Tại sao bị nhức tai khi đi máy bay

Tại sao bị nhức tai khi đi máy bay

Ù tai khi đi máy bay không phải là một căn bệnh, nó là một triệu chứng thường gặp khi đi máy bay. Tuy nhiên nhiều người đã gặp tình trạng ù tai khá nặng dẫn đến việc sợ hãi mỗi lần di chuyển bằng phương tiện này. Đây sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại khi bạn “bỏ túi” được những mẹo chữa trị cực kì hiệu quả sau đây. 

1. Tại sao xảy ra tình trạng bị ù tai khi đi máy bay?

Cảm giác bị ù tai khi đi máy bay là hiện tượng xảy ra khi áp suất bên trong và bên ngoài tai chênh lệch nhau. Ở giữa tai thường có vòi eustache, nhưng khi không khí thay đổi đột ngột, vòi eustache sẽ không thích ứng kịp thời. Lúc này không khí bên trong tai được hấp thụ, sau đó kéo căng màng nhĩ vào bên trong, khiến bạn cảm nhận được hiện tượng ù tai, đau tai.  

Tại sao bị nhức tai khi đi máy bay

>>> Xem thêm kinh nghiệm cho người lần đầu đi máy bay để có sự chuẩn bị kỹ càng nhất! 

2. Ù tai có biểu hiện như thế nào?

Một số dấu hiệu và triệu chứng khi bị ù tai như: 

  • Khó chịu, đau nhức tai 
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Cảm giác nghẹt tai, có thể mất thính lực từ nhẹ đến nặng 
  • Luôn nghe thấy tiếng ong ong khó chịu 
  • Nếu nặng hơn, bạn có thể bị chảy máu tai 

3. 11 cách chống ù tai khi đi máy bay đơn giản, hiệu quả

3.1. Nuốt nước bọt - Mẹo chữa ù tai đơn giản

Nuốt nước bọt giúp bạn hoạt động cơ, kích thích vòi eustache hoạt động liên tục. Đây là phương pháp chống ù tai khá đơn giản và hiệu quả. 

3.2. Ngáp nhiều giúp giảm đau ù tai

Cũng là một trong những hoạt động mở cơ hiệu quả, đồng thời không khí đi vào vòi eustache giúp cân bằng áp suất giữa tai trong và ngoài. 

3.3. Nhai kẹo cao su - Cách giảm ù tai khi đi máy bay hiệu quả

Nếu bạn không quen với việc ngáp quá nhiều lần, bạn có thể nhai kẹo cao su để các cơ hoạt động thường xuyên hơn. Không những vậy, nhai kẹo còn giúp bạn bình tĩnh và giảm căng thẳng nữa đó. 

Tại sao bị nhức tai khi đi máy bay

3.4. Dùng nghiệm pháp Valsalva

Bạn áp dụng phương pháp này bằng cách: ngậm miệng, sau đó lấy tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ. Bạn lặp lại hành động này vài lần, đặc biệt là trong quá trình máy bay hạ cánh để cân bằng áp suất giữa hai tai. 

3.5. Sử dụng bông nút tai

Sử dụng bông nút tai giúp bạn giảm sự thay đổi đột ngột của tai khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp áp dụng 3 phương pháp trên nữa nhé. 

>>> Xem thêm cách đặt phòng Vinpearl Nha Trang nhanh với giá ưu đãi. 

3.6. Không nên ngủ trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bạn ngủ trong lúc cất - hạ cánh sẽ làm cơ quan trong cơ thể ở trạng thái nghỉ. Điều này sẽ khiến vòi eustache hoạt động chậm và hiện tượng ù tai diễn ra lâu hơn. 

Tại sao bị nhức tai khi đi máy bay

3.7. Thay đổi kế hoạch di chuyển

Khi bạn đang mắc một số bệnh lý như: cảm lạnh, viêm xoang hay viêm tai nhiễm khuẩn,... bạn nên cân nhắc thay đổi lịch trình khi sức khoẻ ổn định hẳn. 

3.8. Dùng thuốc xịt mũi có thể chống ù tai khi đi máy bay

Bạn nên sử dụng thuốc xịt trước 30 phút đến 1 tiếng trước khi lên máy bay. Tránh xịt quá nhiều vì thuốc có thể khiến tình trạng nghẹt mũi tăng thêm. 

3.9. Cân nhắc uống thuốc có chứa Decongestant

Thuốc sẽ khá hiệu quả đối với người có sức khoẻ tốt, tuy nhiên nếu bạn mắc phải một số căn bệnh như: rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp… thì nên cân nhắc và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 

3.10. Nghe nhạc, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn

Một phương pháp hiệu quả và dễ dàng giúp giảm ù tai khi đi máy bay đó là giữ tinh thần luôn thoải mái. Việc đọc sách, nghe nhạc giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu và tránh tập trung quá nhiều vào những tác động bên ngoài.

Tại sao bị nhức tai khi đi máy bay

3.11. Chống ù tai cho trẻ khi đi máy bay 

Đối với các em nhỏ, tình trạng ù tai sẽ xảy ra lâu hơn một chút. Vì vậy, cách giảm ù tai khi đi máy bay cho trẻ dưới đây sẽ hữu ích cho bạn đó: 

  • Thổi bóng bay cho bé 
  • Cho trẻ bú bằng bình, mút đầu ti cao su đối với trẻ dưới 3 tuổi
  • Không nên cho trẻ ngủ khi máy bay cất cánh, hạ cánh 

>>> Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì? Bạn hãy tham khảo thêm để chuẩn bị tốt cho chuyến đi sắp tới nhé. 

4. Những lưu ý về tình trạng ù tai khi đi máy bay 

  • Trước khi lên máy bay, bạn tránh uống quá nhiều loại đồ uống có cồn.
  • Nếu tình trạng ù tai quá nặng, bạn nên gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị riêng. 
  • Bạn hãy hoãn chuyến đi trong tình trạng sức khỏe không tốt.
Tại sao bị nhức tai khi đi máy bay

Hy vọng các mẹo chữa ù tai khi đi máy bay trên đây sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa tình trạng gặp phải khi đi máy bay. Đừng lo lắng nhé, vì đây là một hiện tượng thường thấy khi đi máy bay thôi! Bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp cùng lúc để đạt hiệu quả tốt nhất. 

>>> Hãy tham khảo cách đặt phòng Vinpearl Phú Quốc với combo, tour, voucher giá cực hấp dẫn cho chuyến đi.

Xem thêm:

Tại sao bị nhức tai khi đi máy bay
Bác sĩ khám bệnh viêm tai giữa cho một bệnh nhân - Ảnh: L.TH.H.

Tai có một ống thông với mũi họng

Có một ống nhỏ nối thông khoang tai giữa và vòm mũi họng, y học gọi là vòi nhĩ. Vòi nhĩ có chức năng cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài giúp cho quá trình nghe âm thanh diễn tiến bình thường.

Đồng thời vòi nhĩ giúp tai giữa bài tiết dịch nhầy vào vòm mũi họng, cũng như ngăn chặn dịch tiết từ vòm mũi họng đi lên tai giữa gây viêm tai giữa.

Tại sao lại đau tai khi đi máy bay?

Bình thường vòi nhĩ là một ống ảo, chỉ mở ra khi có nhiệm vụ.

Khi đi máy bay, lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh nhanh, vòi nhĩ chưa kịp mở ra để cân bằng áp lực giữa khoang tai giữa và môi trường bên ngoài nên chúng ta thường có cảm giác ù tai.

Cảm giác này sẽ hết nhanh sau đó từ 15 - 30 phút do sự chênh lệch áp lực không còn nữa, đồng thời vòi nhĩ dần dần mở ra để làm thông thoáng khoang tai giữa.

Khi chúng ta có bệnh viêm đường hô hấp trên như cảm, cúm, viêm mũi xoang, niêm mạc vòm mũi họng sẽ bị phù nề làm bít tắc một phần nào lỗ của vòi nhĩ đổ vào khu vực này.

Lúc đó khi máy bay hạ cánh hoặc cất cánh, sự mất cân bằng áp lực giữa khoang tai giữa và môi trường bên ngoài xảy ra. Nhưng lúc này vòi nhĩ đã bị tắc một phần hoặc hoàn toàn nên không thể đảm bảo chức năng thông thoáng và cân bằng áp lực của mình cho tai giữa, dẫn đến áp lực trong tai giữa rất âm. Chúng ta sẽ có cảm giác đau dữ dội, sau đó trong khoang tai giữa sẽ bị chảy dịch hoặc máu làm chúng ta nghe kém hẳn bên tai bị tổn thương.

Cần làm gì để phòng tránh?

Khi có bệnh viêm đường hô hấp trên, tốt nhất chúng ta không nên đi máy bay.

Nếu trong trường hợp việc đi lại là rất cần thiết không thể trì hoãn, chúng ta cần thực hiện một trong các bước sau.

Thứ nhất là nhai kẹo cao su, nhai liên tục, đặc biệt khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Khi nhai, các cơ xung quanh vòi nhĩ chuyển động sẽ làm vòi nhĩ mở ra.

Thứ nhì là đưa hàm dưới lên xuống như động tác nhai hoặc đưa hàm dưới chuyển động ra trước ra sau. Cách làm này cũng làm vòi nhĩ mở ra.

Thứ ba là sử dụng thuốc co mạch được phép bán rộng rãi trong nhà thuốc hoặc siêu thị với các tên thường gặp như Rhinex, Otrivine, Coldi-B.

Các thuốc này khi xịt vào mũi 15 phút trước khi hạ cánh hoặc cất cánh, sẽ làm thông thoáng hai hố mũi và vòi nhĩ, từ đó giúp cho sự thông thoáng giữa khoang tai giữa và môi trường bên ngoài tốt hơn, ngăn ngừa sự bít tắc vòi nhĩ.

Sau cùng là nếu có điều kiện, chúng ta nên khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và điều trị đặc hiệu bằng các thuốc kháng viêm, kháng sinh để làm giảm phù nề, giảm dịch tiết ở niêm mạc vòm mũi họng, từ đó chức năng của vòi nhĩ sẽ được thực hiện tốt hơn.

Có nên thổi hơi lên tai ?

Thổi hơi lên tai, y học gọi là nghiệm pháp Valsalva.

Cách làm như sau: hít vô thật mạnh, bịt kín hai lỗ mũi, ngậm kín miệng, thổi hơi ra từ từ trong khi mũi vẫn bị bịt kín và miệng vẫn đang ngậm kín. Hơi sẽ làm vòi nhĩ mở ra, theo vòi nhĩ sẽ lên khoang tai giữa, sự thông thoáng giữa khoang tai giữa và mũi họng sẽ được lặp lại.

Nghiệm pháp này chỉ nên thực hiện ở người bình thường không có viêm đường hô hấp trên. Vì khi bị viêm nhiễm đường hô hấp trên, khi thổi dịch ở vòm mũi họng sẽ theo vòi nhĩ lên tai giữa gây viêm tai giữa.

THS, BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG (Khoa TMH - BV FV TP HCM)