Tại sao bạn muốn trở thành nhà quản trị

Sau một vài năm làm việc cho một hoặc một số công ty ở vị trí nhân viên, việc chuyển sang vị trí quản lý có thể coi là điều tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế là vị trí quản lý đòi hỏi rất nhiều kỹ năng hoàn toàn khác biệt với vị trí nhân viên. Một người làm tốt công việc đang đảm nhiệm không có nghĩa là họ sẽ trở thành nhà quản lý thành công.

Vậy làm sao để bạn đưa ra quyết định liệu vị trí quản lý có phù hợp với bạn lúc này? Hãy tự trả lời những câu hỏi dưới đây, bạn sẽ tìm ra đáp án.

Câu hỏi 1: Nguyện vọng của bạn là gì?

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình sẽ như thế nào sau 5 năm nữa? Nếu chưa từng nghĩ vậy, ngay bây giờ là lúc thích hợp để nhìn lại và đánh giá những gì bạn thực sự muốn trong sự nghiệp của mình. Khi đang cân nhắc để chuyển sang vị trí quản lý, điều quan trọng là phải hỏi chính mình về việc bạn muốn ở lại thế giới của các công ty hiện tại hay muốn thoát ra và theo đuổi những nỗ lực kinh doanh riêng.

Tại sao bạn muốn trở thành nhà quản trị

Nguồn: Getty Images

Bạn vẫn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo nếu bạn tự kinh doanh, nhưng khi đó, bạn cần phải cân nhắc tới những vấn đề quan trọng khác như học về các chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số mới nhất hay học hỏi điều hay từ các nhà đầu tư khác.

Thêm nữa, hãy tự hỏi rằng điều gì trong lĩnh vực quản lý thu hút bạn. Nếu câu trả lời là khi đó bạn sẽ được phép đào tạo người khác, thì nghĩa là bạn phù hợp với những vị trí quản lý thông thường trong công ty.

Nhưng nếu bạn chỉ tập trung nhiều vào tiền, thì bạn nên cân nhắc lại cái đích vị trí quản lý mà bạn đang hướng tới. Có vô vàn cách khác để kiếm nhiều tiền hơn và không liên quan đến việc quản lý để rồi phải nhận trách nhiệm cho một nhóm những người khác.

Câu hỏi 2: Xung đột có khiến bạn sợ hãi?

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là rất cần thiết để quản lý những xung đột trong công việc, nhưng đây lại là kỹ năng mà các nhà lãnh đạo thường thiết sót nhất. Một nghiên cứ từ Robert Half Management Resources (một công ty tư vấn nhân sự của Mỹ có trụ sở tại Menlo Park, California, Mỹ, được ghi nhận là công ty kế toán tài chính đầu tiên và lớn nhất thế giới, với hơn 325 địa điểm trên toàn cầu, đứng đầu trong danh sách những công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới trong ngành công nghiệp hỗ trợ do Tạp chí Fortune bình chọn năm 2009) phát hiện ra rằng, gần 1/3 các công nhân cho rằng nhà quản lý của họ cần trau dồi thêm về kỹ năng giao tiếp.

Sự mâu thuẫn trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn đặt mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, điều quan trọng là phải nhận ra rằng chuyện phải đối mặt với những mâu thuẫn trong công việc xảy ra rất thường xuyên.

Dan DeNisco - Phó chủ tịch cao cấp của Robert Half chia sẻ: “Những nhà lãnh đạo phải được nhìn nhận là người cởi mở và có phong cách giao tiếp trung thực. Đó là kỹ năng cần thiết để chia sẻ tầm nhìn của công ty, cung cấp những phản hồi mang tính xây dựng và đạt được sự tính nhiệm cùng sự tin cậy của mọi người. Một khi họ thiết lập được những mối quan hệ vững chắc, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái để chia sẻ những phiền muộn của họ, và chính điều đó sẽ giúp giải phóng các xung đột”.

Câu hỏi 3: Bạn có khả năng động viên người khác?

Khi người duy nhất bạn cần quản lý là chính bản thân, sẽ thật dễ dàng để tự tìm ra và tạo ra động lực cho mình. Bạn là người hiểu rõ bản thân nhất, và bạn biết chính xác điều gì sẽ tạo cảm hứng cho mình. Nhưng khi lãnh đạo cả một đội ngũ, thì trách nhiệm của bạn là tạo động lực và thúc đẩy cho một loạt những con người với rất nhiều tính cách khác nhau.

Theo TS. Radoslaw Nowak (Học viện Quản lý Công nghệ New York) thì: “Điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo là phải có những mục tiêu chiến lược lớn, mang tầm cỡ công ty, và phải ‘phiên dịch’ chúng thành những hành động cụ thể cho nhân viên ở từng phòng hiểu và hỗ trợ cho mục tiêu đó”.

Ông giải thích rằng chìa khóa then chốt là phải đảm bảo rằng hiệu suất làm việc của từng nhân viên đều được kết nối tới những mục tiêu chiến lược đó, bởi vì theo một nghiên cứu, việc tạo động lực sẽ chỉ giúp gia tăng năng suất khi những nhân viên của bạn hiểu ra cách làm thế nào họ có thể đóng góp cho thành công của công ty.

Câu hỏi 4: Bạn có khả năng nhận xét khách quan và công bằng?

Chẳng ai muốn bị quản lý bởi một người thường có các quyết định bị bao trùm bởi sự thiên vị. Việc đối xử với từng người theo những cách khác nhau có thể làm mất nhuệ khí của mọi người, khiến tạo ra những suy nghĩ tồi tệ và cuối cùng sẽ làm giảm năng suất làm việc chung. Điều tối quan trọng là bạn phải có khả năng đối xử với tất cả mọi người một cách công bằng, và tuân theo các luật lệ hơn là tạo ra các ngoại lệ theo ý mình.

Thiết lập một nền văn hóa của sự công bằng cùng sự khách quan sẽ giúp tạo ra một loạt các kết quả tích cực. Nếu bạn không thể trở nên khách quan và công bằng với nhiều người, thì bạn nên cân nhắc lại nguyện vọng trở thành nhà lãnh đạo.

Câu hỏi 5: Bạn có sẵn sàng từ bỏ hoặc ủy quyền lại những công việc hiện tại?

Bạn hẳn là đang chịu trách nhiệm chính trong một số dự án hoặc tác vụ nào đó. Và thực tế là việc cân nhắc chuyển sang vai trò quản lý đồng nghĩa với việc bạn đang làm tốt nhiệm vụ hoàn thành các công việc hiện tại của mình. Nhưng liệu bạn có sẵn sàng từ bỏ công việc đang dang dở và bắt đầu quá trình chuyển giao công việc đó cho người khác?

Sẽ khó có thể buông bỏ khả năng kiểm soát mọi thứ, nhưng sự ủy quyền lại là một dấu hiệu của sự lãnh đạo. Và như TS. Nowak nói thì, “việc ủy quyền cho những nhân viên khác sẽ làm gia tăng động lực nội tại của các nhân viên đó”. Nếu nhân viên có được một cảm giác tuyệt vời về quyền tự chủ tự quyết, thì theo Nowak, họ sẽ có nhiều động lực hơn để hoàn thành nhiệm vụ với một năng suất vượt trội.

Giờ đây, nếu bạn vẫn muốn trở thành một người lãnh đạo, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng trong việc giải quyết những vấn đề ở trên. Nhưng nếu không muốn nữa, vậy thì đó có thể coi là điều tốt, vì bạn đã nhận ra một con đường khác, một con đường có thể sẽ tốt cho bạn và cả công ty của bạn.

Theo Doanh nhân Sài gòn/NBC News

Để trở thành một nhà quản trị chuyên nghiệp thì trước tiên bạn phải hiểu khái niệm nhà quản trị là gì và những kỹ năng cần thiết nào khiến bạn trở thành một nhà quản trị đúng nghĩa? Tất cả sẽ được giải thích qua bài viết ngay sau đây.

Nhà quản trị là gì? 

Nhà quản trị là người đứng ra tổ chức và chỉ đạo các công việc của người khác. Họ chịu trách nhiệm trong vấn đề lên kế hoạch, điều khiển và giám sát nhân sự, tài chính trong công ty. Nói chính xác hơn, mục tiêu mà nhà quản trị thực hiện được được thông qua người khác và giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đó. Dựa theo mức độ quy mô của từng doanh nghiệp mà vị trí của các nhà quản trị cũng rất đa dạng như trưởng phòng, quản đốc hay tổng giám đốc điều hành …

Nhà quản trị cần có những kỹ năng gì?

Có tầm nhìn xa sâu rộng và dám trở nên khác biệt

Vai trò của nhà quản trị là luôn luôn phải có khả năng nhìn xa trông rộng, phải luôn suy nghĩ đến những thứ mà người khác chưa nghĩ tới. Họ luôn biết rằng đâu là việc cần hoàn thành và cái gì phải làm được bây giờ.

Nếu một nhà quản trị không có những ý tưởng mới, không tiếp tục dự đoán những cạnh trong của mình, không có ý tưởng táo bạo thì chắc chắn không bao giờ trở thành một nhà quản trị giỏi được mà mãi mãi chỉ là một người quản lý tầm thấp mà thôi. Chính vì vậy nhà quản trị phải biết nhìn xa trông rộng, luôn luôn tìm kiếm những cơ hội mới và đầy tiềm năng.

Tại sao bạn muốn trở thành nhà quản trị
Nhà quản trị phải có chiến lược

Không những có khả năng nhìn xa trông rộng mà nhà quản trị còn phải có sự quả quyết. Bạn phải đưa ra những quyết định mà thường người ta sẽ run sợ không dám tiếp cận. Đôi khi một nhà quản trị phải có chút nhẫn tâm thì mới có thể mang lại lợi ích cho cả tập thể lớn và từng cá nhân nhỏ được.

► Xem thêm: Các khái niệm quản trị giúp bạn hiểu thêm về từng vị trí công việc trong ngành nghề này

Có đầu óc kinh doanh

Cách xây dựng nên một nhà lãnh đạo chính là khả năng kinh doanh giỏi. Chính vì vậy quy tắc biết điều gì sẽ tốt cho doanh nghiệp của mình hoàn toàn là quan trọng. Bởi vì chỉ khi luôn nghĩ đến việc mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp thì họ mới không bị sai sót và luôn đưa ra được quyết định đúng. Không một nhà quản trị nào có thể thành công và tài giỏi nếu không đặt ra câu hỏi: Điều gì tốt và không tốt cho doanh nghiệp của mình?.

Đứng ra chịu trách nhiệm trong các quyết định của bản thân

Việc xem xét lại những quyết định trước đó vô cùng quan trọng. Quy tắc này giúp cho các nhà quản trị có thể biết được thế mạnh cũng như cũng điểm yếu của họ. Để từ đó họ có thể đẩy mạnh ưu điểm của mình hơn và kèm theo đó là cần hoàn thiện và bổ sung những điều còn thiếu sót.

Biết phát triển các kế hoạch

Một nhà quản trị giỏi luôn luôn biết đặt những câu hỏi: Doanh nghiệp cần tôi đóng góp những gì? Bao lâu thì tôi sẽ làm được điều đó? Sau đó rồi thì anh ta sẽ vạch ra những bước kế hoạch hành động từ sự ưu tiên

Hay là kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn như nào? Các nhà quản trị giỏi chính là người lúc nào cũng tiến hành các bước theo trình tự đúng quy định như là nhận diện sự việc, vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề. Phân loại từng vấn để thành ý nhỏ và sau cùng là đưa ra các giải pháp để giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy nhớ là một nhà quản lý giỏi thì không được bỏ qua các bước nào cả nhé.

Tập trung vào cơ hội, sẵn sàng chấp nhận thất bại

Là một nhà quản trị giỏi thì họ luôn coi sự thay đổi đó chính là cơ hội cần nắm bắt hơn là mối đe dọa nguy hiểm. Vì họ luôn biết trở ngại không bao giờ vượt quá cơ hội cả. Công việc của nhà quản trị giỏi là phải biết tận dụng những cơ hội lớn một cách triệt để chứ không phải là e ngại rồi sợ hãi rằng chắc chắn sẽ không làm được. Có một câu rất hay đó là: Nếu không phá được, thì đừng đóng cho nó chặt thêm. Điều đó có nghĩa là nếu bạn không thể phá vỡ thì gì đó ngay bây giờ thì sau này sẽ có thể, cứ ưu tiên giải quyết nó thì sẽ tránh được nhiều rắc rối sau này mà thôi.

Tại sao bạn muốn trở thành nhà quản trị
Nhà quản lý phải biết chấp nhận thất bại

Sẵn sàng chấp nhận sự thất bại đây chính là một đức tính mà nhà quản trị muốn giỏi cần phải có. Một nhà quản trị không bao giờ muốn sự thất bại, luôn làm mọi thứ, mọi việc để sự thất bại không xảy ra. Thế nhưng khi thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận, nhưng chấp nhận ở đây là họ biết sự thất bại sẽ khiến họ tiến xa hơn.

Điều hành cuộc họp một cách suôn sẻ, hiệu quả

Chức năng của nhà quản trị giỏi chính là không để mọi chuyện dây dưa, không có hướng giải quyết kịp thời và cụ thể. Mà nhà quản trị tài ba chính là người điều hành cuộc họp một cách hiệu quả nhất bằng việc đó là sẽ chấm dứt, đưa ra hướng giải quyết tốt nhất trong cuộc họp đó và những cuộc họp sau sẽ bàn về những vấn đề hoàn toàn mới. Như vậy thì mới điều hành tốt cũng như hiệu quả công việc cao hơn.

Tôn trọng vị thế của cả tập thế chưa không phải mình cá nhân

Muốn trở thành một nhà quản trị giỏi thì việc quan trọng nhất đó chính là chia sẻ hoặc trao quyền cho người khác. Đơn giản là bạn hãy thử nghĩ xem nếu như bạn độc chiếm quyền lợi, chỉ quan tâm đến bản thân mình thì liệu có được đồng nghiệp yêu mến, hay là hiệu quả công việc có cao. Muốn phát triển thì các nhà quản trị phải nghĩ đến quyền lợi cho cả tập thể, luôn đầu tư vào đội ngũ nhân viên giống như đang đầu tư vào chính bản thân mình. Có như vậy thì mới có thể cùng nhau phát triển được.

Tại sao bạn muốn trở thành nhà quản trị
Nhà quản trị phải biết tạo động lực cho nhân viên

Chính vì vậy người quản trị giỏi chính là người luôn biết cách tạo động lực cho cả mình và nhân nhân viên. Trên hết là người quản trị giỏi luôn biết sử dụng người giỏi hơn mình để làm việc, xem họ chính là cánh tay đắc lực giúp việc cho mình. Một điều quan trọng nữa chính là bản cũng cần phải cải thiện lại bản thân mình, đừng quá chú tâm đến nhân viên mà bỏ quên bản thân. Dù cho bạn có là nhà quản lý thì chắc chắn bạn cũng có những mặt thế mạnh và hạn chế.

Vậy nên hãy tìm những mặt còn yếu kém của mình để cải thiện như việc đọc sách hay tham gia các khóa học cũng rất bổ ích vừa nâng cao kỹ năng lại trở thành một nhà quản trị tài giỏi hơn nữa.

Trên đây là 8 kĩ năng mà Tìm Việc Quản Trị muốn chia sẻ với những ai đang quan tâm và muốn trở thành một nhà quản trị cũng như hiểu rõ hơn khái niệm nhà quản trị là gì? Chúc các bạn thành công nhé!