So sánh thịt gà và thịt bò

(Dân trí) - Nghiên cứu mới thách thức niềm tin phổ biến rằng thịt trắng, như thịt gà, tốt cho chỉ số cholesterol hơn so với thịt đỏ, như thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu.

So sánh thịt gà và thịt bò

Nghiên cứu mới cho thấy rằng ăn thịt gia cầm cũng có hại cho cholesterol như ăn thịt đỏ.

Nghiên cứu mới đây có vẻ là tin xấu cho những người thích ăn thịt, khi các nhà nghiên cứu thấy rằng thịt trắng cũng có hại cho chỉ số cholesterol như thịt đỏ.

Nghiên cứu thách thức quan niệm phổ biến cho rằng thịt trắng có lợi cho sức khỏe hơn thịt đỏ. Niềm tin này dựa trên nhiều nghiên cứu quan sát đã tìm thấy mối liên quan giữa khẩu phần thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu mới cho rằng mối liên hệ giữa thịt trắng và cholesterol chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ trong các tài liệu chuyên ngành.

Vì vậy, nhóm các nhà nghiên cứu - dẫn đầu bởi TS. Ronald Krauss, nhà khoa học cao cấp và là chủ nhiệm Nghiên cứu xơ vữa động mạch tại Viện Nghiên cứu thuộc Bệnh viện nhi Oakland ở California - đã lên kế hoạch điều tra chi tiết hơn về mối liên quan này.

TS. Krauss và các đồng nghiệp đã kiểm tra xem các khẩu phần thịt khác nhau ảnh hưởng đến chỉ số lipid và lipoprotein có thể gây những lắng động mỡ trên động mạch như thế nào. Phát hiện được công bố trên tờ American Journal of Clinical Nutrition.

So sánh giữa có ăn thịt và không ăn thịt

Các nhà nghiên cứu đã chia nam giới và phụ nữ khỏe mạnh thành hai nhóm, tùy theo việc họ thường xuyên ăn nhiều hay ăn ít axit béo bão hòa.

Trong hai nhánh của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phân ngẫu nhiên những người tham gia vào nhóm thịt đỏ, nhóm thịt trắng và nhóm ăn kiêng protein không thịt.

Trong mỗi nhóm, những người tham gia – có độ tuổi từ 21 - 65 và có chỉ số khối cơ thể trong khoảng từ 20-35 kg/mét bình phương - đã ăn những thực phẩm được quy định trong 4 tuần.

Sau khi can thiệp, các nhà nghiên cứu đã đo chỉ số cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) (cholesterol "xấu"), chỉ số apolipoprotein B, các hạt LDL nhỏ và trung bình, cũng như cholesterol lipoprotein toàn phần và tỷ trọng cao (HDL) (cholesterol "tốt").

Thịt đỏ và thịt trắng có tác động “giống hệt nhau”

Nghiên cứu cho thấy kiêng ăn thịt hoàn toàn làm giảm cholesterol trong máu nhiều hơn so với dự kiến.

Ăn cả thịt đỏ và thịt trắng đều tăng mức cholesterol trong máu nhiều hơn là ăn lượng protein tương đương từ thực vật. "Điều này chủ yếu là do gia tăng các hạt LDL lớn," các tác giả lưu ý.

Chỉ số cholesterol tăng không phụ thuộc vào việc chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa hay không.

"Khi lên kế hoạch cho nghiên cứu này, chúng tôi dự kiến thịt đỏ sẽ có tác động xấu đến mức cholesterol trong máu hơn thịt trắng, nhưng chúng tôi đã ngạc nhiên thấy rằng điều này không đúng - tác động của hai loại thịt đến chỉ số cholesterol là như nhau khi mức chất béo bão hòa là tương đương." TS. Ronald Krauss nói.

Tác giả cũng cho biết thêm rằng các nguồn protein không thịt, như rau, sữa và đậu, có lợi nhất đối với chỉ số cholesterol. Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng nghiên cứu không bao gồm thịt bò nuôi bằng cỏ, cá hoặc thịt chế biến sẵn.

Các nhà nghiên cứu viết: "Những phát hiện này phù hợp với các khuyến nghị thúc đẩy chế độ ăn với tỷ lệ cao thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhưng dựa trên tác dụng của lipid và lipoprotein, không cung cấp bằng chứng để chọn thịt trắng thay vì thịt đỏ để giảm nguy cơ bệnh tim mạch". .

TS. Krauss và các đồng nghiệp kết luận, "đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy cả hai loại protein thịt đều dẫn đến nồng độ LDL cao hơn so với từ nguồn protein thực vật trong chế độ ăn tương tự."

Cẩm Tú

Theo MNT

Việc hiểu và sử dụng các loại thịt hợp lý sẽ giúp bạn phát huy được tác dụng của từng loại đối với sức khỏe, phòng tránh được một số bệnh tật nguy hiểm.

Thịt bò chứa nhiều sắt, protein, kali, axit amin… bổ sung năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể một cách hiệu quả. Thịt bò thịt thích hợp nhất cho những người có thể chất yếu hoặc trí thông minh đang bị suy giảm. Thành phần axit amin của protein thịt bò là rất cần thiết cho cơ thể của con người. Do đó, nó có thể cải thiện sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Tuy nhiên, các sợi cơ thịt bò không phải là dễ dàng được tiêu hóa và nó có chứa một hàm lượng lớn của cholesterol và chất béo. Do đó, người già và trẻ em không nên ăn quá nhiều.

So sánh thịt gà và thịt bò

Thịt bò thịt thích hợp nhất cho những người có thể chất yếu

Thịt lợn có hai loại thịt nạc và thịt mỡ. Thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít, nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ. Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc, ngoài ra, thịt nạc còn chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ Hemoglobin trong thịt hơn là Hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau. Do mô xơ của thịt lợn tương đối mềm và có chứa mỡ nên thịt lợn sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Các chuyên gia cho rằng, ăn thịt nạc thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc giảm ho và việc chữa trị táo bón.

Thịt cừu rất có lợi cho những người bị bệnh hen suyễn và các bệnh phổi. Hơn nữa, thịt cừu có lợi cho thận và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, nó là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất trong mùa đông. Tuy nhiên, bạn phải chú ý rằng, thịt cừu không phải là thích hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người hay bị khó tiêu, ho, viêm khớp, eczema…

So sánh thịt gà và thịt bò

Thịt cừu rất có lợi cho những người bị bệnh hen suyễn và các bệnh phổi

Thịt gia cầm thuộc loại thịt trắng có nhiều protein, lipid, khoáng và vitamin hơn so với thịt đỏ. Phù hợp cho những người ăn kiêng sử dụng vì lượng chất béo trong thịt gia cầm ít hơn so với các loại thịt khác nhưng nó vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Thịt tôm, cá có chứa nhiều các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi, nhôm, đồng, mangan, coban, niken, kẽm, iốt, clo, lưu huỳnh. Đây đều là những nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Mặc dù hải sản chứa nhiều dinh dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn quá nhiều, dạ dày sẽ bị tổn thương và có thể dẫn đến một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

So sánh thịt gà và thịt bò

Thịt tôm, cá có chứa nhiều các nguyên tố vi lượng

Đối với thịt lợn nên mua những phần thịt nạc. Đôi khi chất béo cũng quan trọng, đặc biệt là đối với thịt bò nhưng đối với các loại thịt còn lại, chỉ nên chọn những phần thịt đã được lọc hết mỡ.

Đối với thịt cừu, bạn nên chọn loại thịt được nuôi tự nhiên bởi những con cừu được nuôi bằng các loại thức ăn hữu cơ thường có lượng calo thấp hơn, vì vậy, thịt cũng sẽ mềm hơn. Loại thịt cừu thượng hạng hoặc đã được chọn lọc sẽ có lượng chất béo cao hơn. Do đó, chúng cũng mềm và có hương vị thơm ngon hơn.

Đối với thịt bò chỉ nên chọn mua những miếng thịt có màu đỏ tươi miếng thịt không có mùi khó ngửi và nên có những phần mỡ nhỏ được phân bổ đều khắp trên bề mặt. Lượng mỡ trong miếng thịt bò sẽ giúp cho miếng thịt luôn có đủ độ ẩm cần thiết và không bị khô trong quá trình nấu nướng.

Đối với thịt gà, tránh mua những con gà có mào tái hoặc tím bầm, ủ rũ, mỏ chảy nước rãi, sờ vào diều thấy căng cứng, mắt lờ đờ, cánh xệ, dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới. Nếu muốn mua gà ta ngon mà không phải tự mổ, bạn nên chọn kỹ lưỡng những gà đang sống, rồi yêu cầu người bán hàng mổ ngay tại chỗ.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Theo bảng xếp hạng 10 loại thịt giàu giá trị dinh dưỡng thì thịt gà đứng đầu, thịt lợn xếp thứ 8, sau mới đến thịt thỏ, thịt bò…

Thịt gà chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các muối khoáng canxi, phốt-pho, sắt, rất giàu dinh dưỡng, hỗ trợ cơ thể chống ung thư hiệu quả.

Ngoài ra, thịt gà có lượng cholesterol thấp hơn hẳn các loại thịt đỏ, như thịt lợn, thịt bò, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, phần lớn thành phần chất béo không bão hòa trong thịt gia cầm được đánh giá là tốt cho sức khỏe.

​​​​Thịt gia cầm được đánh giá là thực phẩm chứa protein động vật tốt nhất cho sức khỏe.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, thịt gà có giá trị dinh dưỡng, năng lượng cao hơn thịt bò, thịt lợn xét trong cùng khối lượng phân tích và tỷ lệ protein tiêu hóa cao hơn.

Thịt gà cung cấp lượng lớn protein, đây là nhóm chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não con người. Ngoài ra, thịt gà chứa ít chất béo, trong lượng chất béo đó lại chứa hàm lượng omega 3 cao, rất tốt cho sức khỏe.

Trong thịt gà chứa hàm lượng beta-carotene, lycopene, retinol, alpha cao, đều bắt nguồn từ vitamin A có tác dụng tăng cường thị lực. Những người thường xuyên làm việc với máy tính, hay tài xế cũng nên bổ sung thịt gà trong bữa ăn để hạn chế mỏi mắt, mờ mắt, đồng thời giúp tăng độ tập trung khi làm việc.

Tuy thịt gà vừa ngon lại vừa giàu dinh dưỡng nhưng cần lưu ý khi ăn một số bộ phận trên con gà sẽ khiến chúng ta gặp nguy hiểm.

1. Phao câu

Phao câu gà được xem là món “khoái khẩu” của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, cả con gà chỉ có 1 miếng, rất béo, ngọt ngậy.

Tuy nhiên, đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư, nhưng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài, nên chúng buộc phải tích tụ tại phao câu.

Sau một thời gian dài tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất, đây trở thành “kho chứa” độc, lưu trữ virus, vi khuẩn.

2. Da gà

Da gà mặc dù là rất ngon, hợp với sở thích của rất nhiều người, nhưng lại là thứ bất lợi cho sức khoẻ. Xét một cách tổng thể, trong da gà có nhiều chất béo, lượng cholesterol cao, là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.

Đặc biệt là món thịt gà nướng, sau khi trải qua quá trình chế biến, lượng cholesterol trong da gà bị oxy hóa, hình thành các chất gốc cholesterol oxy hóa, gây ra những tổn hại lớn hơn cho sức khỏe con người.

Nếu nhiệt độ chế biến không được kiểm soát đúng, có thể có chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất là bạn cân nhắc giữa “khoái khẩu” và nguy hại trước khi ăn.

3. Cổ gà

Phần cổ gà có rất ít thịt, chủ yếu là da và xương, nhưng lại chứa rất nhiều mạch máu và tập trung tương đối nhiều tuyến bạch huyết đi qua.

Thỉnh thoảng ăn chút cổ gà cho vui thì không có vấn đề, loại bỏ phần da để ăn sẽ tốt hơn, bởi vì các tuyến bạch huyết và thải độc đa số đều nằm ở lớp mỡ dưới da ở vùng cổ gà, những tuyến giáp động vật ở vùng cổ đa số chứa chất độc, chất kích thích và các chất tồn dư từ thực phẩm mà gà ăn hàng ngày.

4. Phổi gà

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa nhiều chất độc, tồn dư tùy theo điều kiện sinh sống của động vật.

Tuy nhiên, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên loại bỏ phổi gà khi chế biến.

5. Mề, ruột gà

Trong con gà, mề và ruột là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể người nhất do đây là nơi tiêu hóa thức ăn của gà.

Ngay cả khi chúng ta xử lý bằng muối và nước sôi hay giấm thì các vi khuẩn trú ngụ ở đây cũng không bao giờ sạch hết. Chưa kể đến quá trình giết mổ, nếu không đảm bảo an toàn sẽ không loại bỏ được hết vi khuẩn bám trong nội tạng của gà.

6. Chân gà

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng: Về cơ bản chân gà không phải là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng. Mọi người thường sử dụng chân gà làm món nhậu hoặc đổi món, thay đổi khẩu vị khá hấp dẫn.

Lớp da ở chân gà có hàm lượng chất béo tùy thuộc vào chân to hay bé. Do đó, nếu ăn nhiều chân gà trong thời gian dài có thể làm gia tăng lượng mỡ máu ở những người có cholesterol máu cao.

Tuy nhiên, nếu bạn làm thịt một con gà, tất nhiên, bạn không nên vứt bỏ hai chân của nó.