Tại sao cần quản lý tổ chức

Quản lý quá trình là hoạch định, kiểm soát và cải tiến các quá trình quan trọng trong một tổ chức bằng các nhóm quá trình thường trực. Bao gồm 2 hình thức tổ chức cơ bản:

  • Tổ chức theo chức năng
  • Tổ chức theo quá trình

Tổ chức theo chức năng là hình thức tổ chức cổ điển; tổ chức theo quá trình là hình thức tổ chức hiện đại. Có nhiều ưu điểm vượt trội hơn và là một trong các tiêu chuẩn đánh giá của các giải thường chất lượng.

Hình thức quản lý theo chức năng

Tại sao cần quản lý tổ chức
Quản lý theo chức năng

Hầu hết các tổ chức sản xuất và dịch vụ được tổ chức theo hình thức cổ điển; tổ chức theo chức năng với các bộ phận chức năng như: kỹ thuật, sản xuất, tiếp thị, dịch vụ, hỗ trợ, tài chính, tư vấn,… Tổ chức theo chức năng từ trên xuống và phân cấp theo hàng dọc. Các bộ phận chức năng có mục tiêu riêng của từng bộ phận; định hướng theo mục tiêu chung của tổ chức. Tuy nhiên, quản lý bộ phận chức năng sẽ ưu tiên và tập trung cho mục tiêu riêng của bộ phận; có thể làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến mục tiêu chung của tổ chức.

Hình thức quản lý theo quá trình

Tại sao cần quản lý tổ chức
Quản lý theo quá trình

Là một tập hợp các hoạt động chuyển đổi đầu vào thành một kết quả mong muốn, nhằm đạt được một mục tiêu xác định như: quá trình sản xuất, quá trình thiết kế sản phẩm, quá trình phân phối, quá trình tuyển dụng, quá trình mua hàng,… phương pháp tiếp cận của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 cũng là theo quá trình.

Mục tiêu của tổ chức thường được hoàn thành dựa trên các quá trình dài, phức tạp, với sự tham gia của nhiều bộ phận chức năng (quá trình liên chức năng). Đối với một tổ chức, quá trình quan trọng là tập hợp các hoạt động chức năng nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng bên ngoài và đạt được mục tiêu của tổ chức.

Các hoạt động của quá trình tích hợp máy móc, con người, nguyên vật liệu, thông tin và năng lượng lại với nhau. Quản lý các bộ phận chức năng thường chỉ chịu trách nhiệm cho các hoạt động thuộc chức năng của mình, chứ không ai chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình. Vấn đề thường xảy ra khi có giao tiếp, vận hành quá trình giữa các bộ phận chức năng. Quản lý theo quá trình là một hình thức quản lý mới; nhằm cải tiến vận hành quá trình liên chức năng.

Đặc điểm của quản lý quá trình

  • Định hướng nhu cầu khách hàng hơn là nhu cầu các bộ phận chức năng
  • Tập trung vào một số quá trình liên chức năng quan trọng
  • Nhóm vận hành quá trình là nhóm thường trực từ nhiều bộ phận chức năng
  • Chủ quá trình có trách nhiệm với quá trình
  • Áp dụng hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng các quá trình

Nó thay đổi hình thức tổ chức theo chiều dọc quản lý chức năng, thành hình thức tổ chức theo chiều ngang với các quá trình, bao gồm nhiều chức năng liên quan, đòi hỏi cái nhìn hệ thống để có thể hiểu được quan hệ phụ thuộc giữa các bộ phận chức năng.

Lộ trình quản lý 

Bao gồm các bước sau:

  1. Tổ chức lựa chọn
  2. Tổ chức quá trình
  3. Hoạch định quá trình
  4. Chuyển qua quá trình
  5. Vận hành quá trình

Nếu bạn đang có thắc mắc về quản lý quá trình theo ISO 9001:2015 hoặc có nhu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ; hãy nhanh tay gọi ngay cho LAVAN chúng tôi qua số Hotline: 0947 597 268 để được tư vấn chi tiết và tận tình từ chuyên gia!

>> Xem thêm: Quy trình áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 với 10 bước đơn giản

Tại sao cần quản lý tổ chức

Tại sao cần quản lý tổ chức

Tại sao cần quản lý tổ chức

Quản lý là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động của Nhà nước và bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên tìm hiểu định nghĩa quản lý, chức năng và vai trò của quản lý như thế nào thì ngay cả những nhà quản lý cũng chưa chắc hiểu rõ. Trong bài viết dưới đây sẽ đưa ra giúp bạn đọc hiểu rõ Quản lý là gì?

Quản lý là gì?

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa động từ quản lý, theo đó, quản lý gồm hai yếu tố. “Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định và “Lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.

Như vậy, công tác “quản lý” là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau là “quản” và “lý”.

Từ các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng tất cả các tác giả đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi; Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý); Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); Quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý). 

Người quản lý là gì?

Người quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ, người quản lý còn là người là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu,

Nhiệm vụ của quản lý

+  Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau…) lên các kế hoạch hành động.

+ Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch.

+ Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp.

+ Lãnh đạo/Động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức).

+ Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).

Quản lý tiếng Anh là gì?

Quản lý tiếng Anh là manage

Tại sao cần quản lý tổ chức

Đặc điểm của quản lý

Hoạt động quản lý thể hiện các đặc điểm cơ bản như sau: 

– Quản lý là sự tác động một cách có mục tiêu, mục đích

Điều này cũng đồng nghĩa với việc trả lời câu hỏi tại sao phải quản lý và quản lý để làm gì. Một quy trình quản lý hoàn chỉnh là phải có bước tìm hiểu đối tượng quản lý, đặt ra mục tiêu quản lý, tìm các phương pháp, cách thức thực hiện quản lý, tiến hành thực thi quyền quản lý và kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc quản lý, xem kết quả quản lý có phù hợp với mục tiêu đã đặt ra từ trước hay không; 

– Hoạt động quản lý chính là sự đòi hỏi tất yếu khi có hoạt động chung của con người

Thật vậy, quản lý trong thời kỳ nào, xã hội nào thì phản ánh bản chất của thời kỳ đó, xã hội đó. Ví dụ: ở thời kỳ Công xã nguyên thủy, thì hoạt động quản lý còn mang tính chất thuần túy, đơn giản vì lúc này con người lao động chung, hưởng thụ chung, hoạt động lao động chủ yếu dựa vào sản bắn, hái lượm, người quản lý bấy giờ là các tù trưởng. Thời kỳ này chưa có nhà nước nên hoạt động quản lý dựa vào các phong tục, tập quán chứ chưa có pháp luật để điều chỉnh. Đây gọi là quản lý xã hội dựa trên các quy phạm xã hội; 

– Quản lý được thực hiện dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy

Quyền uy là thể thống nhất của quyền lực và uy tín. Quyền lực là công cụ để quản lý được xác định thông qua những thỏa ước chung của tập thể, của cộng đồng. Uy tín thể hiện ở kiến thức chuyên môn vững chắc, có năng lực điều hành, cùng với phẩm chất đạo đức. Nói một cách ngắn gọn, có quyền uy thì mới bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc đối với đối tượng quản lý trong việc thực hiện các mệnh lệnh, yêu cầu mà chủ thể quản lý đề ra. 

Vai trò của quản lý?

– Quản lý nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức giữa những người quản lý và người bị quản lý; giữa những người bị quản lý với nhau.

– Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực của các đối tượng quản lý vào mục tiêu đó.

– Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

– Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, động viên; uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý.

– Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.

Chức năng cơ bản của quản lý?

Một số chức năng quản lý như sau:

Chức năng dự đoán

Dự đoán là phán đoán trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng mà trong tương lai có thể xảy ra trong sự phát triển của một hệ thống quán lý.

Dự đoán bao gồm cả các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cả các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài tới hệ thống các yếu tố tác động của chính môi trường bên trong và đưa ra chiến lược quản lý phù hợp.

Chức năng lên kế hoạch

Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý, nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu, chương trình hành động và bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lý.

Chức năng tổ chức là để xác định vai trò nhiệm vụ hay chức vụ của từng cá nhân, bộ phận

Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống, hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất trong đó mỗi bộ phận, mỗi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu chung của hệ thống.

Một tổ chức cũng được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện các mục tiêu của hệ thống với mức tối thiểu về chi phí cho bộ máy.

Chức năng khích lệ, động viên nhằm phát huy khả năng vô tận của con người vào quá trình thực hiện mục tiêu của hệ thống

Chức năng này được đặc biệt áp dụng trong quản lý nhân sự, trong đó cần phải xác định những yếu tố tạo thành động cơ thúc đẩy mọi người đóng góp có kết quả và hiệu quả tới mức có thể được cho hệ thống.

Động cơ thúc đấy nói lên các xu hướng, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng và những thôi thúc đối với con người.

Chức năng điều chỉnh là nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống để duy trì các mối quan hệ bình thường giữa bộ phận điều khiển và bộ phận chấp hành; giữa bộ máy quản lý với hoạt động của hàng trăm, hàng nghìn người sao cho nhịp nhàng, ăn khớp với nhau.

Trong hệ thống khi có bất cập nào đó thì cần phải được điều chỉnh ngay lập tức để ổn định lại hệ thống.

Chức năng kiểm tra là để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, bao gồm cả việc đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động, là một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đã định.

Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, còn kiểm tra xác định xem chúng hoạt động có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không.

Chức năng đánh giá và hoạch toán là nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin cần thiết để đánh giá đúng tình hình của đối tượng quản lý và dự kiến quyết định bước phát triển mới.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về Quản lý là gì để bạn đọc tham khảo.