Sau khi tiêm vaccine astrazeneca nên làm gì

Phản ứng sau tiêm có 2 dạng:

- Một là các phản ứng tại chỗ: 

Phản ứng tại chỗ sau tiêm thường gặp, liên quan đến đáp ứng miễn dịch trong tầm kiểm soát để tạo kháng thể, như: 

- Sốt

- Đau tại chỗ,

- Đau cơ

- Mệt mỏi

- Đau đầu...

 Đây là các phản ứng thông thường, không nguy hiểm, thường tự hết sau vài ngày hoặc sau 1 - 2 liều thuốc giảm đau hạ sốt.

Các phản ứng này phụ thuộc vào cơ địa của từng người, vào công nghệ sản xuất, thành phần, đặc tính của vaccine...

Sau khi tiêm vaccine astrazeneca nên làm gì

Sưng đau tại chỗ là phản ứng sau khi tiêm vaccine.

- Hai là phản vệ: 

Dạng thứ 2 này nguy hiểm và thường là nguyên nhân gây tử vong. Đây là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, hay còn gọi là phản vệ.

Phản ứng phản vệ thường xảy ra rất sớm, sau vài phút đến 1 - 2 giờ sau tiêm (hoặc tiếp xúc dị nguyên: Uống, ăn, hít ngửi, thậm chí quệt chạm phải...). Số ít trường hợp xảy ra muộn hơn, sau một vài ngày. 

Chính vì vậy, nghị định 104/CP-2016 về an toàn tiêm chủng quy định:

  • Hoạt động tiêm chủng phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng (đủ nhân lực, trang bị, thuốc cấp cứu...). Tuyệt đối không tiêm tại nhà.
  • Phải theo dõi tối thiểu 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng.
  • Nhân viên tiêm chủng phải giải thích, hướng dẫn cho người được tiêm tiếp tục theo dõi sau khi rời cơ sở tiêm chủng tối thiểu 24 giờ…

Tất cả yêu cầu này, không gì ngoài mục đích phát hiện sớm và xử trí đúng phản ứng phản vệ.

2. Cách phát hiện phản ứng phản vệ sau tiêm vaccine

Đã có nhiều bài viết chia sẻ rất chi tiết về phản ứng phản vệ. Hầu như tất cả các trường hợp tử vong sau tiêm vaccine đều liên quan đến phản ứng phản vệ.

Quan trọng nhất trong xử trí phản vệ là phải chẩn đoán sớm và xử trí đúng. Bệnh nhân gặp phản ứng phản vệ hầu như không thể tử vong, nếu được chẩn đoán ngay từ đầu và xử trí chính xác.

Để biết thế nào là phản vệ, cần nhận biết về triệu chứng và diễn biến của tình trạng này. Phản vệ cũng chia thành 4 độ:

 Độ I: Nổi ban đỏ từng điểm, từng đám, rồi lan rộng, phù mí mắt, phù mặt...

- Độ II: Xuất hiện thêm khó thở, thở rít, hoặc đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

- Độ III: Tiếp tục xuất hiện tình trạng huyết áp tăng (> 140/90mmHg) hoặc tụt (<90/60 mmHg), hoặc rối loạn ý thức (lơ mơ, nói sảng, vật vã...)

- Độ IV: Mất ý thức, ngừng tim, ngừng thở.

Phản ứng phản vệ cực kỳ nguy hiểm vì:

  • Xuất hiện và diễn biến rất nhanh. Nếu không phát hiện xử trí kịp thời, trong thời gian ngắn có thể chuyển từ độ I sang độ II, từ độ II sang độ III và tự độ III sang độ IV.

Khi bệnh nhân đã gặp phản vệ độ III - IV, nếu không được xử trí đúng tại bệnh viện thì tỉ lệ tử vong là rất lớn, hoặc cứu sống được vẫn có nguy cơ để lại di chứng nặng nề.

3. Phản ứng phản vệ có thường xảy ra sau khi tiêm vaccine không?

Người có cơ địa dị ứng sẽ tăng nguy cơ gặp phản ứng phản vệ, nhưng không có nghĩa là bệnh nhân có nguy cơ phản ứng với mọi loại dị nguyên. Thông thường một người có cơ địa dị ứng chỉ phản ứng với một số loại dị nguyên nhất định.

Sau khi tiêm vaccine astrazeneca nên làm gì

Sai tiêm cần ở lại cơ sở tiêm chủng theo dõi ít nhất 30 phút và thường xuyên có người thân bên cạnh trong suốt 72 giờ.

Các báo cáo phân loại trên thế giới, người ta chia ra khoảng 10 nhóm dị nguyên hay gây phản ứng quá mẫn. Trong đó hay gặp nhất là các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thực phẩm, nọc các loại côn trùng, kháng thể đơn dòng, các loại protein lạ...

Vaccine không nằm trong nhóm các chất hay gây phản ứng quá mẫn này.

Trên thực tế các loại vaccine đều được sản xuất để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng, nghĩa là tiêm cho số lượng lớn một nhóm người nào đó... nhằm mục đích phòng bệnh.

Do vậy việc kiểm định vaccine, từ nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phụ gia để bảo quản, thành phần hoạt chất các kháng nguyên... đều vô cùng nghiêm ngặt.

Tỷ lệ gây các phản ứng nghiêm trọng của các loại vaccine nói chung đều rất thấp, thường được tính bằng một đến vài trường hợp/100.000 người hoặc một vài trường hợp/1.000.000 người. Các vaccine ngừa COVID-19 được FDA và EMA phê duyệt đến thời điểm này, trong đó có Pfizer đều như vậy.

Do vậy dù có cơ địa dị ứng với nhiều chất, thì nguy cơ dị ứng với vaccine cũng không cao.

4. Xử trí phản ứng phản vệ sau tiêm thế nào?

Để phát hiện sớm, xử trí đúng phản vệ sau tiêm ngừa, đặc biệt ở người có cơ địa dị ứng, trẻ em, người có bệnh nền, già yếu... thì cần:

- Ở lại điểm tiêm chủng đến mức lâu nhất có thể.

- Trong 72 giờ sau tiêm ngừa, lúc nào cũng phải có ít nhất một người thân ở bên cạnh để theo dõi giám sát.

Chỉ cần phát hiện dấu hiệu phản vệ, phải ngay lập tức dùng thuốc theo hướng dẫn sẵn có, và đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất trong tối đa 10 đến 15 phút.

5. Tiêm vaccine, khi nào đạt được miễn dịch cộng đồng?

Một mục tiêu rất quan trọng trong phòng bệnh là miễn dịch cộng đồng. Cộng đồng ở đây không nhất thiết phải là toàn xã hội. Để đảm bảo an toàn cho cộng đồng người ta yêu cầu cần phủ vaccine được khoảng 70% đến 80%, tùy vào mỗi bệnh.

Với những người bị dị ứng nặng, người đang mắc bệnh nằm liệt giường, những người quá già yếu, ung thư giai đoạn cuối, suy giảm miễn dịch... là những người không thể tiêm chủng hoặc có tiêm cũng không có giá trị do hệ miễn dịch quá yếu không thể tạo thành kháng thể.

Những người này sẽ không được bảo vệ bởi vaccine, nhưng họ sẽ được bảo vệ một cách gián tiếp khi cộng đồng xung quanh họ tiêm ngừa đầy đủ.

Như vậy đối với trẻ em đến trường cũng cần đảm bảo phải có đa số học sinh, thầy cô giáo và người thân cũng như hàng xóm đã được tiêm chủng, thì những học sinh, vì lý do nào đó không thể  tiêm chủng, mới có thể được bảo vệ và được đến trường như những ngày bình thường không có dịch.

Nguồn: SKĐS

lại để được theo dõi. Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn trong khoảng 15 phút sau khi tiêm vắc-xin để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên, các phản ứng nghiêm trọng đến sức khỏe rất hiếm khi xảy ra.

Lường trước một số phản ứng phụ. Vắc-xin được thiết kế để cung cấp khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy phản ứng phụ thường không phát sinh trong quá trình hình thành hệ miễn dịch nhưng trong nhiều trường hợp, một số phản ứng phụ ở mức nhẹ đến trung bình vẫn có thể xuất hiện và tự biến mất trong vòng vài ngày.

Một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm:

  • Đau nhức cánh tay ở vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Đau cơ hoặc khớp 
  • Ớn lạnh
  • Tiêu chảy

Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn một vài ngày, hoặc xuất hiện bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào khác, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Hãy kiên nhẫn. Hệ miễn dịch cần thời gian để hình thành. Bạn sẽ được xác nhận là đã tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần kể từ khi tiêm mũi vắc-xin Pfizer-BioNtech hoặc Moderna COVID-19 thứ hai, sau 15 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, hoặc sau hai tuần kể từ khi tiêm vắc-xin đơn liều J&J/Janssen COVID-19.

Giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Mặc dù các loại vắc-xin này đang cho thấy hiệu quả cao trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh tật nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu liệu một người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể lây lan vi-rút ngay cả khi không có triệu chứng hay không. Do đó, cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân và cộng đồng, bao gồm tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách, rửa tay và đeo khẩu trang.

Tham gia cùng chúng tôi ngay hôm nay!

Để cùng lan tỏa thông điệp vắc xin an toàn và hiệu quả.

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến hiệu quả vaccine Covid-19 hay không? Trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19 nên ăn gì, kiêng gì và chuẩn bị gì?

Sau khi tiêm vaccine astrazeneca nên làm gì

Bài viết dưới đây được sự tư vấn của bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC.

Vắc xin Covid-19 là vắc xin nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do Covid-19; bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus Sars-Cov-2.

Trước khi được tiêm cho người dân, các loại vắc xin phòng Covid-19 phải trải qua những đợt thử nghiệm lâm sàng gắt gao, được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp, được các chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc khuyến nghị sử dụng. Vì vậy, tất cả các loại vắc xin phòng Covid-19 đều đã được kiểm chứng hiệu quả và tính an toàn.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: Vaccine COVID-19

Là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện quan trọng để nhập khẩu vắc xin Covid-19, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC tự hào khi được góp phần trong cuộc chiến đấu chống lại đại dịch.

Sau khi tiêm vaccine astrazeneca nên làm gì

VNVC tự hào là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện quan trọng để nhập khẩu vắc xin Covid-19

Ngày 24/2/2021, lô vắc xin Covid-19 của AstraZeneca đầu tiên gồm 117.600 liều đã chính thức về Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Dù chưa có bất kỳ văn bản chính thức nào, Hệ thống Tiêm chủng VNVC vẫn lập tức chuyển giao cho Bộ Y tế để kịp thời triển khai tiêm chủng cho cán bộ tuyến đầu chống dịch ở 19 tỉnh thành trên cả nước.

Tính đến ngày 29/7/2021, chỉ riêng Hợp đồng đặt mua của Hệ thống tiêm chủng VNVC ký với AstraZeneca (dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế) đã mang về Việt Nam gần 3.8 triệu liều vắc xin, tương đương 41% tổng lượng vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca trong nước; với đợt 2 gồm 288.000 liều, đợt 3 gồm 580.000 liều, đợt 4 gồm 921.400 liều, đợt 5 gồm 1.228.500 liều và đợt 6 gồm 659.900 liều.

Dự kiến trong những tháng sắp tới, VNVC sẽ tiếp tục đưa hàng triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca về Việt Nam, khẩn trương bổ sung vào các chiến dịch tiêm chủng trên cả nước, đồng thời không ngừng tìm kiếm thêm những nguồn vắc xin chất lượng cao mang về phục vụ cho nhân dân.

Bên cạnh hợp đồng đặt mua 30 triệu liều vắc xin từ AstraZeneca, VNVC còn chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất về kho lạnh bảo quản vắc xin, mở rộng số lượng trung tâm tiêm chủng, phát triển đội ngũ, hạ tầng công nghệ thông tin… để có thể tiếp nhận, bảo quản số lượng lớn vắc xin, sẵn sàng chiến dịch tiêm chủng diện rộng cho cộng đồng theo chỉ đạo của chính phủ.

Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sở hữu dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) trên diện rộng với hệ thống kho lạnh, xe lạnh vận chuyển vắc xin và hệ thống tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng, giữ vắc xin ở nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2 đến 8 độ C và hệ thống kho lạnh âm sâu giữ vắc xin ở nhiệt độ âm 86 đến âm 40 độ C, lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.

Hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng vắc xin và sự an toàn, hiệu quả cho người sử dụng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để VNVC sẵn sàng nhập khẩu số lượng lớn vắc xin COVID-19 cần lưu trữ ở nhiệt độ âm sâu.

Không có một loại thực phẩm, chất dinh dưỡng, chất bổ sung riêng lẻ nào có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của virus Sars-Cov-2 gây viêm đường hô hấp cấp. Tuy nhiên, chúng ta có thể hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, củng cố tường thành chống lại mầm bệnh bằng chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng.

5 nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn trước và sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, gồm:

  1. Rau có lá màu xanh đậm: những loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm hiệu quả. Một số loại rau được khuyến nghị nên dùng như: bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, rau bina, rau ngót, rau muống…
  2. Canh hầm hoặc súp: đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, trong đó đã bao gồm duy trì phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, một trong những lưu ý quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh là nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh. Canh hoặc súp được phối hợp từ các loại rau củ giàu chất xơ và các gia vị kháng viêm là nhóm thực phẩm đặc biệt có lợi cho đường ruột.
  3. Hành, tỏi: Hành tỏi là nhóm thực phẩm có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho đường ruột, tăng khả năng miễn dịch. (1)
  4. Nghệ: Nghệ là gia vị chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe gồm: các curcuminoid, tinh dầu nghệ, protein, các chất vô cơ, hợp chất vi lượng, chất xơ và tinh bột nghệ, nghệ có tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng tinh thần. (2)
  5. Việt quất: Việt quất là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cùng với các vitamin như C, B2, B6, E và K, chất xơ… giúp tăng cường nồng độ serotonin, chất dẫn truyền thần kinh, liên quan nhiều quá trình sinh học của cơ thể.

Tất cả các loại vắc xin phòng Covid-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Điều này có nghĩa là, vắc xin đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào. Tuy nhiên, một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vắc xin. (3) Ngoài ra, bạn nên xem thêm bài viết tổng hợp các loại thức ăn giúp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể cực tốt trong mùa địch bệnh nguy hiểm này nhé!

Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Thường xuyên uống nhiều nước giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cho các tế bào, mà còn giúp các tế bào loại bỏ độc tố và các nguyên nhân gây bệnh một cách tự nhiên.

Sau khi tiêm vaccine astrazeneca nên làm gì

Nước giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người

Theo Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine), phụ nữ cần uống đủ 2,7 lít nước mỗi ngày, nam giới cần 3,7 lít. Khoảng 20% nước đến từ thức ăn, lượng nước còn lại cần được bổ sung đều trong ngày và phân bố đều trong 4 thời điểm: sau khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa chiều đến giờ ăn tối.

Nhiều cuộc khảo sát về chế độ dinh dưỡng của người dân trong mùa dịch cho thấy, lượng tiêu thụ các thực phẩm chế biến giàu đường, chất béo tăng cao trong mùa dịch. Các nhà dinh dưỡng cho rằng, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến chứa chất phụ gia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Cụ thể, người ăn nhiều thực phẩm chế biến có nguy cơ cao gây béo phì, viêm miễn dịch và kháng insulin, dẫn đến xơ gan, suy gan, rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch.

Sau khi tiêm vaccine astrazeneca nên làm gì

Thực phẩm nguyên hạt chứa ít chất béo, giúp cơ thể bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ

Thói quen ăn uống lành mạnh giữ vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa Covid-19. Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, bắp,… bổ sung rau vào bữa trưa và bữa tối, kết hợp thêm trái cây vào bữa sáng và những bữa ăn nhẹ hàng ngày.

  • Chuẩn bị sẵn sàng thức ăn sau khi tiêm vắc xin

Một số người sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thể xảy ra phản ứng buồn nôn. Để đề phòng tình huống này, cần chuẩn bị sẵn một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: sốt táo, súp rau, gạo lứt, dưa, khoai tây… Tránh mang những thức ăn khó tiêu như phô mai, nước sốt kem, thịt và thức ăn chiên, thức ăn có đường như kẹo hay bánh nướng. Lưu ý uống đủ nước, đến khi cơn buồn nôn giảm bớt hãy tiếp tục ăn thực phẩm tươi, nguyên chất.

Sau khi tiêm vaccine astrazeneca nên làm gì

Những loại thực phẩm nên xuất hiện trong thực đơn trước và sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19

  • Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vắc xin

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ (4), cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vắc xin Covid-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.

Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.

Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

Bạn cần lưu ý chuẩn bị 5 điều sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.
  • Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.
  • Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.
  • Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như:
    • Tình trạng sức khỏe hiện tại;
    • Các bệnh mạn tính đang được điều trị;
    • Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.
    • Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.
    • Nếu lần tiêm thứ 2, bạn nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc xin trước.
    • Tình trạng nhiễm vi rút hoặc mắc Covid-19 (nếu có)
    • Các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua.
    • Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)?
  • Nên chủ động tìm hiểu và đưa ra câu hỏi với cán bộ y tế:
    • Thông tin liên quan đến vắc xin phòng Covid-19 sắp được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo;
    • Các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện và cách xử trí;
    • Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết.

Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng. Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.

Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà bạn có thể gặp như như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.

Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…

Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời. (5)

Trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19 nên ăn gì, kiêng gì và những điều cần lưu ý trước, trong, sau khi tiêm Covid-19 đã được giải đáp đầy đủ trong bài viết trên. VNVC sẽ tiếp tục mang đến cho bạn những thông tin bổ ích liên quan đến bệnh học và chăm sóc sức khỏe của bạn thân tại website vnvc.vn. Liên hệ Hotline 028 7300 6595, hoặc truy cập fanpage trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn và giải đáp thắc mắc những vấn đề liên quan đến vắc xin.