So sánh bằng tại chức và chính quy

Theo đó, thông tư này quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng trình độ tương tương.

So sánh bằng tại chức và chính quy

Nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học với 10 tiêu đề:

1 - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

2 - Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương)

3 - Ngành đào tạo

4 - Tên cơ sở cấp văn bằng;

5 - Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng

6 - Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng

7 - Hạng tốt nghiệp (nếu có)

8 - Địa danh, ngày tháng cấp năm bằng

9 - Chức danh, chữ ký, họ, tên đệm của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định

10 - Số hiệu, sổ vào sổ cấp văn bằng

Nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng gồm:

- Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh.

- Thông tin về văn bằng: tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằn, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo.

- Thông tin về nội dung, kết quả học tập (nếu có); tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học; điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp.

Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo.

- Thông tin kết nối với văn bằng, mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu viên, số hiệu văn bằng.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đồng ý cho các cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục đại học tự thiết kế mẫu và được bổ sung các nội dung khác ghi trên phụ lục văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngôn ngữ ghi trên phụ lục văn bằng thực hiện như ghi trên văn bằng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2020.

Hồng Hạnh

Đây là nội dung đáng chú ý quy định tại Luật Giáo dục đại học sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 vừa qua. Quy định mới này đang làm dấy lên nhiều băn khoăn trong dư luận.

Không còn phân biệt bằng chính quy và bằng tại chức

Nếu như trước đây, Điều 38 của Luật Giáo dục đại học 2012 quy định: Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.

Nay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chỉ quy định văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Như vậy, đã không còn có sự phân biệt về bằng cấp giữa các hình thức đào tạo. Theo đó, quy định này được hiểu là bằng chính quy với bằng tại chức, bằng từ xa, bằng liên thông, văn bằng 2 là tương đương nhau.

Ngay khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học mới chỉ còn là dự thảo, đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải thích trên báo chí rằng, hình thức đào tạo không tập trung (tại chức, từ xa…) vẫn được xây dựng theo chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên và chuẩn đầu ra giống như hình thức đào tạo tập trung (chính quy). Do đó, không có sự phân biệt về bằng cấp giữa các hình thức đào tạo này.

So sánh bằng tại chức và chính quy

Bằng tại chức có giá trị tương đương bằng chính quy (Ảnh minh họa)

Chưa hài lòng khi bằng tại chức và chính quy tương đương nhau

Dù đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định rằng chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo giữa hình thức chính quy và tại chức là như nhau, nên giá trị bằng cấp cũng tương tự.

Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng người học cũng như khung chương trình đào tạo của hai hình thức chính quy và tại chức vẫn có sự khác biệt khá rõ. Cụ thể, tại chức là hình thức đào tạo vừa học vừa làm, do đó, người học thông thường là người đang đi làm và có nhu cầu bổ túc bằng cấp hơn là tích lũy kiến thức. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận người học tại chức là người không thi đỗ đại học chính quy.

Chương trình đào tạo của hệ tại chức cũng thường chỉ chiếm 60 – 80% so với hệ chính quy, mặc dù theo Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT, nội dung chương trình đào tạo của hệ tại chức giống như chương trình đào tạo của ngành tương ứng theo hình thức chính quy.

Từ những nguyên nhân trên, nhiều người bày tỏ sự chưa hài lòng khi bằng tại chức và chính quy tương đương nhau. Thực tế cũng cho thấy, sau khi người học tốt nghiệp và tìm việc làm, bằng tại chức vẫn không được đánh giá cao như bằng chính quy trong mắt của nhà tuyển dụng.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để việc coi bằng tại chức và chính quy tương đương nhau thật sự có ý nghĩa, ngành giáo dục cần chú trọng, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo tại chức, từ chuẩn đầu vào đến chuẩn đầu ra, hạn chế tình trạng gian lận thi cử, học hộ, đề thi quá dễ, mua điểm…

Xem thêm:

Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018: Toàn bộ điểm mới nhất

LuatVietnam

Đặng Chung   -   Thứ ba, 08/10/2019 06:41 (GMT+7)

So sánh bằng tại chức và chính quy
Dư luận còn nhiều băn khoăn về khoảng cách chất lượng của các loại hình đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý về Thông tư ban hành quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học. Theo dự thảo, nội dung chính ghi trên văn bằng sẽ không còn phân loại khá hay giỏi, chính quy hay tại chức.

Dự thảo thông tư này cụ thể hóa Điều 38 Luật Giáo dục đại học sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ 1.7.2019, quy định các loại hình đào tạo đại học có giá trị như nhau.

Nếu được chính thức thông qua thì trong tương lai, việc học theo loại hình đào tạo nào, xếp loại gì sẽ không được ghi trên văn bằng nữa. Thông tin này đang nhận những ý kiến trái chiều từ dư luận.

Hoài nghi chất lượng

Khi thông tin sẽ bỏ ghi xếp loại và hình thức đào tạo trên văn bằng đại học được đưa ra, điều khiến nhiều người lo lắng nhất là chất lượng đào tạo giữa hai hệ chính quy, tại chức - vốn đang có khoảng cách khá xa - sẽ bị cào bằng.

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), những lo lắng của người dân về việc “vàng thau lẫn lộn” trong việc cấp văn bằng là hoàn toàn có cơ sở.

Lo lắng này xuất phát từ thực tế thời gian qua đã có không ít tiêu cực trong đào tạo của hệ vừa học vừa làm, đào tạo văn bằng 2 bị phanh phui. Không ít nơi đào tạo theo kiểu cắt xén, nhanh gọn, mà trường hợp sai phạm ở Đại học Đông Đô là một ví dụ điển hình.

So sánh bằng tại chức và chính quy
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học. 

Tiến sĩ Khuyến cho rằng, việc tiến tới thống nhất văn bằng đại học thể hiện sự tiến bộ, cập nhật xu hướng thế giới, nhưng sẽ chỉ tạo được đồng thuận khi chất lượng của các hình thức đào tạo ngang nhau. Ngược lại, khi chất lượng không như nhau thì chưa thể cấp một loại văn bằng, vì sẽ tạo điều kiện cho những người muốn lợi dụng bằng cấp để thăng tiến.

Còn theo lãnh đạo một trường đại học ở Hà Nội, để thực hiện được quy định như dự thảo Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra, đòi hỏi mọi quy trình và chất lượng của các loại hình đào tạo phải giống nhau từ khâu tuyển sinh đầu vào, quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, đến cách thức thi cử và đánh giá.

Tuy nhiên hiện tại có một thực tế, đào tạo hệ vừa học vừa làm đang được xem là “nồi cơm” của nhiều trường đại học. Thậm chí, có trường phải cố “phớt lờ” chuyện kiểm định chất lượng, vì nếu thực hiện nghiêm túc, rất ít người học tại chức lấy được bằng, tốt nghiệp ra trường. Nếu không tốt nghiệp được sẽ không có người học và trường sẽ không có nguồn thu.

Các trường phải dũng cảm "siết" chất lượng 

Có quan điểm ủng hộ việc không phân biệt bằng chính quy - tại chức, tuy nhiên PGS-TS Nguyễn Ngọc Trường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc cho rằng để thực hiện được quy định trên, đòi hỏi các trường phải “dũng cảm” siết chặt chất lượng của tất cả các loại hình đào tạo.

Ngoài việc cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát thì bản thân các trường đại học cũng phải tăng cường khâu này, đặc biệt là việc minh bạch thông tin.

“Tôi phải nói thẳng là rất nhiều trường đại học, kể cả trường công lập hay dân lập có uy tín, khâu giám sát, tính tự giác của lãnh đạo các trường chưa cao. Nếu mọi người nâng cao trách nhiệm quản lý của mình, đặt chất lượng đào tạo lên trên hết thì quy định bỏ ghi xếp loại trên văn bằng khả thi và nhận được sự ủng hộ”- TS Trường cho biết.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, việc nhiều ý kiến băn khoăn về dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo là do lo ngại về chất lượng của các loại hình đào tạo. Chỉ khi nào chất lượng của những loại hình chính quy hay tại chức được thực hiện nghiêm túc trên một chuẩn chương trình, từ đầu vào đến đầu ra, đánh giá chất lượng như nhau, lúc đó những lo lắng của người dân mới được cởi bỏ.