Silicon y tế là gì

Silicon là một khái niệm vô cùng quen thuộc và phổ biến với nhiều người. Thế nhưng, để hiểu rõ chúng là gì, có tính chất và ứng dụng như thế nào không phải ai cũng biết. Cùng theo dõi chi tiết bài viết sau.

1. Silicon là gì?

Silicon (hay còn gọi là silicone), đây là một loại polymer tổng hợp, trơ được tạo thành từ các đơn vị hóa học nhỏ hơn là monome liên kết với nhau trong chuỗi dài.

Gồm có một nhóm chức năng của hai nguyên tử silic và một nguyên tử oxy thường xuyên kết hợp với cacbon hoặc hydro. Các liên kết trong silicon có tính ổn định cao, chúng chịu nhiệt và đàn hồi như cao su được sử dụng trong chất bịt kín, chất kết dính, dụng cụ nấu ăn và dùng trong cách nhiệt và cách điện...

Silicon y tế là gì

Silicon là gì

2. Cấu tạo của silicon

Cấu tạo của silicon gồm:

Nhóm chức của hai nguyên tử silic và một nguyên tử oxy; thường xuyên kết hợp với cacbon hoặc hydro Silicon.

Tính chất: 

Thường chịu nhiệt và đàn hồi như cao su.

Được sử dụng trong chất bịt kín, chất kết dính, chất bôi trơn, thuốc men, dụng cụ nấu ăn và dùng trong cách nhiệt và cách điện.

Silicon y tế là gì

Cấu tạo của silicon

Silicon gồm có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ có các ứng dụng riêng, cụ thể như:

Silicon lỏng (dầu silicon) thường dùng để làm chất bôi trơn, phụ gia sơn và thậm chí là các thành phần có trong mỹ phẩm.

Silicon y tế là gì

Silicon lỏng

>>>XEM THÊM: 

Silicon y tế là gì
Thế giới trong cơn sốt đất hiếm

Silicon gel là một dạng silicon lỏng được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm, trong y tế, dụng cụ nấu ăn... Ngoài ra, chúng còn được sử dụng phổ biến trong các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ để nâng ngực.

Silicon đàn hồi (cao su silicon) được dùng như một chất cách điện để hàn trong các phương tiện hàng không vũ trụ. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng nhiều trong ngành y tế, để sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như găng tay tẩy da chết, cốc nguyệt san, máy rửa mặt, máy hút sữa... Đây là những sản phẩm rất an toàn với sức khỏe nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm để sử dụng.

Silicon nhựa được dùng trong các lớp phủ chịu nhiệt, các vật liệu chống chịu thời tiết hay thậm chí dùng để trám những lỗ thủng nhỏ trên mái nhà, các vật dụng khác trong gia đình.

Silicon có nhiều ứng dụng hiện nay, tùy vào từng dạng của nó như: 

  • Dạng silica: Chúng là một thành phần chủ yếu trong gạch, bê tông và thủy tinh.
  • Dạng silicate: Nó được dùng để làm đồ men, đồ gốm và đồ sứ.
  • Silicon cơ bản: Là một sản phẩm rất quan trọng trong ngành điện tử hiện đại vì nó là một chất bán dẫn lí tưởng. Khi nung nóng đến trạng thái nóng chảy, silicon có thể tạo nên những bánh xốp bán dẫn dùng làm chất nền cho các mạch tích hợp (microchip).
Silicon y tế là gì

Những ứng dụng của silicon

Silicon có độc không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi chúng được sử dụng rất nhiều hàng ngày, ngay cả trong y tế ảnh hưởng đến sức khỏe. Câu trả lời là có, vì chúng là một chất hoá học nên sẽ có độc nếu như sử dụng không đúng cách hoặc sản phẩm kém chất lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da, gây đột biến, gây ung thư,…

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tiếp xúc với một lượng ở mức tiêu chuẩn thì thường tạo ra ít hoặc không có tác dụng phụ.

Vấn đề lợi hay hại phụ thuộc vào mức độ sử dụng nhiều hay ít, từng loại silicone sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ít hay nhiều. 

Silicon y tế là gì

Silicon có độc không

6. Cách nhận biết silicon an toàn

Silicon có màu sắc thay đổi tùy theo nhà sản xuất nhưng nó là chất không mùi, vì thế nếu một đồ vật mà có mùi thì chắc chắn đó không phải là silicon mà là nhựa, cao su...

  • Silicon độn chất làm đầy là loại không an toàn

Tiến hành kéo và vặn xoắn các sản phẩm silicon, nếu thấy có hạt trắng xuất hiện thì chứng tỏ đó là silicon đã bị trộn với một số chất làm đầy khác, không phải silicon an toàn. Những sản phẩm này có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.

  • Lưu ý về bao bì của sản phẩm

Sản phẩm có bao bì, nhãn mác rõ ràng, đầy đủ thông số chịu nhiệt của loại silicon đó. Nên lựa chọn các thương hiệu và nhãn hàng uy tín để mua được sản phẩm chất lượng tốt.

7. Khi sử dụng những sản phẩm chứa silicon cần lưu ý gì? 

  • Trong mỹ phẩm nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có thành phần là silicone.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với lửa.
  • Không sử dụng được với các thiết bị khò, hàn thực phẩm
  • Cần cẩn thận khi dùng các đồ dùng silicone khi nó ở nhiệt độ cao (mặc dù silicon cách nhiệt khá tốt). 

Mong rằng với những chia sẻ qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về silicon là gì, những tính chất ứng dụng, liệu rằng chúng có độc hay không để từ đó biết cách để sử dụng hiệu quả và an toàn.

Silicone là một cái tên gọi rất quen thuộc hiện nay. Chúng ta có thể bắt gặp nó ở rất nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp đến chăm sóc cá nhân. Dù quen thuộc như vậy nhưng không nhiều người có thể hiểu một cách chính xác về silicone là gì và một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, đó là silicone có độc không. Nếu bạn cũng đang băn khoăn những vấn đề này, hãy cùng LabVIETCHEM đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Silicone là gì? Nguồn gốc của Silicone

- Silicone là một loại vật liệu polymer tổng hợp làm từ các monomer. Các monomer này là những đơn vị hóa học nhỏ hơn, lặp lại và được liên kết với nhau trong các chuỗi dài. 

- Silicone bao gồm một sườn silicon-oxy, còn gọi là -Si-O- với những mạch phụ bao gồm các nhóm hydrogen hoặc hydrocarbon gắn liền với các nguyên tử silicon.

- Người đầu tiền tìm ra silicone là nhà hóa học Frederic Kipping. Quá trình tìm ra silicone được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Tên ban đầu của nó là silicoketone trước khi được rút gọn thành silicone.

Silicon y tế là gì

silocone là gì

Đặc tính của Silicone

- Silicone là một polymer vô cơ vì nó không có sườn làm từ carbon mà làm từ -Si–O-. Nhờ có bộ sườn -Si–O- nên silicone có khả năng chống chịu nhiệt tốt hơn các polymer hữu cơ bình thường.

- Mạch phụ của silicone gồm các nhóm methyl giúp cho nó có khả năng kháng nước, khó phản ứng với các hóa chất khác và ngăn chặn việc dính kết vào nhiều loại bề mặt. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi tính chất này thông qua việc thay đổi nhóm hóa học gắn vào sườn -Si–O-.

- Silicone có khả năng chịu nhiệt độ cao, dao động trong khoảng từ - 60 ° C đến + 230 ° C là phổ biến. Ngoài ra, với cao su silicone, nhiệt độ tối đa nó có thể chịu được là + 300 ° C.

- Độ dẫn điện thấp do cấu trúc hóa học tạo thành xương sống của xilosane có tính ổn định cao.

Silicon y tế là gì

Nhựa silicone 

Phân loại silicone

Hiện nay, silicone được chia thành 4 loại tương ứng với các công dụng riêng, cụ thể như sau:

Silicone lỏng

Silicone lỏng hay dầu silicone: Chủ yếu được sử dụng để làm chất bôi trơn cho các bộ phận oto, phụ gia sơn và đôi khi được dùng làm một trong các thành phần có trong mỹ phẩm.

Silicone gel

Silicone gel cũng là một dạng silicone lỏng nhưng phần lớn được dùng trong các phòng thí nghiệm, ứng dụng trong y tế, dụng cụ nấu ăn ... Đặc biệt, silicone gel được sử dụng khá phổ biến trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực, mông.

Silicone đàn hồi

- Silicone đàn hồi hay cao su silicone là loại silicone có tính chịu nhiệt cao nhất và được dùng như chất cách điện trong hoạt động hàn các phương tiện hàng không vũ trụ.

- Nó cũng được dùng để sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trong ngành y tế như cốc nguyệt san, máy rửa mặt, găng tay tẩy da chết,….

Silicone nhựa

- Được sử dụng trong các lớp phủ chịu nhiệt như vật liệu chống chịu thời tiết để che chắn các dụng nhạy cảm trước sốc điện và những nguy hiểm khác.

- Dùng để trám những lỗ thủng nhỏ trên mái nhà cũng như các vật dụng khác trong gia đình hoặc bịt kín các bình đựng nước, ống hàn chì trong công nghiệp.

Silicon y tế là gì

Nhựa silicone 

Silicone và silicon có giống nhau không?

Có lẽ rất nhiều người trước nay vẫn lầm tưởng rằng silicone và silicon là một, chỉ khác nhau cách viết. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy vì chúng không hề giống nhau.

- Silicone chứa silicon - một nguyên tố với số nguyên tử là 44. Silicon là nguyên tố hóa học thứ 14 trong bảng tuần hoàn và là một á kim. Vì vậy nó có cả tính chất của phi kim với kim loại. Đồng thời, silicon cũng là một nguyên tố dồi dào thứ 2 trong lớp vỏ Trái Đất, chỉ đứng sau oxygen.

- Silicon có thể liên kết dễ dàng với oxygen và ít khi có thể tìm được trong tự nhiên ở dạng nguyên chất. Chúng phần lớn được tìm thấy dưới dạng silicon dioxide (silica) hay chính là thạch anh.

- Silicon là một nguyên tố tự nhiên có nhiều công dụng, điển hình là chất bán dẫn trong điện tử khi được nung chảy thành bánh xốp.

- Silicone là một vật liệu nhân tạo, được tổng hợp từ silicon, oxygen và các nguyên tố khác, chủ yếu là carbon và hydrogen.

- Silicone là chất lỏng hoặc dẻo không dẫn điện và được sử dụng như một chất cách điện hiệu quả.

- Dù là một vật liệu được sử dụng phổ biến trong sản xuất điện thoại nhưng nó lại không thể dùng như một phần của con chip bên trong một điện thoại di động.

Silicone có gây độc với con người hay không?

- Silicone là một chất trơ hóa học và có độ ổn định hơn so với các polyme khác. Chính vì vậy, nó sẽ không xảy ra phản ứng với cơ thể người. Tuy nhiên, một số loại silicone vẫn có khả năng gây độc, tùy thuộc vào thời gian phơi nhiễm, thành phần hóa học, liều lương, loại phơi nhiễm, hấp thụ hóa chất và các phản ứng cá nhân. 

- Thông qua nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm kiếm các ảnh hưởng của silicone với con người như kích ứng da, thay đổi hệ thống sinh sản và đột biến, người ta đã chỉ ra rằng, với một số loại silicone, việc tiếp xúc với số lượng tiêu chuẩn của silicone thường tạo ra ít hoặc không có tác dụng phụ.

Sau khi theo dõi bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi silicone là gì và giải quyết được nỗi lo lắng về độ độc hại của silicone với sức khỏe con người. Để xem thêm nhiều bài viết hay và bổ ích, các bạn vui lòng ghé thăm website labvietchem.com.vn của chúng tôi nhé.

 Xem thêm :