sửa chữa, xây dựng tối đa 3 tầng và chiều cao không quá 15,6m.

Như vậy, với những quy định này, bạn có thể đo đạc và xem xét diện tích lô đất hiện tại của mình có phù hợp với quy định của pháp luật hay không trước khi tiến hành xây dựng.

2. Hồ sơ, trình tự cấp giấy phép xây dựng.

 Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn đối với công trình liền kề (nếu có công trình xây dựng liền kề);
  • Ngoài các giấy tờ nêu trên, với mỗi loại công trình khác nhau thì cần những giấy tờ khác. Chẳng hạn bản sao phê duyệt dự án, quyết định đầu tư của công trình không theo tuyến, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của công trình xây dựng theo tuyến…

 Trình tự cấp giấy phép xây dựng

  • Nộp 02 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra hồ sơ và ghi giấy biên nhận.
  • Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Sau đó đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi đến cơ quan có liên quan.
  • Ra quyết định cấp giấy phép xây dựng.
  • Thời hạn cấp giấy phép xây dựng: 30 – 40 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!
Khuyến ngh

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

0

FacebookTwitterPinterestEmail