Tại sao bị đau nửa đầu bên trái

Đau nửa đầu bên trái xuất hiện thường xuyên có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Bạn  phải làm gì khi những cơn đau nửa đầu trái xuất hiện?

1. Thế nào là đau nửa đầu bên trái

Đau nửa đầu bên trái là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Theo các tài liệu y khoa, đau nửa đầu bên trái là biểu hiện đặc trưng của hội chứng đau nửa đầu Migraine. Người mắc hội chứng này sẽ đau ½ đầu, có thể đau nửa bên trái hoặc đau nửa bên phải và có tính chất chu kỳ. Người bệnh có thể bị đau vài lần trong 1 tuần, 1 tháng hoặc 1 năm tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Tại sao bị đau nửa đầu bên trái
Đau nửa đầu bên trái có thể do hội chứng đau nửa đầu Migraine

2. Vị trí và các mức độ đau nửa đầu bên trái

Đau nửa đầu bên trái biểu hiện với cơn đau tập trung vào các vị trí hốc mắt bên trái, quanh thái dương rồi lan rộng ra xung quanh đầu. Một số triệu chứng đi kèm đau nửa đầu bên trái người bệnh có thể gặp phải như:

  • Buồn nôn, nôn
  • Chóng mặt
  • Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và mùi hương

Chứng đau nửa đầu có thể kéo dài từ 6 đến 72 giờ hoặc lâu hơn. Các triệu chứng của đau nửa đầu có thể dữ dội đến mức người bệnh không muốn làm gì, chỉ muốn vào phòng tối nằm nghỉ.

Chứng đau nửa đầu thường được kích hoạt bởi âm thanh, mùi hoặc thức ăn và thậm chí có thể được kích hoạt bởi một số loại ánh sáng như ánh sáng đèn huỳnh quang. Căng thẳng và thay đổi nội tiết cũng là một trong những tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu

3. Hướng xử lý khi bị đau nửa đầu bên trái

Khi gặp cơn đau nửa đầu bên trái bạn nên nghỉ ngơi trong phòng tối hoặc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol,…Bạn cũng nên theo dõi tần suất các cơn đau cùng những triệu chứng kèm theo để cung cấp thông tin chính xác nhất cho bác sĩ khi đi khám.

Ngoài ra, để kiểm soát và phòng ngừa đau nửa đầu trái bạn có thể thực hiện mối lối sống lành mạnh bao gồm:

  • Thư giãn: Hạn chế áp lực trong công việc, cuộc sống, tập thể dục, yoga sẽ giúp bạn thư giãn cơ thể và thoải mái tinh thần. Các yếu tố căng thẳng bị loại bỏ do đó không khả năng kích hoạt đau nửa đầu trái.
  • Tránh dùng thực phẩm gây kích thích đau đầu: điển hình như caffein, rượu, phô mai,…
  • Tránh những nơi có tiếng ồn lớn kéo dài
  • TRánh thiếu ngủ, biếng ăn

Đau nửa đầu bên trái đôi khi là triệu chứng của một số bệnh lý bạn đang mắc phải. do đó để kiểm soát tốt các cơn đau đầu, bạn cũng cần tuân thủ điều trị bệnh lý đang mắc phải.

4. Phương pháp điều trị đau nửa đầu bên trái

Ngày nay khi chưa rõ nguyên nhân gây ra đau nửa đầu bên trái thì biện pháp điều trị tối ưu là giảm nhẹ triệu chứng và giảm tái phát. Tùy thuộc vào tần suất và cường độ cơn đau mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị cụ thể. Một số nhóm thuốc được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau: người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau ngay khi cơn đau đầu xảy ra để nhanh hết đau
  • Thuốc ngăn ngừa diễn biến của bệnh sẽ được dùng hàng ngày, kéo dài trong nhiều tuần để giảm tần suất và độ nặng của chứng đau đầu như thuốc ức chế beta, thuốc ức chế canxi, thuốc chống động kinh, chống trầm cảm,..

Khi dùng thuốc người bệnh cũng phải đối diện với tác dụng phụ nhất định, nên chỉ có những bệnh nhân có các đặc điểm sau mới có thể được chỉ định dùng thuốc ngăn ngừa này.

  • Nhiều hơn 4 đợt đau đầu trong 1 tháng
  • Một đợt đau đầu kéo dài hơn 12 giờ
  • Dùng các thuốc giảm đau không có hiệu quả
  • Đau nửa đầu kéo dài hơn hoặc kèm thêm tê và yếu liệt.

Tại sao bị đau nửa đầu bên trái
Sử dụng một số loại thuốc điều trị

Xem thêm

Hiện tượng đau nửa đầu và những điều nên biết

5. Bị đau nửa đầu bên trái nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với những người bị đau nửa đầu bên trái. Vì thế đau nửa đầu nên ăn gì, kiêng gì luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

Đau nửa đầu bên trái nên ăn gì?

  • Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ và vitamin.
  • Tăng lượng trái cây và rau quả tiêu thụ mỗi ngày.
  • Ăn chất béo lành mạnh. Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Bạn nên tiêu thụ hải sản lên 2-3 lần mỗi tuần để hấp thụ chất béo omega-3.

Đau nửa đầu bên trái kiêng gì?

  • Hạn chế natri dưới 2300 mg / ngày. Hầu hết muối trong chế độ ăn đến từ thực phẩm chế biến sẵn. Bạn nên tự mua đồ tươi về chế biến hoặc chọn thực phẩm sẵn nhưng có chứa hàm lượng natri thấp.
  • Không sử dụng các chất kích thích như caffein, rượu,…..

Ngoài những điều cơ bản về một chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện chứng đau nửa đầu bên trái bạn cũng nên chú ý:

  • Không bỏ bữa, đặc biệt nếu điều này gây ra chứng đau nửa đầu.
  • Cân nhắc ăn 5 bữa nhỏ mỗi ngày. Ăn carbohydrate với protein hoặc chất béo tốt để no lâu hơn.
  • Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì bạn biết gây ra chứng đau nửa đầu. Một số tác nhân thực phẩm phổ biến như rượu, pho mát lâu năm, caffeine và sô cô la.
  • Uống nước trong ngày thay vì đồ uống có đường như soda các loại nước đóng chai sẵn

Trên đây là những thông tin về chứng đau nửa đầu bên trái bạn có thể vận dụng để xử trí khi cần.

Xem thêm:

Tường tận về chứng đau nửa đầu bên phải

BS. Nguyễn Thị Nga

Xem thêm: Phương pháp để có giấc ngủ ngon

Đau nửa đầu sau gáy bên trái là một triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Hiện tượng này thường lành tính nhưng cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau nhức nửa đầu sau gáy bên trái thường do những nguyên nhân nào, cách điều trị ra sao? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Đau nửa đầu sau gáy thường biểu hiện ra sao?

Đau nửa đầu sau gáy là hiện tượng đau ở vùng đầu, cổ gáy, mắt và hốc mắt. Cơn đau có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Bệnh nhân cảm thấy đau nhói, âm ỉ hoặc dữ dội. Bệnh có thể khởi phát từ một triệu chứng báo trước nhưng cũng có thể đột ngột, không có một dấu hiệu nào. 

Các triệu kèm theo thường là: nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, choáng váng, buồn nôn,…

Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, gây ra những khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. 

Tại sao bị đau nửa đầu bên trái

Đau nửa đầu sau gáy bên trái là triệu chứng mà nhiều người gặp phải

2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái sau gáy 

2.1 Đau nửa đầu sau gáy bên trái do nguyên nhân bệnh lý

– Nhiễm trùng, dị ứng

Đau đầu sau gáy, bao gồm cả bên trái và bên phải có thể là triệu chứng của các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như cảm lạnh hay cảm cúm. Một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển nặng, biến chứng viêm não, viêm màng não thì hiện tượng đau đầu sau gáy có thể kèm theo sốt cao, co giật, cứng khớp cổ.

– Đau dây thần kinh chẩm

Khi một trong 2 dây thần kinh này bị chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức hoặc ngứa rán ở một bên đầu, phía sau gáy. 

– Viêm động mạch thái dương

Đây là một dạng của bệnh viêm dây thần kinh. Bệnh nhân không chỉ cảm thấy đau đầu sau gáy bên trái mà còn có thể đau ở hàm, vai, cổ. Một số trường hợp giảm khả năng thị giác. 

2.2 Đau nửa đầu sau gáy bên trái do nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, hiện tượng đau nửa đầu bên trái phía sau gáy có thể xảy ra do:

– Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước chè, cafe, thuốc lá,…

– Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Thiếu glucose trong một thời gian dài có thể sinh ra chứng đau đầu sau gáy, đặc biệt là bên trái.

– Chế độ sinh hoạt không điều độ: Giấc ngủ rất quan trọng với việc phục hồi chức năng của hệ thần kinh. Nếu không ngủ được, ngủ không sâu, giấc ngủ chập chờn thì bạn rất dễ bị đau đầu. 

– Thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể có tác dụng phụ gây đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn,… Nếu lạm dụng các thuốc chữa đau đầu trong một thời gian dài có thể gây đau lan ra nửa đầu sau gáy. 

– Sai tư thế: Mang vác vật nặng thường xuyên, đội mũ bảo hiểm quá nặng, ngồi sai tư thế, chấn thương,…đều có thể gây nên những cơn đau nửa đầu bên trái hoặc phải. 

Tại sao bị đau nửa đầu bên trái

Đau dây thần kinh chẩm có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái

3. Đau nửa đầu sau gáy bên trái khi nào cần đi khám?

Đau nửa đầu sau gáy đa phần là lành tính. Tuy nhiên bạn cần đi khám ngay trong các trường hợp sau: 

– Đau đầu mức độ vừa và nặng, tăng về cường độ và tần suất

– Đau đầu sau gáy kèm theo: sốt, cứng gáy, buồn nôn/nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động

– Xuất hiện triệu chứng thần kinh khu trú: yếu/liệt vận động, đi lại khó khăn …

– Người bệnh rối loạn ý thức, tâm lý, hành vi…

4. Chẩn đoán chứng đau đầu sau gáy bằng cách nào?

Các triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu “chỉ điểm” quan trọng, nhưng đa số các trường hợp để kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh và phương hướng điều trị, bạn cần phải làm một số xét nghiệm, chẩn đoán như:

– Xét nghiệm máu

– Chụp XQ cột sống cổ,

– MRI sọ não/cột sống cổ

– Khám chẩn đoán điện (điện cơ)

4. Cách điều trị chứng đau nửa đầu sau gáy

Để điều trị căn bệnh này, trước hết cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do bệnh lý hay các yếu tố chủ quan khác. 

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị tương ứng. Cụ thể như sau: 

– Nếu nguyên nhân là do sai tư thế, người bệnh cần điều chỉnh lại tư thế ngồi, nằm cho phù hợp, tránh chèn ép gây đau đầu

– Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, bạn sẽ được kê một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm.

– Đối với đau đầu do viêm dây thần kinh chẩm, cách tốt nhất là chườm nóng hoặc chườm lạnh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thuốc như NSAIDs, giãn cơ, giảm đau thần kinh… Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán và kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, cần áp dụng chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, làm việc quá sức. Như vậy, bệnh có thể sớm được cải thiện. 

Tại sao bị đau nửa đầu bên trái

Khi có dấu hiệu đau đầu bên trái sau gáy, bạn cần đi khám để được tư vấn điều trị hiệu quả

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về chứng đau nửa đầu sau gáy bên trái. Hãy nhớ những kiến thức trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhkhông nên tự ý điều trị. Thay vào đó, hãy chủ động thăm khám tại chuyên khoa Nội thần kinh uy tín để được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác, khoa học, hiệu quả.