So sánh cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội

So sánh và Phân biệt “ Cơ quan nhà nước ” với “ cơ quan của tổ chức xã hội khác ”. Cho ví dụ .

So sánh cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội

1 – Cơ quan nhà nước và cơ quan của tổ chức xã hội khác là gì?

– Định nghĩa cơ quan nhà nước

Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước. (ví dụ: Quốc hội là một cơ quan nhà nước)

– Định nghĩa cơ quan của các tổ chức khác

Cơ quan của tổ chức xã hội khác là bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ chức đó, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của tổ chức, nhân danh tổ chức để thực hiện các hoạt động của tổ chức (ví dụ: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn là một cơ quan của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

Xem thêm: Pamphlet là gì? Ấn phẩm được sử dụng nhiều trong ngành quảng cáo

Xem thêm: Đặt máy tạo nhịp tim Pacemaker

2 – Phân biệt Cơ quan nhà nước và cơ quan của tổ chức xã hội khác

Cơ quan nhà nước và cơ quan của tổ chức xã hội khác có những điểm độc lạ sau :

Cơ quan nhà nước Cơ quan của tổ chức khác
– Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước. – Cơ quan của tổ chức khác là bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ chức và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của tổ chức.
– Cơ quan nhà nước do nhà nước và nhân dân thành lập.
Ví dụ: Nhà nước tổ chức bầu cử Quốc hội để nhân dân bầu ra Quốc hội khóa mới.
– Cơ quan của tổ chức khác do tổ chức và hội viên của nó thành lập.
Ví dụ: Tổ chức Đoàn tổ chức bầu cử để đoàn viên thanh niên toàn quốc bầu ra Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn.
– Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định. Pháp luật quy định cụ thế về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động… của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước. – Tổ chức và hoạt động của cơ quan của tổ chức khác do điều lệ của tổ chức đó quy định. Điều lệ quy định cụ thế về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động… của mỗi cơ quan trong tổ chức.
– Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định.
Ví dụ: pháp luật quy định chức năng của Quốc hội là lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước…
– Mỗi cơ quan của tổ chức khác có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do Điều lệ quy định.
Ví dụ: Điều lệ Đoàn quy định chức năng, nhiệm vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn là thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn…
– Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện thẩm quyền của mình. – Cơ quan của tổ chức khác nhân danh và sử dụng quyền lực của tổ chức đó để thực hiện các hoạt động của mình.
– Cơ quan nhà nước có các quyền: + Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung (ví dụ, luật của Quốc hội) hoặc quyết định cá biệt (ví dụ, bản án của Tòa án) là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan; + Yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành;

+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các biện pháp cưỡng chế nhà nước để bảo đảm thực hiện các quyết định đó;

– Cơ quan của tổ chức khác có các quyền: + Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung (ví dụ, Điều lệ, nghị quyết) hoặc quyết định cá biệt (ví dụ, quyết định kỷ luật hội viên) là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các cơ quan và hội viên có liên quan trong tổ chức; + Yêu cầu các cơ quan và hội viên có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc cơ quan khác của tổ chức ban hành;

+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các hình thức kỷ luật của tổ chức để bảo đảm thực hiện các quyết định đó;

– Kinh phí hoạt động do nhà nước cấp. – Kinh phí hoạt động do tổ chức đó cấp.

Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/

Chia sẻ bài viết :

Source: https://blogchiase247.net
Category: Hỏi Đáp

Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.

Các tổ chức xã hội khác là các tổ chức tự nguyện của những người có cùng mục đích, chính kiến, lý tưởng, nghề nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính… được thành lập và hoạt động nhằm đại diện và bảo vệ lợi ích cho các hội viên của chúng.

Nhà nước và các tổ chức xã hội khác có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

1. Về quyền lực

*** Nhà nước: Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội

Nhà nước là tổ chức quyền lực chung của toàn xã hội, quyền lực của nhà nước có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức, cá nhân, mọi khu vực lãnh thổ quốc gia và các lĩnh vực cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… Mọi cá nhân và tổ chức đang sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đều phải phục tùng quyền lực và ý chí của nhà nước. Do đó, nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia.

Nhà nước có một lớp người tách ra khỏi lao động sản xuất để chuyên thực thi quyền lực nhà nước, họ tham gia vào bộ máy nhà nước để làm hình thành nên một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực, cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, tòa án… Nhờ có quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó mà nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.

*** Tổ chức xã hội khác: Các tổ chức xã hội khác cũng có quyền lực chung song quyền lực đó chỉ có tác động tới các hội viên trong tổ chức đó và không một tổ chức nào có bộ máy riêng để chuyên thực thi quyền lực như nhà nước. Cơ sở xã hội và phạm vi tác động của các tổ chức xã hội khác đều hẹp hơn nhà nước, chỉ tới một bộ phận của dân cư.

2. Về quản lý dân cư/thành viên

*** Nhà nước: Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ. Nhà nước luôn lấy việc quản lý dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất phát. Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính… cứ sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định thì chịu sự quản lý của một nhà nước nhất định và do vậy, họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước ở nơi mà họ cư trú. Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình cũng theo địa bàn cư trú của họ hay theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ. Nó phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo các đơn vị đó.

*** Tổ chức xã hội khác: Các tổ chức xã hội khác thường tập hợp và quản lý dân cư theo mục đích, chính kiến, lý tưởng, nghề nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính…

3. Về tham gia đối nội, đối ngoại

*** Nhà nước: Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ quyền quyết định tối cao của quốc gia trong quan hệ đối nội và quyền độc lập tự quyết trong quan hệ đối ngoại. Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. Trong quan hệ đối nội, quy định của nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan; nhà nước có thể cho phép các tổ chức xã hội khác được thành lập và hoạt động hoặc nhà nước công nhận sự tồn tại và hoạt động hợp pháp của các tổ chức xã hội khác. Trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối, chính sách đối ngoại của mình.

*** Tổ chức xã hội khác: Các tổ chức xã hội khác chỉ được thành lập, tồn tại và hoạt động một cách hợp pháp khi được nhà nước cho phép hoặc công nhận, đồng thời chỉ có thể nhân danh chính tổ chức đó khi tham gia vào các quan hệ đối nội, đối ngoại và chỉ dược tham gia vào quan hệ đối ngoại nào mà nhà nước cho phép.

4. Về ban hành văn bản pháp lý

*** Nhà nước: Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Nhà nước sử dụng pháp luật đế quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước và pháp luật là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả nhất của nhà nước.

*** Tổ chức xã hội khác: Các tổ chức xã hội khác chỉ có quyền ban hành các quy định dưới dạng điều lệ, chỉ thị, nghị quyết có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện với các hội viên trong tổ chức; đồng thời bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện bằng sự tự giác của các hội viên và bằng các hình thức kỷ luật của tổ chức.

5. Về thu thuế, phí

*** Nhà nước: Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế. Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật. Nhà nước là một bộ máy được tách ra khỏi lao động sản xuất trực tiếp để chuyên thực hiện chức năng quản lý xã hội nên nó phải được nuôi dưỡng từ nguồn của cải do dân cư đóng góp, không có thuế bộ máy nhà nước không thể tồn tại được và thuế luôn là quốc sách của mọi nhà nước. Thuế còn là nguồn của cải quan trọng phục vụ cho việc phát triển các mặt của đời sống. Ngoài thuế, nhà nước còn có quyền phát hành tiền, công trái, vì thế, nhà nước có lực lượng vật chất to lớn, không chỉ có thể trang trải cho các hoạt động của nó, những hoạt động cơ bản của xã hội, mà còn có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác.

*** Tổ chức xã hội khác: Các tổ chức xã hội khác hoạt động trên cơ sở nguồn kinh phí do các hội viên đóng góp.