So sánh huấn cao và chí phèo

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) được mệnh danh là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp của cuộc đời và viết lên những áng văn hay cho hậu thế. Trước CMT8 năm 1945, quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân là những thứ chỉ còn xuất hiện trong quá khứ ở những bậc cao nhân tài hoa. Còn sau cách mạng với sự thay đổi của thời đại quan điểm cái đẹp của ông đã thay đổi gắn liền với cuộc sống thường nhật từ những gì dung dị nhất. Thông qua hai nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” và ông lái đò trong “Người lái đò sông Đà” ta thấy rõ nhất sự chuyển dịch trong cảm hứng sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân.

Có thể nói, “Chữ Người Tử Tù” được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân trong gia đoạn trước CMT8 năm 1945. Truyện ngắn này được trích ra từ tập “Vang bóng một thời” đây là tập truyện kể về những con người tài hoa giờ đã vang bóng một thời. Nhân vật chính của truyện là Huấn Cao người mang vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa với khả năng viết chữ thư pháp đẹp nức tiếng gần xa. Ngay cả Viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết: “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm…có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một vật báu ở trên đời”. Cho nên sở nguyện của Viên quản ngục là một ngày kia ngôi nhà của ông sẽ được treo một đôi câu đối do chính tay ông Huấn Cao viết.

Huấn Cao không chỉ có tài viết chữ đẹp mà ông còn có một thiên lương trong sáng. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì tiền hay vì quyền thế. Ông chỉ cho chữ những người biết trân quý cái đẹp cái tài.Cho nên suốt đời Huấn Cao mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn mà ông yêu mến.Lúc đầu, ông tỏ ra khinh bạc viên quản ngục vì nghĩ rằng hắn định có âm mưu đen tối gì với mình khi biệt đãi trong phòng giam.Rồi từ từ Huấn Cao mới cảm nhận được tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của ông quản ngục và viên thơ lại.Họ là những người biết yêu cái đẹp thành tâm xin chữ Huấn Cao. Và để không phụ lòng viên quản ngục ông đã cho chữ ngay trong nhà lao. Nguyễn Tuân đã mô tả cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Nhân vật Huấn Cao không chỉ đẹp ở tài năng mà còn đẹp ở cái tâm và ý chí bất khuất hiên nang của người quân tử. Ở ông có khí phách của người anh hùng mà không phải ai cũng có thể có được. Thông qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã bộc lộ niềm tin bất diệt vào những cái đẹp mang giá trị cao quý ngay cả trong những nơi tối tăm, dơ bẩn nhất vẫn tỏa sáng.

Nếu như Huấn Cao được ví như anh tài xuất chúng được xây dựng trong hoàn cảnh có một không hai thì nhân vật ông lái đò lại có chút bình dị hơn. Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân nhân vật ông lái đò được xây dựng hết sức chân thật qua công việc ông làm. Ông lái đò là người có ngoại hình rất đặc biệt với hai tay “lêu nghêu”, chân “khuỳnh khuỳnh”, giọng nói thì “ào ào như tiếng nước trước mặt gềnh”, đôi mắt thì “vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó”…Với đặc điểm ngoại hình như thế chúng ta thấy được rất phù hợp với môi trường lao động trên sông nước của ông.

Ông lái đò được Nguyễn Tuân miêu tả là một người rất tài trí và có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ. Ông là người làm nghề rất có tâm hiểu biết tường tận từng ngóc ngách của con sông cũng như tính nết của nó. Ông nhớ như đóng đanh vào lòng những luồng nước và tất cả những con thác hiểm chở. Nắm bắt được trận đồ binh pháp của thần sông, thần đá. Thuộc làu quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở. Đặc biệt, ông còn chỉ huy được các cuộc vượt tác một cách tài tình biết rõ từng cửa sinh, cửa tử mà vượt qua.

Nguyễn Tuân miêu tả ông lái đò như một vĩ tướng hiên ngang “tả xung hữu đột” trước muôn trùng sóng nước của sông Đà. Ông là người rất dũng cảm biết chịu cái đau của thể xác do vật lộn với sóng to gió lớn để chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo và vô cùng chuẩn xác. Ta thấy ông lái đò được xây dựng như một nghệ sĩ thực thụ chứ không phải là một người lái đò bình thường.

Cả hai nhân vật Huấn Cao và ông lão lái đò đều được xây dựng bằng biên pháp lý tưởng hóa. Xuất phát từ cơ sở cái nhìn độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ có thể làm nổi bật lên những vẻ đẹp phi thường trong tài năng, cốt cách củ a họ. Nhà văn đã đặt hai nhân vật vào những tình huống đầy thử thách để giúp họ bộc lộ được phẩm chất đáng quý của mình.

Nếu như khi xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân sử dụng tri thức nghệ thuật thì xây dựng nhân vật ông lái đò nhà văn lại vận dụng nhiều vốn tri thức đời sống.Chính điều này đã khiến cho ngòi bút Nguyễn Tuân thuyết phục được nhiều đối tượng độc giả.Những tác phẩm văn chương của ông không chỉ đẹp về mặt ngôn từ còn có giá trị nghệ thuật rất đặc sắc mà hậu thế phải công nhận.

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚCTRƯỜNG THPT BÌNH SƠNCHUYÊN ĐỀ : ÔN THI ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNGMÔN : NGỮ VĂNTÊN CHUYÊN ĐỀ:CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ SO SÁNH TRONG VĂN HỌCNGƯỜI VIẾT: ĐỖ THỊ QUỲNH LANTỔ: VĂN - TD - GDCDTRƯỜNG THPT BÌNH SƠN1CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC : CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ SOSÁNH TRONG VĂN HỌCNGƯỜI VIẾT: ĐỖ THỊ QUỲNH LANTỔ: VĂN - TD - GDCDTRƯỜNG THPT BÌNH SƠNA: MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU1. KIẾN THỨC- Nắm được khái niệm, các bình diện của so sánh văn học.- Giúp học sinh nắm được cách làm các dạng đề so sánh trong văn học.- Biết liên hệ và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các đề có cùng chủ đề,nội dung, cảm hứng...từ đó khái quát được quá trình đóng góp của các nhà vănđối với tiến trình phát triển của văn học.- So sánh giúp học sinh biết được một phần nào, một khía cạnh nào, bản chấtmột cách chi tiết, cụ thể của những sự vật, hiện tượng hay con người, nhằm đưara được những nhận xét, kết luận....một cách tương đối khách quan nhất...2. KĨ NĂNG- Cảm thụ và phân tích tác phẩm.- So sánh, đối chiếu, lí giải.- Làm các dạng đề, lập dàn ý, viết bài.3.PHƯƠNG PHÁP- Phân tích, thuyết trình, làm việc theo nhóm, viết văn.- Chữa các dạng đề trên lớp thông qua viết văn và làm bài tập.2B: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀI.Khái quát chung về so sánh.So sánh là một kiểu bài tương đối khó đối với học sinh, đặc biệt trong nhữngnăm gần đây Bộ Giáo Dục đã có những điều chỉnh về đổi mới phương phápdạy học và kiểm tra đánh giá để phân loại học sinh trong các kì thi ĐH- CĐ thìkiểu đề này càng được sử dụng nhiều. So sánh là một kiểu bài mới, chưa đượccụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung họcphổ thông, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinhcũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên. Trongnhững năm gần đây kiểu bài này đã xuất hiện khá nhiều trong các đề thi ĐHCĐ vì vậy để góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi xin đưa ra một số gợiý để cùng các em ôn tập, phục vụ cho mùa thi 2013-2014 với hi vọng học sinhkhông lúng túng trong các dạng đề này.So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnhmột hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cáchtoàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế đời sống, so sánh trởthành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức,đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh.Bản chất của so sánh : Để có thể xác định đúng kiểu bài, mục đích,yêu cầu, đến cách thức làm bài cho dạng bài này, trước hết bạn cần phải hiểu rõbản chất của nó. Có một số ý kiến cho rằng so sánh văn học có thể được hiểutheo ba lớp nghĩa khác nhau:- Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ”.- Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận bên cạnh các thao tác lậpluận khác của một bài văn như: phân tích, bác bỏ, bình luận…3- Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viếtbài nghị luận”, tức là nó cũng giống như các kiểu bài nghị luận về một đoạntrích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi…nhưng chỉkhác trong quá trình so sánh người viết phải tìm ra những điểm tương đồng,khác biệt từ đó đi đến những đánh giá. Nhưng theo tôi so sánh đó là một thaotác mà dựa vào đó người viết tìm thấy nét chung, nét riêng, nét độc đáo của mỗitác phẩm để từ đó có những đánh giá chính xác về đóng góp của tác giả, tácphẩm đó đối với nền văn học dân tộc.Có thể so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốttruyện, chi tiết nghệ thuật… Quá trình so sánh có thể là giữa 2 tác phẩm củacùng một tác giả, cũng có là giữa những tác phẩm của các tác giả khác nhau.Các tác phẩm này có thể cùng hoặc không cùng một thời đại, cùng hoặc khôngcùng trào lưu, trường phái văn học. Mục tiêu của dạng bài này là yêu cầu họcsinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đóthấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tácphẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu củaphong cách nhà văn. So sánh văn học còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tìmhiểu nguyên nhân của sự khác nhau giữa các đối tượng nghị luận, đây là một kỹnăng rất cần thiết nhằm tránh tính khuôn mẫu, sáo rỗng trong các bài văn củahọc sinh hiện nay.Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, so sánh là mộttrong những thao tác chính của văn nghị luận bên cạnh các thao tác phân tích,bình luận, bác bỏ… Yêu cầu của thao tác này là chỉ ra nét giống nhau và khácnhau của các đối tượng so sánh. Vì thế, nó gắn với hai loại: so sánh tương đồngvà so sánh tương phản. Sử dụng thao tác này đòi hỏi người viết phải có kiếnthức rộng, có sự tinh nhạy và linh hoạt để gọi tên các sự vật đặt cạnh nhau.II: Các dạng cụ thể của kiểu bài so sánh.Từ thực tế các đề thi đại học trong những năm vừa qua, tôi nhận thấy4có những dạng và cấp độ so sánh sau trong một tác phẩm hoặc một chùm tácphẩm có cùng chủ đề, đề tài. Những dạng đề này có khả năng phân loại họcsinh khá cao, đã khiến không ít học sinh lúng túng trong quá trình làm bài. Cácem rất hay nhầm sang kiểu bài phân tích hoặc khái quát được nét giống, khácnhưng không đánh giá...Các dạng cụ thể của so sánh.- So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm: So sánh chi tiết ấm nước đầy và cònấm mà Từ dành chăm sóc Hộ và chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành choChí Phèo (Đề khối D 2010 ). Dạng đề này tập trung vào một chi tiết đặc sắc củatác phẩm nhưng có tính khái quát cao về nội dung, nghệ thuật. Các em học sinhthường lúng túng khi phân tích lí giải những chi tiết cô đọng đó.- So sánh hai đoạn thơ trong hai bài: Tây Tiến của Quang Dũng và Tiếng hátcon tàu của Chế Lan Viên (Đề khối C 2008). Đây là dạng bài khó vì đòi hỏikhả năng cảm thụ tốt, khái quát cao. Nếu không chú ý học sinh sẽ nhầm sangphân tích đơn thuần.- So sánh hai đoạn văn trong hai bài kí: Người lái đò sông Đà của NguyễnTuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Đề khối C2010). Đây là những đoạn văn tiêu biểu vì vậy học sinh phải nắm được tổngthể.- So sánh hai nhân vật : người vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và ngườiđàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.- Ngoài ra học sinh có thể gặp các dạng đề khác của so sánh văn học nhưtrào lưu, khuynh hướng, sự thay đổi phong cách của các nhà văn...- Đây cũng là những vấn đề quan trọng trong một tác phẩm văn học, đòihỏi người học phải có kiến thức kĩ năng vững chắc về một tác giả, tác phẩmhoặc một chùm tác phẩm mới giải quyết được.5III: Quy trình và cách thức thực hiện kiểu bài so sánha. Quy trìnhQuy trình thực hiện kiểu bài so sánh có thể phân lập theo các bước sau. Đề baogiờ cũng đưa ra các đối tượng để so sánh: hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai nhânvật, hai chi tiết…Vì vậy học sinh có thể làm theo các bước sau:- Mở bài:Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vấn đề cần so sánh ( nên đi từnhững điểm tương đồng của hai vấn đề được so sánh để bài chặt chẽ).- Thân bài:+ Phân tích đối tượng thứ nhất.+ Phân tích đối tượng thứ hai.+ Tìm điểm tương đồng, khác biệt.+ Lí giải nguyên nhân ( dựa vào hoàn cảnh sáng tác, phong cáchriêng của tác giả)+ Đánh giá đóng góp của nhà văn và tác phẩm đó đối với tiến trìnhphát triển của văn học (Tùy thuộc vào khả năng của học sinh và kiểu đề ápdụng linh hoạt phần này)- Kết luận:Khẳng định lại vấn đề cần so sánh, mở rộng liên hệ...*Chú ý khi làm dạng đề này.- Trước hết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh.Bước này nhằm phát huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh. Trên đại thể,hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tùy từngđối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác6nhau từ ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề tài,chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.- Sau đó cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau.Bước này đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xácvà diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ.- Cuối cùng là đánh giá, nhận xét và lí giải nguyên nhân của sự giống vàkhác nhau đó. Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vữngvàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùytiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục.b. Cách thứcCách trình bày kiểu bài so sánh thông thường có hai cách là nối tiếp và songsong. Nối tiếp là lần lượt phân tích từng đối tượng sau đó chỉ ra cái giống vàkhác nhau . Cách này dễ làm nhưng khó hay, nhiều khi trùng lặp ý và sắc tháiso sánh bị chìm. Tuy nhiên, vì yêu cầu cho đại trà nên đáp án đại học nhữngnăm qua thường gợi ý theo cách này.Thứ hai là song song tức là song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đốitượng. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lô gích.IV: Hướng dẫn làm các đề so sánh.Đề 1: : Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vậtngười vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).Mở bài.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm.7- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê,ông có sở trường về truyện ngắn, truyện của ông luôn đi về với thuần hậunguyên thủy, với người, với đất, với phong tục tập quán. Vợ nhặt là truyện ngắnxuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnhliệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiênphong thời đổi mới. Hướng văn chương vào cảm hứng thế sự đời tư , quan tâmtới đời sống nhọc nhằn của người lao động Chiếc thuyền ngoài xa là truyệnngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sốngđầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗilo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.Thân bài1.Phân tích người vựo nhặt.Nhân vật người vợ nhặt.- Đây là nhân vật mang trong mình vẻ đẹp khuất lấp, qua nhân vật tác giảgửi gắm thông điệp của cuộc sống. Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưngngười vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vậtnày được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, banđầu và về sau. Để rồi vẻ đẹp đó dần lộ ra, hấp dẫn người đọc như xem một bộphim chứa chan tình cảm: tình người, tình mẫu tử, khát vọng vươn lên cuộcsống bèo bọt....- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt. Vì sựsống mà Thị bỏ hết tự trọng theo không Tràng mà không cần cưới hỏi, tạo lậpmột gia đình trong nạn đói...8+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ. Lễ phép vớibà cụ Tứ, e dè khi đối diện với mẹ, cùng bà vun đắp cho tổ ấm gia đình...+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúngmực, biết lo toan. Sau đêm tân hôn Thị trở về dịu dàng đảm đang, tình yêu chânchính, khát vọng hạnh phúc gia đình khiến con người ta thay đổi...- Thị cùng với các nhân vật khác là nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của KimLân: trong cái đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống...2. Phân tích người đàn bà hàng chài.Nhân vật người đàn bà hàng chài.- Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tácphẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoàivà bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. Qua đó giúp người đọc thấy đượchạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn người lao động mà nhà văn Nguyễn MinhChâu suốt đời đi tìm.- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độlượng, giàu đức hi sinh. Đó là lòng bao dung, thấu hiểu với lão chồng vũ phu,đó là tình mẫu tử cao đẹp, sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc của con cái...+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc,can đảm, cứng cỏi. Cố gồng mình lên để giữ cho các con một mái ấm gia9đình...+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽđời. Chính mụ đã dạy cho Đẩu, Phùng những bài học về lẽ làm người, về cuộcsống vất vả mà nếu chỉ xem trên sách vở sẽ không có những trải nghiệm thậtsự. Vì vậy trong đầu họ mới vỡ lẽ ra nhiều điều...để từ đó nhận ra rằng nghệthuật không được xa rời cuộc sống, luật pháp phải gắn với tình người...3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng.So sánh nét tương đồng, khác biệt- Tương đồng:+ Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh.+ Cả hai đều có ngoại hình xấu xí, nhưng ẩn bên trong là hạt ngọc tâm hồnđẹp đẽ. Đó mà điều mà các nhà văn đã rất trân trọng ở con người lao động.+ Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng vươn lên thường trựctrong họ.- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu lànhững phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vịhóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm.Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất củamột người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính,trong tình trạng bạo lực gia đình...4. Lý giải sự khác biệt.10+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biếnđổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), thể hiện cách nhìn của Kim Lân vềhiện thực cuộc sống trước cách mạng.+ Người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhốiđang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời tư ). Nét khác biệt trong cách khai thác củanhà văn thể hiện cái tôi tài hoa của người nghệ sĩ.+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm conngười đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt nàyKết bài- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.Đề 2: So sánh vẻ đẹp của hai nhân vật Tràng trong tác phẩm vợ nhặt, APhủ trong tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.Mở bài.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm.Thân bài.- Khái quát chung về hai đối tượng so sánh (Phân ích các đối tượng so sánh).- So sánh.- Điểm giống:11+Tràng, A Phủ, đều là những người nông dân nghèo, thật thà, chất phác,giản dị, nuôi sống bản thân và gia đình bằng bàn tay lao động của mình. Tràngdân ngụ cư làm nghề đẩy xe thuê, mẹ già cả...A Phủ là tôi tớ nhà thống lí,không mẹ cha, gia đình....Họ đều phải kiếm sống bằng sức lao động của mình.+ Họ là những người cùng cảnh ngộ,đều là nạn nhân của hoàn cảnh đóikhát, bị bóc lột, đè nén.A Phủ từ nơi khác lưu lạc đến Hồng Ngài, làm thuê, làm mướn.Tràng bị dồn đuổi bởi cái đói dừng chân, dựng nhà ở cuối xóm ngụ cư,bên mé bờ sông.-> Cuộc sống của họ bấp bênh; do hoàn cảnh, do nghèo khó nên họ khócó thể lấy được vợ, có được vợ.+ Bị đè nén bởi tư tưởng cai trị của giai cấp thống trị:. Tràng không dám cướp thóc bỏ trốn khi có cơ hội.. A Phủ không bước qua khỏi lời nguyền, trở thành kẻ ở gạt nợ cho thốnglí Pá Tra; nhẫn nhục chịu đựng như con trâu, con ngựa.+ Giàu ước mơ và khát vọng về hạnh phúc và mái ấm gia đình.. Tràng vượt lên mọi hoàn cảnh khổ cực của bản thân; Tăm tối của cuộcsống để đến với hạnh phúc, đến với mái ấm gia đình, với thiên chức làm ngườicao cả "Trong một lúc Tràng như quên những cảnh sống ê chề tăm tối hàngngày, quên cả cái đói khát đang đe doạ trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa vớingười đàn bà đi bên". Tràng xôn xao, phấn khởi, sung sướng với hạnh phúc củađời mình. Khi cái đói đeo bám, cái chết đe doạ, Tràng vẫn không thôi nâng đỡ,tôn vinh những giá trị cao cả của cuộc sống.. A Phủ: Dù khó lấy được vợ vì quá nghèo nhưng cái nghèo không kìmnén được bước chân của những con người biết tự mình vượt lên khỏi hoàn cảnhđể được sống đúng ý nghĩa của cuộc sống. A Phủ cùng đám bạn rong ruổi theo12những cuộc chơi khi mùa xuân về. Cùng thổi kèn thổi sáo; cùng réo rắt nhữngbản tình ca gọi bạn đi chơi…Khi bị trói, nhận thức được cảnh ngộ của mình APhủ đã khóc. Giọt nước mắt của sự cam chịu, bất lực, đồng thời cũng là giọtnước mắt khóc cho những ước vọng không thành, giọt nước của cuộc đời từđây vĩnh biệt….Khi được Mị cắt dây trói, A Phủ khuỵ xuống, nhưng rồi khátvọng sống lại khiến anh quất sức, vùng lên chạy. Đó là sự tiếp sức của lòngham sống của, của khát vọng tự do+ Đều hướng về ánh sáng cách mạng:. CM đã soi đường chỉ lối cho A Phủ, đến Phiềng Sa, A Phủ trở thànhmột anh du kích dũng cảm, kiên cường . Anh có được tự do, hạnh phúc.. Tràng chưa trở thành một anh du kích nhưng cuối tác phẩm tronh ócanh đã nghĩ tới đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Tác giả đãgieo hạt giống hi vọng mãnh liệt vào tâm hồn Tràng, nhất định ngày mai trongđoàn quân của những người đói kéo nhau đi trên đê Sộp sẽ có Tràng, bà cụ tứvà thị họ sẽ thoát khỏi đói nghèo và cuộ sống nô lệ.- Điểm khác:+ Trong Vợ nhặt Tràng là nhân vật chính còn trong đoạn trích học Vợchồng A Phủ, A Phủ là nhân vật phụ.+ Tràng là anh nông dân nghèo trong nạn đói 1945 ở miền xuôi dưới sự caitrị trực tiếp của bọn thực dân, phát xít. A Phủ là người dân lao động miền núi,sống dưới sự cai trị của bọn chúa đất phong kiến, chúng lợi dụng cường quyềnvà thần quyền để biến những người dân nghèo thành nôlệ không công chochúng, hết đời này sang đời khác.+ Tràng được tác giả tập trung khắc hoạ bởi những diễn biến tâm lí phứctạp còn A Phủ lại được nhà văn Tô Hoài miêu tả bằng những hành động cụ thể,sinh động.-Lý giải sự khác biệt.13+ Hai tác phẩm này đều viết vào những thời kì nhạy cảm của đất nước, nhưngcác tác giả đều cảm nhận được luồng gió cách mạng.+ Tài năng và phong cách nghệ thuật của các tác giả khi đi viết về vẻ đẹp củangười lao động, tạo nên những đóng góp sâu sắc cho văn xuôi hiện đại ViệtNam.Đề 3: So sánh nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù củaNguyễn Tuân và Vũ Như Tô trong tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài củaNguyễn Huy Tưởng.Mở bài.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm.Thân bài.- Khái quát chung về hai đối tượng so sánh.- So sánh.* Điểm giống nhau giữa Huấn Cao và Vũ Như Tô.- Đều là người nghệ sĩ có tài năng, tâm huyết, tạo ra cái đẹp, khát vọngcống hiến cái đẹp cho đời, có khí phách, ngạo nghễ trước cường quyền, bạolực...Huấn Cao viết chữ thể hiện khát vọng tung hoành một đời con người, cáiđẹp của ông đã cảm hóa con người...Vũ Như Tô sáng tạo cái đẹp để tranh tinhxảo với góa công...- Đều có số phận bi kịch : tài năng không được trọng dụng, nâng niu ,trong14xã hội bấy giờ, cái đẹp bị vùi dập trong xã hội phong kiến thối nát , suy vi. Vìvậy đây có thể được xem là những nhân vật bi kịch trong văn học. Nguyênnhân của cái chết đều xuất phát từ xã hội phong kiến suy vi, sấm sét phong tràokhởi nghĩa của nhân dân nổ ra nhiều nơi.- Đều là những nhân vật kết tinh cho tài năng và tâm huyết của nhà văn.Qua nhân vật các tác giả muốn gửi thông điệp cuộc sống tới bạn đọc...- Cả hai đều mang trong mình hoài bão, khát vọng chính đáng của ngườinghệ sĩ chân chính, tạo cái đẹp cho cuộc đời...- Qua 2 nhân vật, Nguyễn tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều gửi gắm quanniệm nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc:+ Nguyễn Tuân với quan niệm thẩm mĩ :cái đẹp luôn chiến thắng bất diệt,đi liền với cái thiện. Nó cảm hóa thanh lọc tâm hồn con người. Tác giả gửi gắmphương châm sáng tạo nghệ thuật phỉa là sự thăng hoa của cái tài và tâm.+ Nguyễn Huy Tưởng đặt ra vấn đề giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữakhát vọng của người nghệ sĩ và khát vọng của nhân dân từ đó khẳng định nghệthuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống vì con người. người nghệ sĩ phảiđặt lòng mình giữa cuộc đời. Nếu xa rời cuộc đời nghệ thuật không có chỗđứng.* Điểm khác nhau giữa hai nhân vật này :- Tài năng:+ Huấn Cao là người nghệ sĩ trong nghệ thuật viết thư pháp " nét chữvuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người" Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, một anh hùng nghĩa hiệp, cókhí phách hiên ngang. Vì quyền lợi của nhân dân mà ông bất chấp cả tính mạngcam chịu là kẻ " phản nghịch", lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân chống lạitriều đình phong kiến bất công. Có thể nói đây là nhân vật đẹp trong đời vănNguyễn Tuân “ phú quý bất đăng dâm, bần tiện bất đăng di, uy vũ bất đăng15khuất”. Tài và tâm luôn đi với nhau để tỏa sáng.+ Vũ Như Tô là người nghệ sĩ với khát vọng xây được công trình lớn,tuyệt mĩ tô điểm cho đất nước, tranh tinh xảo với hóa công, xây Cửu TrùngĐài. Nhưng ông chỉ chú ý đến cái đẹp đơn thuần của nghệ thuật mà không chúý đến đời sống nhân dân. Nghệ thuật xa rời quần chúng “ nghệ thuật vị nghệthuật”- Nhận thức:+ Huấn cao sáng tạo cái đẹp do cảm hóa trước tấm lòng" biệt nhỡnliên tài" của quản ngục. Tài năng, khát vọng, hoài bão của ông gắn liền với lợiích của nhân dân, vì cuộc sống ấm no của nhân dân. Huấn cao chiến đấu lật đổtriều đình phong kiến giúp nhân dân khỏi cảnh khổ đau, nghèo đói, chết chóc.Cái đẹp của Huấn Cao cứu vớt linh hồn, khiến cho con người ta thấy được gộtrửa tâm hồn và trở nên thánh thiện...+ Bẵng việc thực hiện khát vọng của mình mà Vũ Như Tô đã vô tìnhđẩy nhân dân vào cảnh cùng đường bế tắc, loạn lạc, khổ đau, khiến nhân dânoán hận, phá hủy cửu trùng đài. Đến chết ông vẫn không hiểu mình có tội gì...- Cái đẹp:+ Huấn Cao tạo ra cái đẹp ngay trong ngục tù tăm tối, nó trào đời, hạsinh trong thế giới của tội ác. cái đẹp nâng đỡ, cảm hóa, thanh lọc tâm hồn conngười ( quản ngục ).Cái đẹp do Huấn cao tạo ra được nảy sinh và nâng niu trântrọng bởi nhân dân.+ cái đẹp do Vũ Như Tô bi hủy diệt bởi nhân dân , Cửu Trùng Đài bịđốt cháy. Cái đẹp do ông tạo ra bởi mồ hôi, nước mắt, xương máu của ngườidân vô tội, đi ngược với lợi ích của nhân dân, bởi vậy dù nó xuất phát từ khátvọng chính đáng song nhân dân vẫn nhìn nhận đó là nguyên nhân của nỗi khổ.- Bi kịch cái chết:+ Huấn Cao chết là sự hi sinh của người anh hùng được nhân dânkính trọng, ngưỡng mộ, thương xót. Trước giây phút ra pháp trường ông vẫnsáng tạo cái đẹp,một con người rất mực tài hoa, coi thường cái chết. Đối với16nhân dân, ông là người anh hùng, vị cứu tinh của họ.+ Vũ Như Tô chết dưới lưỡi dao của nhân dân bởi họ cho rằng ôngvới ciệc xây Cửu trùng Đài là nguyên nhân dẫn đến cảnh cơ cực, lầm thantrong thiên hạ. Họ trách móc, oán thán, căm ghét ông. Đối với nhân dân, ông làmột tội nhân. Vũ Như Tô đắm mình trong niềm đam mê nghệ thuật hơi mùquáng, ảo vọng xa rời thực tế,cuộc sống của nhân dân.* Lí giải:- Hoàn cảnh xã hội.- Tác giả, phong cách nghệ thuật.- Ý thức hệ thời đại....Kết luận- khái quát lại vấn đề.- Liên hệ mở rộng.Đề 4: So sánh cách kết thúc của hai tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lânvà Chíphèo của Nam Cao.Mở bàiGiới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.Giới thiệu khái quát về hai cách kết thúc tác phẩm.- Nam Cao và Kim Lân là hai trong những cây bút hiện thực xuất sắctrong đời sống văn học hiện đại Việt Nam, đều viết thành công về đề tài ngườinông dân.- Chí Phèo và Vợ nhặt là hai thiên truyện khắc họa tình trạng thê thảmcủa người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên kết quả cuối cùng17có những bước ngoặc khác nhau: Một bên là những ám ảnh đen tối; một bên làhình ảnh gợi nhiều hy vọng.Thân bàiKhái quát cách kết thúc tác phẩm Chí PhèoCảm nhận hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” qua sự ám ảnh của thị Nởtrong truyện ngắn Chí Phèo.- Khái quát nội dung tác phẩm Chí Phèo.- Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của người nông dân Chí Phèo- Ý nghĩa hình ảnh “cái lò gạch cũ” không người qua lại.+ Nỗi ám ảnh về sự đen tối và bế tắc của người nông dân trong xã hộibất công khi chưa có ánh sáng cách mạng. Ở đó tình trạng người nông dân bịbọn cường hào ác bá đẩy vào “bước đường cùng”. Người nông dân lương thiệnbị bỏ rơi như đứa bé từng bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. Nếu xã hội vẫn cònnhững người như Bá Kiến chắc chắn sẽ có những Chí Phèo.+ Nông thôn Việt Nam ngày ấy tan hoang chẳng khác gì cái lò gạchbị bỏ hoang....Hiện thực đó có ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửaphong kiến trước đã tiếp tay cho bọn ác bá giày xéo nông dân.+ Thể hiện cái nhìn xót xa của nhà văn đối với tương lai đen tối củangười nông dân. Đó là chủ nghĩa nhân đạo sâu sắcCảm nhận hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”thoáng hiện qua tâm trí nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”- Khái quát nội dung tác phẩm “Vợ nhặt”- Tóm tắt về cuộc đời nhân vật Tràng.- Ý nghĩa “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”+ “đám người đói” vẫn đang là hiện thực xã hội Việt Nam trước cáchmạng.18+ “lá cờ đỏ bay phấp phới” gợi ra một thứ ánh sáng cao đẹp là cáchmạng sẽ xua tan bóng tối của hiện thực đói khát ấy.+ Vượt qua hiện thực đen tối của nạn đói, nhân vật có cái nhìn tintưởng về phía tương lai.+ Thông điệp ngợi ca cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới có thểmang đưa nhân dân đến bến bờ tươi sáng.So sánha. Điểm tương đồng.- Truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân đềuthể hiện ánh nhìn nhân đạo của hai nhà văn đối với đời sống, những mảnh đờibất hạnh trong xã hội cũ. Đó là sự trân trọng khát vọng ước mơ, niềm tin...- Cả hai thiên truyện đều mang ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân,phong kiến, phát xít.- Cả hai nhà văn đều thể hiện tài năng trong sáng tạo nghệ thuật. Đây làhai kết thúc mang tính dự báo cho xã hội lúc bấy giờ...b. Điểm khác biệt:Hai chi tiết, hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau của văn học:trước và sau Cách mạng tháng Tám. Hai hình ảnh mang hai ý nghĩa khác nhau:+ Người nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo hoàn toàn bế tắc vì không đượccách mạng soi sáng.+ Người nông dân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” dạt dào niềm tin vào tương laivì có hình ảnh cách mạng xuất hiện.+ Bút pháp: Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán; Kim Lânviết theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa.- Lí giải.+ Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.19+ Tư tưởng của nhà văn....Kết luận- Khái quát lại vấn đề.- Khắc họa chân thực, sinh động đời sống đáng thương của nhân dân ta.Đề 5: Nước mắt là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của NamCao. Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Đời thừa” nhà văn viết:“Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươnướt.”“Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi chào hành. Hắnôm mặt khóc rưng rức.”( Trích “Chí Phèo”, Sách Ngữ văn 11 nâng cao, NXB GD tr 2010,183-186)“ Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh.Và hắn khóc . . . Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thểkhông ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lây cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngựcmình mà khóc.”( Trích “Đời thừa” , Sách Ngữ văn 11 nâng cao, NXB GD 2010, tr 207)So sánh hai chi tiết nghệ thuật trên?Mở bài.- Khái quát về tác giả và hai chi tiết.- Nam Cao là một cây bút hiện thực xuất sắc với những trang viếtđộc đáo, những tìm tòi mới mẻ. Truyện ngắn"Đời thừa" và "Chí Phèo" là haisáng tác tiêu biểu của Nam Cao trước Cách mạng. Đọc "Đời thừa" và "ChíPhèo"hẳn người đọc không quên hai nhân vật Hộ và Chí Phèo, đặc biệt là chitiết tiếng khóc của họ ở cuối truyện.Thân bài.20- Chi tiết nghệ thuật giống như một lát cắt của thân gỗ mà nhìn vàođó ta thấy cả một đời thảo mộc. Trong tác phẩm văn học là "những tiểu tiết cósức chứa lớn về nội dung tư tưởng và cảm xúc". Hình tượng nghệ thuật trongtác phẩm có sống động được hay không là nhờ các chi tiết. Ý kiến của chi tiếtlà ở chỗ "sao cho cái vặt vãnh trở nên lấp lánh trước mắt người đọc". Chi tiếttiếng khóc của hai nhân vật Hộ và Chí Phèo là một chi tiết nghệ thuật như thế !- Nước mắt là một sản phẩm cụ thể của tình cảm. Khi người ta rơivào một cảnh huống, một trạng thái nào đó thì dễ nảy sinh tâm trạng, mà đỉnhcao của trạng thái tình cảm thường biểu lộ bằng những giọt nước mắt. Có giọtnước mắt sung sướng, có giọt nước mắt ân hận, có giọt nước mắt đau đớn, xótxa,...Giọt nước mắt của Hộ và Chí Phèo là nỗi đau đớn xót xa hay niềm hạnhphúc ? Nguyên nhân nào dẫn đến tiếng khóc ấy của hai nhân vật ? Nam Cao đãdẫn giải một cách hợp lí.- Với Hộ, tiếng khóc của anh bật ra sau hai tấn bi kịch lớn trong cuộcđời : bi kịch sống thừa và bi kịch tình thương. Hộ đã từng là một nhà văn saymê lí tưởng nghề nghiệp, có ước mơ hoài bão cao đẹp, Hộ khinh những lo lắngtủn mủn về vật chất, Hộ chỉ chăm lo vun trồng cho cái tài năng của Hộ ngàymột nảy nở. nhưng ước mơ hoài bão của Hộ không thực hiện được vì một lựccản tầm thường song ghê gớm, gánh nặng cơm áo gia đình. Để chăm lo chocuộc sống gia đình, Hộ phải viết những cuốn sách vội vàng khiến người ta đọcrồi lại quên ngay sau khi đọc, còn bản thân Hộ mỗi lần đọc lại anh cũng tự thấyxấu hổ, dằn vặt mình. Anh không đem đến cho văn chương được cái gì mới mẻ,cũng không thay đổi được cuộc sống gia đình, như thế, anh là một kẻ vô ích,một đời thừa. Trước mắt Hộ có một con đường giải thoát, thoát li vợ con đểthực hiện giấc mộng văn chương, nhưng Hộ không thể bỏ được tình thương, vìanh vẫn là con người. không thể thoát li vợ con, song Hộ lại đau khổ ngấmngầm. Hộ điên người lên vì con khóc, điên người lên vì phải xoay tiền. tronglúc bế tắc, Hộ đã tìm đến rượu. nhưng rượu không giúp anh tháo gỡ được tình21trạng bi kịch còn dấn anh lấn sâu vào bi kịch thứ hai : vi phạm lẽ sống tìnhthương. trong lúc say, Hộ đã đánh vợ, đuổi vợ ra khỏi nhà. Tỉnh rượu, Hộ đãkhóc "Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh.Và hắn khóc...Ôi chao ! Hắn khóc ! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ratiếng khóc".- Với Chí Phèo, tiếng khóc của Chí bật ra sau một bi kịch lớn của cuộcđời: bi kịch bị từ chối quyền làm người. Trước khi gặp thị Nở, Chí đã từng làcon quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, chửi tronglúc say. Trên mặt Chí lằn ngang lằn dọc bao nhiêu vết sẹo, kết quả của nhữnglần rạch mặt ăn vạ; cái mặt của Chí vàng vàng mà lại sạm màu gio, cái mặt củamột con quỷ dữ. Chí trở thành nỗi kinh hoàng, sự ám ảnh của dân làng Vũ Đại.Cả làng Vũ Đại không ai dám giao tiếp với Chí, họ từ chối Chí. Thế nhưng từchỗ khuất lấp của cuộc đời, có một người đàn bà "ma chê quỷ hờn" đã sưởi ấmtâm hồn Giá lạnh của Chí bằng chút tình thương mộc mạc, chân thành. Cuộcgặp gỡ kì diệu, đặc biệt là sự chăm sóc đầy ân tình của thị Nở đã đánh thứcnhân tính và khát vọng lương thiện đã bị ngủ quên từ lâu của Chí Phèo. Chí vàthị sẽ làm thành một cặp xứng đôi nếu như thị là một người bình thường. nhưngthị lại là người đàn bà dở hơi, thị đã từ chối Chí. Sự từ chối của thị Nở đã đẩyChí rơi vào một nỗi đau sâu thẳm trong cuộc đời. Như một thông lệ, Chí đã tìmđến với rượu, Chí muốn uống cho thật say để quên đi nỗi đau trong đời. nhưngChí càng uống càng tỉnh, càng tỉnh, Chí lại thấy hơi cháo hành thoang thoảng,Chí "ôm mặt khóc rưng rức".- Hai tiếng khóc của hai con người, ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưngđều biểu hiện thấm thía nỗi đau thân phận khi trải qua những tấn bi kịch trongcuộc đời. Hộ khóc sau khi đã có hành vi thô bạo với vợ con; Chí Phèo khóc saukhi bị thị Nở từ chối. nhưng sắc thái ý nghĩa của mỗi tiếng khóc không hoàntoàn giống nhau. Tiếng khóc của Hộ là tiếng khóc của một người trí thức tiểutư sản có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn cống hiến bằng sự lao động sáng tạo22của chính mình mà phải sống "đời thừa", một người coi tình thương là nguyêntắc xác định tư cách làm người nhưng lại vi phạm vào lẽ sống tình thương. Baonhiêu đau đớn, bao nhiêu hối hận dồn nén lại ở Hộ để rồi bật lên thành tiếngkhóc. Tiếng khóc nức nở, tiếng khóc bật ra như quả chanh người ta bópmạnh của Hộ cho ta thấy sự hối hận và đau khổ lên đến tột cùng của người tríthức tiểu tư sản nghèo có nhân cách. Giọt nước mắt ấy đã nâng đỡ Hộ, thanhlọc tâm hồn anh, giúp anh đứng vững trên bờ vực thẳm của sự tha hoá.- Hộ cũng ân hận, song lớn hơn sự ân hận ấy là sự thành thực trước lỗilầm của mình "Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!...". Sự thành thựcvới chính mình là một nhân cách rất đáng trân trọng ở người trí thức tiểu tư sảntrong sáng tác của Nam Cao.- Nếu tiếng khóc của Hộ là tiếng khóc của một người trí thức ân hận vềnhững hành vi thô bạo của mình đối với vợ con thì tiếng khóc của Chí Phèo làtiếng khóc của một người cố nông nghèo bị tha hoá, bị tước đoạt quyền làmngười. Nam Cao gói gọn nỗi đau trong tâm hồn Chí bằng ba chữ "khóc rưngrức". Bao nhiêu tủi hờn dồn nén lại để rồi bật lên thành tiếng khóc cho sự oantrái, sự thua thiệt của một người sinh ra là người mà lại không có quyền sốngcủa một con người. Tiếng khóc của Chí chính là sự ý thức đầy đủ nhất về bikịch bị cự tuyệt quyền làm người của anh. Có hiểu ước mơ hạnh phúc chânthành của Chí "Hay là mình sang ở mới tớ một nhà cho vui", ta mới thấu hiểuđược tiếng khóc đau đớn của một người bị phụ tình. Tiếng khóc của Chí gợicho ta nhớ đến tiếng khóc hu hu của lão Hạc khi lão chót lừa một con chó,tiếng khóc nức nở, khóc như người ta thổ ra nước mắt của dì Hảo khi ngườichồng bỏ dì bơ vơ trong lúc ốm đau để đi tìm cơm rượu. Mỗi tiếng khóc là mộtnỗi đau, nhưng tiếng khóc của Chí không chỉ có nỗi đau mà còn có cả sự cayđắng, tủi nhục.23- Cũng như ở truyện ngắn "Đời thừa", trong "Chí Phèo", Nam Cao đã hoáthân vào nhân vật, sống với nhân vật để miêu tả nỗi đau đến tột cùng của nhânvật. Chỉ là một tiếng khóc, nhưng trong tiếng khóc ấy ta thấy một nỗi niềm,một số phận, một cuộc đời của nhân vật. Tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩlà như thế ! Ẩn sau tiếng khóc của nhân vật là niềm cảm thông, thương xót củanhà văn đối với người trí thức tiểu tư sản nghèo, người nông dân lao độngnghèo. Và lớn hơn niềm thương cảm là sự phát hiện những phẩm chất tốt đẹpcủa họ trong hoàn cảnh bế tắc. Đối với Hộ là sự vươn lên để giữ vững lẽ sốngnhân đạo; đối với Chí Phèo là khát vọng hạnh phúc, khát vọng lương thiện.Điều đó tạo nên chiều sâu nhân đạo mới mẻ trong sáng tác của Nam Cao.- Nước mắt là giọt châu của loài người, là tấm kính biến hình vũ trụ để chonhân vật giải toả nỗi đau, sự bi phẫn đến cùng cực. nhưng nước mắt vẫn chỉ lànước mắt. Do vậy, nhân vật của Nam Cao vẫn rơi vào bế tắc. Hộ không giảiquyết được bi kịch gia đình; Chí Phèo phải tìm đến cái chết sau khi đã giếtđược kẻ thù của mình. Cần phải có thời gian, có ánh sáng của Đảng soi rọi,người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo của Nam Cao mới có thểthay đổi cuộc đời của họ.- Như vậy, từ một chi tiết nghệ thuật, Nam Cao đã lí giải sâu sắc nỗi đautrong tâm hồn nhân vật; đánh dấu quá trình thức tỉnh của nhân vật, đồng thờithể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn về đề tài trí thức tiểu tư sản vàngười nông dân nghèo.- Có thể nói, chi tiết tiếng khóc của hai nhân vật Hộ và Chí Phèo là một chitiết nghệ thuật giàu ý nghĩa. Nó chẳng những làm cho hình tượng nghệ thuật trởnên sống động mà còn góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.Với chi tiết tiếng khóc nhân vật Hộ và Chí Phèo, Nam Cao đã đem đến cho vănhọc Việt Nam 1930-1945 một tiếng nói nhân văn sâu sắc, khẳng định tài năngnghệ thuật của người nghệ sĩ trong việc mô tả và phân tích tâm lý nhân vật.24Đề 6: Tương quan ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm chữ người tửtù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam.Mở bài.- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh : Bóng tối và ánh sángtrong hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)Thân bài.1. Làm rõ đối tượng thứ nhất:- Hình tượng bóng tối trong Hai đứa trẻ: diễn tả sự tù đọng, bế tắc, ngộtngạt, nghèo đói, không lối thoát của những con người trong ao đời bằng phẳng.- Hình tượng ánh sáng: nhỏ nhoi, yếu ớt, tàn lụi, hột sáng, đốm sáng,chấm sáng… biểu trưng cho một cuộc sống lạc hậu, tù đọng không biết đếnngày mai là gì.2 Làm rõ đối tượng thứ hai:- Hình tượng bóng tối trong Chữ người tử tù: sự tàn bạo, dơ bẩn của xãhội phong kiến suy đồi. Sự xấu xa của cái đê tiện cái thấp hèn.- Hình tượng ánh sáng: biểu tượng cho cái Đẹp, cái Dũng, cái ThiênLương trong sáng của con người. Cái đẹp bao giờ cũng chiến thắng.3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bìnhdiện nội dung và hình thức nghệ thuật:-Tương đồng:+ Đều sử dụng bóng tối và ánh sáng để tạo ý đồ riêng cho sáng tạo nghệthuật. Làm bật lên vẻ đẹp của nhân vật và khát vọng vươn lên...25