Sách lớp 9 năm 2023 có cải cách không

Sách lớp 9 năm 2023 có cải cách không

Phụ huynh học sinh mua sắm sách vở phục vụ năm học mới.

Trong đó, công ty đã và đang phát hành trên 1,145 triệu bản SGK các lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12 theo chương trình hiện hành. Đối với SGK lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, công ty phát hành hơn 1,850 triệu bản sách đến các địa phương để phục vụ năm học 2022-2023.

Thông tin từ Công ty cổ phần Sách - Thiết bị Bến Tre, trong năm học 2022-2023, Bến Tre xuất hiện tình trạng thiếu cục bộ một số bản SGK thuộc khối lớp 4, 8, 11. Đây là khối lớp chuẩn bị thay sách vào năm học tới, do đó nhà cung ứng có hạn mức xuất bản nhằm hạn chế sách bị thừa nhiều vào năm học sau. Đây cũng là tình trạng chung của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, không riêng ở Bến Tre. Công ty cổ phần Sách - Thiết bị Bến Tre đã liên kết với các tỉnh, thành khu vực để điều phối nhằm đảm bảo SGK phục vụ năm học mới.

Cùng với đó, các cơ sở giáo dục đã chủ động, linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp như: Triển khai tủ sách dùng chung cho học sinh, vận động xã hội hóa mua SGK nhằm đảm bảo các em học sinh có SGK.

* Năm học 2022-2023, chia sẻ khó khăn với ngành giáo dục và phụ huynh trên địa bàn tỉnh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao tặng 600 bộ SGK chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh. 600 bộ SGK trao tặng gồm bộ sách: lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10. Mỗi khối lớp 100 bộ, tổng giá trị trên 145,5 triệu đồng.

Ngoài ra, nhà xuất bản còn tặng sách bài tập bổ trợ cho 20 trường THPT với kinh phí trên 51 triệu đồng. Đây là hoạt động xã hội nằm trong chương trình cùng tiếp bước em đến trường của nhà xuất bản. Hiện tại, đơn vị phân phối phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo vận chuyển, phát hành SGK trao tặng đến các em học sinh để đảm bảo kịp thời sử dụng trong năm học mới.

Tin, ảnh: Phan Hân

Lộ trình thay sách giáo khoa mới

VTV.vn - Một sự kiện giáo dục thời điểm này đang được nhiều phụ huynh, học sinh và các nhà trường quan tâm. Đó là đã có sách giáo khoa mới của lớp 2 và lớp 6.

Năm học tới, lớp 2 và lớp 6 sẽ thay sách giáo khoa. Việc này đã nằm trong lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Lộ trình như sau:

Năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

Năm học sau là với lớp 2 và lớp 6.

Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

Và 4 năm nữa là đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Sách lớp 9 năm 2023 có cải cách không

Bất cứ học sinh, giáo viên hay cả phụ huynh nào rơi vào những cột mốc thay đổi trên đều ít nhiều lo lắng. Sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 cho năm tới có 3 bộ sách để các địa phương lựa chọn. Các địa phương có thể chọn cả một bộ sách, hoặc có thể chọn từng quyển của các bộ khác nhau để đưa vào giảng dạy.

Năm học tới, các thầy cô tại Hà Nam sẽ dạy học sinh lớp 6 theo sách giáo khoa mới. Sau rất nhiều trông ngóng, hiện 3 bộ sách đã đến với các giáo viên. Có cả bản cứng và các file mềm, video giới thiệu về sách giáo khoa của các tác giả. Giáo viên trực tiếp xem, rồi cùng tổ chuyên môn thảo luận về nội dung, hình ảnh, cấu trúc chương trình.

Cùng với lớp 6, lớp 2 cũng sẽ thay sách giáo khoa mới. Đã có kinh nghiệm chọn sách lớp 1 năm ngoái, các giáo viên tiểu học năm nay bớt đi sự bỡ ngỡ. Dù không trực tiếp quyết định trường mình sẽ học bộ sách nào như năm ngoái nhưng các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo vẫn là căn cứ quan trọng để UBND các tỉnh quyết định lựa chọn sách. Các giáo viên hiểu trách nhiệm tìm hiểu kỹ các bộ sách giáo khoa của mình.

Trường Tiểu học Liêm Phong năm ngoái chọn sách giáo khoa từ 3 bộ khác nhau để dạy cho học sinh lớp 1. Đã được gần 1 năm thực hiện dạy và học, nhà trường nhận thấy, lúc này, không chỉ các giáo viên mà học sinh, phụ huynh cũng cần được tuyên truyền để chủ động tìm hiểu về các bộ sách giáo khoa mới đang được các nhà xuất bản giới thiệu công khai.

Các địa phương sẽ có thời gian nghiên cứu sách giáo khoa mới từ giờ đến hết tháng 3. Sau đó, UBND tỉnh, thành phố sẽ quyết định lựa chọn cuốn sách nào phù hợp. Giáo viên, nhà trường nghiên cứu sách kỹ lưỡng, thẳng thắn, khách quan đưa ra các góp ý sẽ góp phần quyết định những chương trình học chất lượng cho học sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

sách giáo khoa, giáo dục phổ thông, học sinh lớp 6, giáo viên tiểu học, học sinh lớp 1, chương trình học, thầy cô giáo, trường tiểu học, Nhà xuất bản

Sách lớp 9 năm 2023 có cải cách không
Tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10, nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11, sách giáo khoa tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương. Ảnh NXB Giáo dục

Bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2021 - 2022 là năm học thứ hai ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành. Lần đầu tiên khai giảng năm học phải tổ chức theo hình thức trực tuyến; gần 20 triệu học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp, trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước.

Ngành giáo dục đã tiếp tục thực hiện đổi mới thể chế, nhằm tháo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022 được tổ chức nghiêm túc và an toàn. Tiếp tục thực hiện tự chủ đại học để mở ra nhiều cơ hội cho giáo dục đại học phát triển.

Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ ra những tồn tại, khó khăn như tổ chức quản lý, hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Tỷ lệ trường tiểu học tổ chức bán trú còn thấp nên cha mẹ học sinh gặp khó khăn khi đưa con đến trường học 2 buổi/ngày. Các trường tiểu học ở các huyện miền núi có nhiều điểm trường lẻ và lớp ghép với khoảng cách xa nên việc quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có nhiều bất cập. Một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến sĩ số học sinh/lớp cao như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai… Tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

Hiện ngành giáo dục còn thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022 - 2023. Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn; không có chính sách thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn; còn nhiều bất cập trong việc bố trí giáo viên Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy liên trường, liên cấp. Đến nay, Bộ Chính trị đã quyết định bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương cả giai đoạn 2022-2026.

Nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa

Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, trên cơ sở những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong năm học trước, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”.

Ngành GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý; chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; tăng cường công tác chính trị đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Đối với giáo dục phổ thông, tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10, nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11, sách giáo khoa tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương.

Bên cạnh đó, tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 như chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đáng chú ý, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trình Chính phủ phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn để triển khai từ năm học 2022 - 2023. Đồng thời, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 và phương án đến năm 2025 phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022, với 37/39 thí sinh đạt giải, trong đó có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối. Thành tích xuất sắc của các đội tuyển đã khẳng định nỗ lực vượt bậc trong học tập, rèn luyện của học sinh, giáo viên và các nhà trường trong bối cảnh dịch bệnh.

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục đại học có những cải thiện rõ rệt. Năm 2021, có 5 cơ sở giáo dục đại học lọt vào top đại học tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín, vượt mục tiêu năm 2025 của Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025.