Sách hướng dẫn móc len tiếng Việt

Sách đan móc len Tiếng Việt thấy nhiều bạn hỏi cách đọc chart kí hiệu xvA, hôm nay Sách đan móc len Tiếng Việt tổng hợp lại để bạn nào chưa hiểu có thể tham khảo, hi vọng giúp ích được cho các bạn , nhất là các bạn mới bắt đầu học đan móc
Khi mới học đan móc len, điều quan trọng là phải nắm vững cách móc và kí hiệu của các mũi căn bản. Rất may mắn là tất cả các kiểu móc đều xuất phát từ những mũi móc căn bản, chúng được biến tấu về thứ tự, màu sắc... Bởi vậy, khi nắm rõ các mũi móc căn bản thì chúng ta có thể móc hầu hết các kiểu đan móc.
Sách đan móc len Tiếng Việt biết móc, chưa biết đan, vẫn đang mài mò học đan, nên Sách đan móc len Tiếng Việt chỉ có thể hướng dẫn cho các bạn về những điều mình biết về móc. Về phần cách móc như thế nào thì các bạn có thể tham khảo thêm trên Youtube.

Những mẫu móc căn bản và kí hiệu:

  • x: mũi móc đơn
  • v: 2 mũi móc đơn vào 1 chân móc ( tăng mũi móc đơn)
  • w: 3 mũi móc đơn vào 1 chân móc ( tăng mũi móc đơn)
  • A: 1 mũi móc đơn vào 2 chân móc ( giảm mũi móc đơn)
  • M: 1 mũi móc đơn vào 3 chân móc ( giảm mũi móc đơn)
  • B: mũi bính / hay còn gọi mũi xích
  • BL: mũi back loop
  • FL: mũi front loop
  • MR: vòng tròn ma thuật (magic ring)
  • T: mũi nữa kép
  • F: mũi kép đơn

Còn 1 số mũi móc, tùy vào người dịch kí hiệu như thế nào.

Hướng dẫn các đọc chart kí hiệu xvA:

Có thể nói chart kí hiệu xvA là chart dể đọc nhất trong các loại chart ( chart hình, chart chữ, chart kí hiệu). Chỉ cần nắm vững kí hiệu và cách móc các mũi móc căn bản, các bạn có thể hoàn toàn đọc và hoàn thành được 1 sản phẩm đan móc len.

Ví dụ:

Sách đan móc Tiếng Việt lấy 1 amigurumi ( thú đan móc len) đơn giản. Khi chuẩn bị móc, các bạn nên xét xem sẽ móc theo kiểu xoắn ốc hay theo hàng. Mỗi kiểu đều có ưu khuyết điểm khác nhau. Theo kiểu xoắn ốc thì chúng ta phải đánh dấu hàng, nhưng sản phẩm lại không có gân, kiểu theo hàng thì ngược lại ( + thêm để đổi màu).

Sách hướng dẫn móc len tiếng Việt
Chart móc con bạch tuộc

Bạch tuộc ( móc màu hồng)

Ở đây chúng ta có thể thấy được bạch tuộc có 2 phần, tương ứng với 2 bảng chart: Đầu làm 1 cái, Tua làm 6 cái.

Nhìn vào Bảng chart phần Đầu, tổng cộng có 23 hàng, mỗi hàng có số mũi tương ứng với cột thứ 2 của bảng chart.

  • Hàng thứ 1: 6 mũi, cách móc 6x ( MR). Ở đây, chúng ta bắt đầu móc bằng MR với 6 mũi đơn. Nếu như 7x (MR), là bắt đầu bằng MR với 7 mũi đơn, tương tự như thế. Thông thường có 2 cách để bắt đầu, MR là cách thứ nhất, cách thứ hai là móc 1 dãy bính.
  • Hàng thứ 2: 12 mũi, cách móc 6v. Mũi v là mũi tăng móc đơn, 2 mũi đơn vào 1 chân móc, có nghĩa là 1 mũi v = 2 mũi x. Chúng ta móc 6 mũi v ở hàng thứ 2, tức là có 12 mũi đơn. Ở nhiều chart, người ta sẽ không ghi cụ thể là bao nhiêu mũi v, bạn có thể hiểu : hàng 2 móc tất cả đều là mũi v.
  • Hàng thứ 3: 18 mũi, cách móc xv. Chúng ta móc 1 mũi x, 1 mũi v, 1 mũi x, 1 mũi v,... cho đến hết hàng 3. Số mũi =18 = 3*6 = (xv)*6 = (1 mũi x, 1 mũi v)* móc 6 lần.
  • Hàng thứ 4: 24 mũi, cách móc 2xv. Móc 2 mũi đơn, 1 mũi v, 2 mũi đơn, 1 mũi v,... cho đến hết hàng ( lặp lại 6 lần).
  • Hàng 6 đến hàng 8: móc tương tự
  • Hàng 9-16: 48 mũi, cách móc x. Từ hàng 9 đến hàng 16, tổng cộng là 8 hàng ( lấy hàng cuối - hàng đầu +1). 8 hàng, mỗi hàng móc 48 mũi x.
  • Hàng 17: 42 mũi, cách móc 6xA. Móc 6 mũi đơn, 1 mũi A, 6 mũi đơn, 1 mũi A, ....cho đến hết hàng ( lặp lại 6 lần). Lưu ý: 1 mũi A= 1 mũi đơn.
  • Hàng 18 đến hàng 23: móc tương tự.
Thông thường khi còn 3 đến 4 hàng cuối thì chúng ta có thể nhồi bông. Lưu ý, không nên tiết kiệm bông mà nhồi ít như thế sản phẩm làm ra sẽ không được đẹp. Cách để xem nhồi đủ hay chưa là lấy tay bóp sản phẩm, nếu bạn buông tay mà sản phẩm trở lại như ban đầu là ok. Nếu nhìn từ ngoài vào mà thấy gòn là bạn đã nhồi dư rồi đấy ( hoặc bạn móc lõng tay).

Như vậy chúng ta đã có được đầu bạch tuộc, tiếp theo bắt đầu móc 6 cái tua bạch tuộc. Khi móc xong, có thể dùng kim may len để may hoặc dùng súng bắn keo dán keo để ráp các sản phẩm. Còn việc may như thế nào thì hỏi bạn Google cách ráp các bộ phận thú nhồi bông.

Mẹo: Theo Sách đan móc len Tiếng Việt thì bạn không nên chừa 1 đoạn len sau khi móc xong để dành ráp các bộ phận. Làm như thế thì bạn sẽ tốn thời gian xỏ kim. Cách tốt nhất là xỏ kim 1 lần với 1 sợi len thật dài để may các bộ phận lại.

Cách bắt đầu móc:

Như Sách đan móc len Tiếng Việt đã nói ở trên, có 2 cách bắt đầu móc: MR và móc 1 dãy bính.

  • MR: bắt đầu bằng magic ring. Anh youtube và bạn Google sẽ giúp chúng ta.
  • Móc 1 dãy bính: cách này ứng dụng nhiều trong móc khăn áo. Đơn giản là chúng ta móc 1 dây dài bằng mũi bính, sau đó móc bằng các mũi khác, mũi F chẳng hạn

Sách hướng dẫn móc len tiếng Việt

Trong việc móc amigurumi cũng sử dụng kiểu bắt đầu này, lấy con cánh cam này làm ví dụ:

Sách hướng dẫn móc len tiếng Việt


Phần Lưng và Bụng xem lại hướng dẫn bên trên. Phần Đầu:

Hàng 1: 16 mũi, 8B, 6xw, 5xv. Nếu như đếm số mũi thì chúng ta sẽ không đếm dãy bính ( 8B), vì 8B móc bắt đầu ( giống như MR). Mũi w : 3 mũi đơn và 1 chân móc = 3 mũi đơn. Vì thế 6xw, 5xv = 6x +3x+ 5x +2x = 16 mũi x. Móc như sau: móc 8 mũi bính, sau đó móc 6 mũi x, móc 3 mũi x vào chân cuối cùng của hàng ( mũi B đầu tiên), móc tiếp 5x, 2 mũi x vào chân mũi cuối cùng ( mũi B thứ 7).

Sách hướng dẫn móc len tiếng Việt

  • mũi B: màu xanh lá
  • mũi x: màu đen
  • mũi v: màu hồng tím ( 2 mũi x)
  • mũi w: màu xanh dương ( 3 mũi x)

Sách đan móc len Tiếng Việt mong giúp đỡ được các bạn gần xa.