Sự lành mạnh về tài chính là gì

Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (tiếng Anh: Financial Soundness Indicators) gồm 40 chỉ số tài chính do Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng nhằm đo lường sự lành mạnh tài chính mỗi quốc gia.

  • 11-12-2019Quĩ tiền tệ (Monetary Fund) của Nhà nước là gì?
  • 23-12-2019Lũng đoạn thị trường (Corner A Market) là gì?
  • 22-12-2019Ngày thứ Năm của Bạc (Silver Thursday) là gì?
  • 16-12-2019Công ty tài chính độc lập (Independent finance company) là gì?
  • 16-12-2019Công ty tài chính tiêu dùng (Consumer finance company) là gì?

Sự lành mạnh về tài chính là gì

Hình minh họa

Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators)

Định nghĩa

Bộ chỉ số lành mạnh tài chính trong tiếng Anh là Financial Soundness Indicators.

Bộ chỉ số lành mạnh tài chính gồm 40 chỉ số tài chính do Quĩ tiền tệ quốc tế(IMF) xây dựng nhằm đo lường sự lành mạnh tài chính mỗi quốc gia.

*Quĩ tiền tệ quốc tế(International Monetary Fund, viết tắt: IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu nhờ theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.

Đặc trưng và vai trò của Bộ chỉ số lành mạnh tài chính

- Bộ chỉ số lành mạnh tài chính bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó:

(i) 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích);

(ii) 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức tài chính khác;

(iii) 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức phi tài chính;

(iv) 2 chỉ số phản ánh tài chính của khu vực hộ gia đình;

(v) 2 chỉ số phản ánh tình hình thanh khoản của thị trường;

(vi) 4 chỉ số phản ánh tình hình của thị trường bất động sản.

Sự lành mạnh về tài chính là gì

Nguồn: IMF

Vai trò của Bộ chỉ số lành mạnh tài chính

- Bộ chỉ số lành mạnh tài chính đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia, có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, nhìn nhận chính xác thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính mỗi quốc gia cũng như toàn cầu.

- Đồng thời Bộ chỉ số lành mạnh tài chính có vai trò lớn trong việc dự đoán, cảnh báo sớm và hoạch định chính sách, đưa ra các biện pháp quản hợp nhằm hạn chế những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng tài chính.

Liên hệ thực tiễn

Hiện nay, trên thế giới có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đang công bố Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của quốc gia mình trên website của IMF với định quí, 6 tháng, năm.

Những nước phát triển thường công bố đầy đủ 40 chỉ số trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính, còn các nước đang phát triển và mới nổi chưa công bố được đầy đủ 40 chỉ số nêu trên, nhất là đối với các chỉ số khuyến khích của tổ chức nhận tiền gửi.

Khu vực Châu Á có 11 quốc gia công bố Bộ chỉ số lành mạnh tài chính trên website của IMF, trong đó có 7 nước đang phát triển gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines và Thái Lan.

(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế - www.bis.org)

Sự lành mạnh về tài chính là gì
Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index - PPI) là gì?

28-11-2019 Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index - GCI) là gì?

27-11-2019 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là gì?

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 0246.2938632/ 0243.9725154 Fax: 0243.9726949

Email:

©2009 Trung tâm Thông tin PTNNNT. Giấy phép số 287/GP-BC do Cục báo chí - Bộ văn hoá cấp ngày 05-07-2007

Vốn hóa thị trường đạt 104% GDP

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kể từ khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (sau đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh) có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000, đến nay, ngành chứng khoán đã đạt được những thành tựu nhất định cùng vớisựchuyển mình ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế đất nước. Quy mô TTCK không ngừng tăng trưởng, sản phẩm giao dịch ngày càng đa dạng, hệ thống giao dịch, thanh toán hoạt động an toàn và hiện đại; số lượng nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài không ngừng được mở rộng... Ước tính trong 20 năm qua, vốn hóa TTCK đã tăng trưởng trung bình hơn 50%/năm. Đếnngày 30-6-2020, tổng vốn hóa TTCK ViệtNam đạt mức 5,5 triệu tỷ đồng, tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP tăng từ mức 0,3% năm 2000 lên mức 104% GDP vào tháng 6-2020; trong đó, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 4 triệu tỷ đồng, tương ứng khoảng 64,5% GDP năm 2019, vốn hóa thị trường trái phiếu đạt khoảng 2,3 nghìn tỷ đồng, tương đương mức 39% GDP năm 2019.

TTCK phát triển mạnh mẽ đã giúp cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn. Ước tính tỷ trọng vốn hóa khu vực chứng khoán trong tổng tài sản hệ thống tài chính hiện nay ở mức khoảng 30,6%, không cách quá xa so với mức 68,7% của khu vực các tổ chức tín dụng.Không những vậy, TTCK cũng đã chứng minh vai trò ngày càng quan trọng trong huy động vốn, cung ứng vốn trung hạn, dài hạn cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, TTCK đã hỗ trợ việc thực hiện công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được thuận lợi hơn, ngày càng công khai, minh bạch, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu lại DNNN. Các khu vực thị trường đã được hình thành, bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, TTCK phái sinh. Tính thanh khoản thị trường được cải thiện rõ rệt qua những năm gần đây.

Theo ông Nhữ Đình Hòa,Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt: Qua 20 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng có tính thiết yếu trong nền kinh tế; là thước đo sức khỏe và sự phục hồi của nền kinh tếnước ta trước những biến động lớn. Điều này chúng ta có thể thấy rõ nhất trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hay trong giai đoạn nửa đầu năm 2020 vừa qua, khi đại dịch Covid-19 làm tê liệt nhiều nền kinh tế và cả thị trường tài chính của các quốc gia trên toàn cầu. Một trong những mục tiêu mà Chính phủ đặt ra cho TTCK sau dấu mốc 20 năm là tăng vốn hóa thị trường lên 100% GDP vào năm nay và đã hoàn thành. Có thể nói, sự đóng góp củaTTCK vào nềnkinh tếnước ta đã vượt xa kỳ vọng ban đầu. Rất ít thị trường nào đạt được mức vốn hóa như trên sau 20 năm hoạt động.

Sự lành mạnh về tài chính là gì
Sự lành mạnh về tài chính là gì
Sự lành mạnh về tài chính là gì
Sự lành mạnh về tài chính là gì
Sự lành mạnh về tài chính là gì

Mã cổ phiếu VCB củaNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namluôn nằm trong tốp đầu các cổ phiếu có mệnh giá lớn.Trong ảnh:Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Nhanh chóng hồi phục sau đại dịch

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, TTCK Việt Nam cũng chịunhững tác động nhất định, nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính, TTCK Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 về cơ bản đã thành công vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và ghi nhận sự phục hồi đáng kể. Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, TTCK Việt Nam đượcquốc tếđánh giá là thị trường phục hồi nhanh và mạnh nhất thế giới.Trên thị trường cổ phiếu,quy mô vốn hóa của thị trường tại thời điểm cuối tháng 6-2020 tăng 24% so với thời điểm cuối quý I-2020.Thanh khoản của thị trường tăng mạnh cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Đánh giávề TTCK nước ta, ông Lê Hoàng Lân (Vụ Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: "Trong bối cảnh thế giới chịu nhiều khó khăn và biến động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007,tác động tiêu cực của sự kiện Brexit, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, những bất ổn về địa chính trị tại một số khu vực cũng như đại dịch Covid-19...nhưngTTCK Việt Nam vẫn không ngừng phát triển ổn định, an toàn, bền vững sau 20 năm hình thành và đi vào hoạt động; trở thành một kênh đầu tư hiệu quả. TTCK Việt Nam cũng là kênh huy động vốn trung hạn, dài hạn bổ sung nguồn lực cho nền kinh tế, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nền tài chính, tiền tệ lành mạnh, bảo đảm an ninh, an toàn tài chính, ổn định tiền tệ; thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào nước ta".

Tuy nhiên, theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính-Tiền tệ Quốc gia: Quy mô và thanh khoản TTCK Việt Nam mặc dù tăng trưởng mạnh qua từng năm, song vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực, tính ổn định cũng chưa cao. Giá trị vốn hóa TTCK của Việt Nam năm 2019 tương đương 102,6% GDP, ở mức thấp so với các nước (Nhật Bản là 337%, Singapore là 257%, Thái Lan đạt 161%, Malaysia đạt 215%, Philippines chiếm 107%...). Hiện nay, TTCK Việt Nam chỉ mới được Tổ chức Tính toán chỉ số chứng khoán toàn cầu (FTSE) đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Cùng với đó, thanh khoản TTCK thể hiện qua tỷ suất vòng quay chứng khoán của Việt Nam dù tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng vẫn ở mức khá thấp so với khu vực và thế giới. Tỷ suất này của Việt Nam năm 2019 là 22,3%, thấp hơn nhiều so với mức 28,3% của ASEAN-5, 29% của Ấn Độ, 130% của Hàn Quốc, 223,7% của Trung Quốc, 87%của mứcbình quân thế giới.

Xứng đáng để các nhà đầu tư ngoại đổ vốn

Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng: Dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát ở nhiều nước,do đó, TTCK thế giới cũng như TTCK Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021vẫn sẽphảiđối mặt với những khó khăn, thách thức, khó đoán định. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều điểm tựa đến từ yếu tố nội tại của nền kinh tế. “Nếu dịch bệnh trong nước tiếp tục được khống chế tốt như hiện nay, TTCK nước ta về cơ bản sẽ được hậu thuẫn tích cực do các doanh nghiệp chỉ chịu tác động từ yếu tố bên ngoài. Chúng ta cần tiếp tục duy trì sự “chủ động trong bị động”, “tấn công nhưng trong phòng thủ” để hỗ trợ TTCK giữ được nhịp tăng trưởng ổn định”, ông Trần Văn Dũng khẳng định.

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital cho rằng, việc xây dựng,phát triển TTCKmà Việt Nam làm 20 năm vừa qua khá thành công, vai trò của thị trường vốn được xác định là then chốt cho nền kinh tế. Xuất phát điểm từ con số 0, TTCK Việt Nam đã vượt qua bao thăng trầm để có được quy mô hiện nay là một thành tựu vô cùng to lớn.“Tuy mới 20 năm (những TTCK có bề dày lịch sử trên thế giới phát triển 300 năm) nhưng chặng đường phát triển đầu tiên của TTCK Việt Nam khá vững chắc.Tôi hy vọng với sự phát triển bền vững, TTCK Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nhà đầu tư trong nước. Bởi đây là nơi xứng đáng để các nhà đầu tư ngoại đổ vốn vào đầu tư”, ông Dominic Scriven nhấn mạnh.

Bài và ảnh:NGUYỄN ANH VIỆT