Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo

Ngày đăng: 04:05 PM 22/07/2019 - Lượt xem: 2,871

xem thêm:

NGUYÊN LIỆU NẤU

1. Rượu ta

"Rượu trắng, rượu đếrượu ngangrượu gạorượu chưngrượu cuốc lủi hay rượu quốc lủi đều là cách gọi của loại rượu chưng cất từ ngũ cốc lên men được làm một cách thủ công trong dân gian, rất thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam."

- Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm tạo mưa nhiều, địa hình có nhiều sông ngòi dày đặc là điều kiện thích hợp phát triển nghề nông nghiệp trồng lúa nước, người Việt đã biết thuần dưỡng cây lúa nước cách đây 3000 đến 4000 năm, nên rượu Việt truyền thống gần như đều được làm ra từ ngũ cốc: lúa, ngô, sắn...

Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo

- Trong thực tế có nhiều loại rượu khác nhau như rượu mùi được ướp hương thơm của hoa sen, hoa chanh… hay rượu thuốc là loại rượu được ngâm với các loài thảo dược hoặc động vật, nhưng quan trọng nhất vẫn là rượu trắng hay còn gọi rượu đế được chưng cất từ gạo hoặc nếp. Dù gia đình có giàu có đến đâu nhưng đến ngày giỗ ông bà nhất thiết phải dùng rượu trắng.

Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo

2. Rượu Tây

- Để được gọi là rượu, thức uống phải chứa khoảng 14% độ cồn trở lên (trên 140 độ) Nhưng với nồng độ này, rượu vẫn chỉ là các loaị rượu vang (wine), dù mang các nhãn hiệu Champagne, Sherry, Madeira, Port…

- Vang được sản xuất bằng cách ủ nho cho lên men tự nhiên, không qua khâu chưng cất, làm sao đạt nồng độ cao? Ngay vang có pha chế hương liệu (aromatised wines) - kể cả thêm chút đỉnh rượu mạnh cho nặng “đô” - độ cồn cho phép chỉ từ 16% đến 20% nên uống vẫn không “bốc”.

Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo

- Rượu mạnh gồm một số loại thông dụng trên thế giới, được nhiều người biết đến qua các tên Whisky, Cognac, Rum, Vodka, Gin… Trong đó, Whisky và Cognac được sản xuất với số lượng nhiều hơn cả.

- Whisky là sản phẩm chưng cất từ hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen, ngô và các loại hạt ngũ cốc nhỏ khác. Trước năm 1820, tất cả các loại Whisky đều được làm ra từ mạch nha của lúa đại mạch (nên còn có tên “Whisky đại mạch”). Việc chưng cất loại Whisky từ lúa đại mạch pha trộn với ngô xuất hiện vào những năm 1830, sau khi bằng sáng chế được cung cấp.

- Từ đó, người ta mới phát hiện ra rằng Whisky pha trộn có mùi vị êm dịu hơn. Nhưng Whisky tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu là khoai tây, trái cây hay bất cứ loại thực phẩm nào khác ngoài những thứ đã kể trên.

MEN TẠO RA RƯỢU

1. Rượu ta

- Men rượu được chế từ nhiều loại thảo dược (thuốc Nam, thuốc Bắc) như cam thảo, quế chi, gừng, hồi, thạch xương bồ, bạch chỉ, xuyên khung, rễ ớt v.v. theo những bí quyết, công thức riêng của từng gia đình.

- Những công thức này cùng với kỹ thuật ủ men nhiều khi không truyền cho người ngoài nhằm giữ bí quyết chất lượng rượu của nghệ nhân độc nhất vô nhị. Nhào trộn hỗn hợp với bột gạo, thậm chí cả bồ hóng và ủ cho bột hơi nở ra sau đó vo, nắm từng viên quả nhỏ để lên khay trấu cho khỏi dính. Đem phơi thật khô và cất dùng dần.

Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo

- Men rượu và kháp rượu quyết định chất lượng thành phẩm rượu. Tuy nhiên, quy trình ủ men, nấu rượu cũng hết sức quan trọng vì liên quan đến tay nghề, kinh nghiệm và công phu của người thực hiện.

- Ở một phương diện khác, nguồn nước được sử dụng khi đồ nguyên liệu, ủ men và khuấy trộn trong nồi chưng rượu cũng đặc biệt quan trọng để cho chất lượng rượu từng địa phương khác nhau, như rượu Bình Khương Thôn, rượu Mẫu Sơn, rượu Bàu Đá, rượu Làng Vân đều được quảng cáo là chất lượng quyết định bởi nguồn nước.

Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo

2. Rượu Tây

- Đa số các loại rượu nước ngoài sẽ để lên men tự nhiên từ chính nguyên liệu làm ra nó như lúa mạch, ngô, nho,...Nên thời gian ủ của rượu Tây sẽ lâu hơn rượu ta rất nhiều lần.

- Whisky Mỹ còn có tên là Whisky Bourbon dùng nguyên liệu chính là ngô. Theo quy định của chính phủ Mỹ, đây là “loại Whisky được chưng cất từ mạch nha của các loại hạt với trên 51% là ngô, độ cồn không được vượt quá 800” và “phải được ủ trong thời gian tối thiểu là 2 năm”, tuy hầu hết các Whisky Bourbon đều được ủ từ 4 năm trở lên.

- Whisky Mỹ được coi là ngon nhất khi có độ cồn trong khoảng 63-700 sau khi chưng cất, và qua thời gian ủ còn trên dưới 350. Nổi tiếng nhất trong dòng Whisky Mỹ là các nhãn Four Roses Bourbon và Jack Daniel’s Bourbon.

- Tuy nhiên, do là sản phẩm từ ngô, nên hương vị có khác hai dòng kể trên, khi uống có mùi thơm khá lạ, có cảm tưởng nặng hơn các loại khác. Bạn có thể chứng kiến dân Mỹ ghiền thứ này ra sao qua những bộ phim cao bồi Viễn Tây trứ danh của họ.

- Whisky Canada dùng lúa mạch đen và ngô làm nguyên liệu chính (cộng với các loại hạt nhỏ khác), với cách chưng cất giống Whisky Irish và phải ủ tối thiểu 4 năm trước khi bán.

- Chính vì dùng nguyên liệu chính là lúa mạch đen nên Whisky Canada còn có tên là “Whisky lúa mạch đen” (Rye Whisky) và có màu từ nâu đậm đến đen. Crown Royal được tiêu thụ mạnh nhất trong các loại Whisky Canada.

CÁC DỊP SỬ DỤNG RƯỢU

Rượu ta

Tết đến xuân về,  trong muôn vàn điều để nói ngày tết, hình như rượu, bia là điều không thể thiếu. Như mặc định vốn có: rượu và tết. Tết cổ truyền là tết đoàn viên, mọi người trong gia đình và đại gia đình xum họp, những chén rượu nồng cũng thường được dùng để chúc tụng trong dịp này.  

Mọi người hay dùng rượu bia cho các cuộc gặp gỡ bạn bè, đồng điệp, anh em họ hàng ,... nhưng với liều lượng hợp lý thì rượu bia rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người Việt đang lạm dụng rượu bia quá nhiều và vượt quá liều lượng cho phép thì rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo

- Làng quê Việt mỗi nơi cho ra một loại rượu khác nhau, từ hương thơm đến vị ngọt cay, chất men say, cùng cảm giác khi uống một hớp rượu đều không trùng lặp tạo nên hứng thú riêng đối với từng loại rượu của từng vùng miền, rất quyến rũ, hấp dẫn.

- Thổ nhưỡng, thời tiết cho nhiều lọai ngũ cốc không giống nhau, nước mỗi vùng mỗi khác, rồi công thức làm men ủ, các loại lá cây tạo mùi hương, nhiệt độ khi chưng cất và cả những kinh nghiệm truyền đời của dòng tộc, hàng họ, làng bản. Tất cả tạo nên những danh tửu có hương vị khác nhau, danh bất hư truyền - quốc tửu Việt Nam.

2. Rượu Tây

- Ăn uống: Người nước ngoài hay sử dụng rượu nhẹ trong các bữa ăn như một loại nước giải khát nhằm tăng hương vị cho bữa ăn của mình.

- Trong các quán bar: Quy định sử dụng rượu ở nước ngoài quy định rất nghiêm ngặt nên chỉ một số nơi được phép kinh doanh mới cho phép người dùng sử dụng các loại rượu mạnh.

Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo

 

CÁCH BẢO QUẢN RƯỢU

- Do cách làm rượu khác nhau nên cách bảo quản của rượu Tây và Ta cũng khác nhau về cách bảo quản. Rượu Tây đa số sẽ yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp, còn rượu nước ta chủ yếu bảo quản ở nhiệt độ phòng.

- Trên đây là các cách phân biệt cơ bản giữa rượu Tây và rượu ta, rượu là một loại thức uống có lợi cho sức khỏe nếu bạn biết dùng đúng cách. Với những chia sẻ trên Kiết Tường hi vọng bạn chọn được cho mình loại rượu hợp lý nhất để đãi bạn bè và người thân trong các dịp gặp gỡ mọi người.

------------------------------------------------------------------

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trụ sở chính: 37/5 Nguyễn Thái Sơn, P4,Q.Gò Vấp, Tp.HCM

Điện thoại: 0908.546.288

Email:

Fanpage : facebook.com/www.ruoukiettuong.vn/

Website: ruoukietuong.com

Link mua hàng tại đây

xem thêm:

Nếu là người “yêu rượu” chắc chắn bạn không thể bỏ qua rượu sake nổi tiếng của Nhật Bản và loại rượu phổ biến ở các nước phương Tây là rượu vang. Hãy cùng khám phá xem hai loại rượu này có những đặc điểm gì mà khiến nhiều người say mê như thế.

SỰ GIỐNG NHAU CỦA RƯỢU SAKE VÀ RƯỢU VANG

Rượu sake là loại rượu truyền thống được nấu từ gạo, qua nhiều công đoạn lên men của người Nhật và đi kèm khá nhiều quy tắc. Rượu vang là loại thức uống có cồn được lên men trực tiếp từ nho chín trong tự nhiên. Vậy cả hai loại rượu này đều là thức uống có cồn được lên men, không qua chưng cất và mang cho mình một nét văn hoá đặc trưng riêng. 

Chất lượng của rượu sake và rượu vang đều tùy thuộc vào các thành phần sản xuất như nước, chất lượng của men, điều kiện thời tiết khi ủ rượu, nhiệt độ ủ, tay nghề của người ủ rượu,..

Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo
Rượu sake là loại rượu truyền thống được nấu từ gạo

SỰ KHÁC NHAU GIỮA RƯỢU VANG VÀ RƯỢU SAKE 

  • Thời gian ra đời: theo các tài liệu ghi chép thì cả 2 loại rượu đều trải qua lịch sử hàng nghìn năm lịch sử. Việc sản xuất rượu vang sớm nhất cho đến nay được phát hiện đã xảy ra khoảng 6000 TCN ở Georgia còn người Nhật bắt đầu sản xuất rượu sake từ khoảng thế kỷ thứ III TCN, sau khi nền nông nghiệp trồng lúa nước ra đời. 

Độ cồn: đều là thức uống có cồn được lên men nhưng rượu Sake Nhật khi có độ cồn cao dao động từ 18 -20 độ, khi đóng chai sẽ được pha thêm nước để giảm xuống còn khoảng 15 độ so với thể tích của rượu trong khi rượu vang chỉ có nồng độ khoảng 12 -15 độ.  

Hương thơm của rượu vang có sự phong phú hơn với 6 mùi hoa hấp dẫn nhất là: hương hoa hồng, hương cam chanh, hương hoa violet, hương hoa phong lữ, hương hoa oải hương và hương hoa trắng còn hương thơm của rượu sake được thể hiện dưới dạng caramel, các loại hạt hoặc trái cây. Thật ra, trước những năm 1970 rượu Sake trên thị trường được làm như một thức uống có vị chứ không phải mùi thơm.

Rượu sake chứa ít axit và có nhiều axit amin hơn rượu vang nên sẽ có ít hương vị đắng, vị chua axit, vị ngọt cân bằng tinh tế và nhẹ hơn cho nên nó kết hợp tốt với nhiều loại thực phẩm khác nhau như khoai tây nghiền, pizza, bít tết, phô mai, mì ống và nhiều loại khác.

Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo
Quy trình làm rượu sake đòi hỏi nhiều kỹ thuật còn làm rượu vang bị ảnh hưởng nhiều bởi niên vụ nho. 

Cách thưởng thức:

Người ta nói thưởng thức rượu vang là cả một nghệ thuật, những người trót say mê loại đồ uống phương Tây này tìm hiểu về rượu vang là như tìm hiểu cả một nền văn hoá đặc sắc như cách mở rượu vang, cách chuẩn bị ly, cách rót rượu, cách thưởng thức,…

Để đạt 100% độ ngon của rượu sake, người ta cũng phải hiểu rõ quy tắc uống và các tính chất của rượu qua từng cách uống như: rượu sake được làm lạnh, hâm nóng, ở nhiệt độ phòng hay uống với đá lạnh,…

  • Để có thể phát huy hết hương vị của rượu thì ta cần kết hợp với những món ăn phù hợp nhất:
Sự khác nhau giữa rượu vang và rượu gạo

Rượu sake Junmai sẽ ăn với cá nướng, Rượu Sake Honjozo với các món Salad và đồ khai vị, Đặc biệt rượu Sake thích hợp với đồ ăn muối, như gừng muối, củ cải muối làm tăng thêm hương vị chua đặc biệt của thức ăn.

Quy tắc kết hợp các loại thịt với rượu vang nói chung được đúc kết rằng: Vang trắng nên đi kèm với thịt trắng (gia cầm, hải sản), còn vang đỏ nên đi kèm với thịt đỏ (bò, lợn, cừu) để thưởng thức rượu vang một cách trọn vẹn nhất.

RƯỢU SAKE: TINH HOA VĂN HOÁ Á ĐÔNG

Hàng nghìn năm qua, rượu vang đã là một thức uống xa xỉ quen thuộc để  thể hiện sự thanh lịch, sang trọng của giới thượng lưu. Hiện nay, nó không chỉ là loại đồ uống phổ biến ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ mà còn trở nên quen thuộc với đông đảo người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Mỗi nơi đều có cho mình một loại rượu đặc trưng mang đậm nét văn hoá của người bản xứ. Giống như ở Việt Nam có rượu nếp cẩm, Hàn Quốc có rượu Sochu, Mexico có rượu Tequila thì rượu Sake được xem như là “quốc tửu” của người Nhật Bản.  Rượu sake Nhật không chỉ đơn giản là một thứ đồ uống mà ý nghĩa văn hoá và tôn giáo của loại rượu này chính là cầu nối giữa con người với con người, giữa thần linh với thần linh. Chính vì thế nó trở thành loại đồ uống ngày càng được yêu thích rộng rãi và luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những người ưa chuộng văn hoá Á Đông.