Tại sao giá xăng tăng khi chiến tranh

Nguyễn Quốc Khải


Ít lâu nay nhiều người than phiền rằng giá xăng lên quá cao. Thật vậy, theo nghiên cứu của American Automobile Association (AAA), giá xăng ở Mỹ hiện nay tăng cao nhất kể từ 2014. Vào ngày 8/11/2021 giá xăng trung binh là $3.41/gallon.

(Hình: Tác giả cung cấp)

Tuy nhiên nếu làm một so sánh, giá xăng ở Mỹ tương đối thấp so với nhiều nước khác. Vào ngày 15/11/2021 giá một U.S. gallon xăng (loại octane-95) là $3.760. Trong khi đó giá xăng này tại Trung Quốc, Canada, Nhật, Pháp, Anh, và Hòa Lan lần lượt là $4.819, $4.977, $5.488, $7.087, $7.443 và $8.571. Hong Kong chịu giá xăng cao nhất thế giới $9.959. Ngay cả giá xăng ở Việt Nam là $4.086, cao hơn giá Mỹ.

Đây là tình trạng chung trên toàn thế giới, không chỉ riêng cho nước Mỹ. Kinh nghiệm trong quá khứ cũng cho thấy tình hình thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến giá xăng. Vào năm 2012, nguy cơ chiến tranh bùng nổ ở Iran khiến cho giá xăng tăng vọt lên $3.52/gallon. Tình hình chính trị bất ổn tại Ukraine, Nigeria, và Iraq vào tháng 4, 2014 đẩy giá xăng lên tới $3.60/gallon. Khi cựu Tổng Thống Trump quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa hiệp hạt nhân với Iran vào tháng 5, 2018, giá xăng vọt lên đến $2.96/gallon. Ngược lại, đại dịch COVID-19 trên thế giới giúp cho giá xăng hạ xuống còn $1.77/gallon vào tháng 4, 2020.

(Hình: Tác giả cung cấp)

Không những giá xăng (gasoline) tăng trong thời gian gần đây, mà giá những sản phẩm năng lượng khác cũng tăng như dầu sưởi (heating oil), hơi đốt thiên nhiên (natural gas), điện và than. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ tiên đoán rằng chi phí của người tiêu thụ trong mùa đông sắp tới sẽ tăng 39% cho dầu sưởi, 26% cho hơi đốt, và 6% cho điện. Giá năng lượng ảnh hưởng đến toàn thể nền kinh tế và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát ở Hoa Kỳ hiện nay.

Một số người đã vội vã chỉ trích chính quyền Biden làm tăng giá xăng vì thiếu thông tin hoặc vì lý do chính trị. Thậm chí, những chiếc áo thun với hàng chữ “Whoever voted Biden owes me gas money” đã được tung ra thị trường để ảnh hưởng dư luận quần chúng. Trên thực tế, tổng thống Hoa Kỳ chỉ có thẩm quyền giới hạn về giá xăng dầu. Theo New York Times, các chuyên gia về năng lượng nhận định rằng việc giá xăng dầu tăng gần đây là do các lực kinh tế và chính trị thế giới chi phối hơn là chính sách nội địa của Hoa Kỳ. Tại buổi họp báo mới đây, Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng, cũng xác nhận như vậy và cho biết thêm rằng Tổng Thống Biden đã liên tục chống lại việc tăng thuế xăng để lấy tiền tài trợ cho dự luật phát triển hạ tầng cơ sở như một số nghị sĩ Cộng Hòa và doanh nhân Hoa Kỳ đề nghị. Chúng ta cần biết rằng một trong những trách nhiệm của Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve), môt cơ quan độc lập với hành pháp, là điều hành chính sách tiền tệ và kiềm chế lạm phát.

Có ba lý do khiến giá xăng hiện nay cao. Thứ nhất, nhu cầu tiêu thụ xăng đột nhiên gia tăng. Sau một thời gian khá dài bị tù túng trong nhà vì đại dịch Covid-19, người dân Mỹ kể từ mùa hè vừa qua bắt đầu ào ra đường, đi đây đi đó khi đại dịch đã giảm bớt nhờ đa số người dân đã chích ngừa.

(Hình: Tác giả cung cấp)

Thứ hai, trong khi nhu cầu tiêu thụ xăng tăng, việc sản xuất xăng gặp một số trở ngại. Theo Bộ Năng Lượng, những cơ sở sản xuất dầu ở Vịnh Mexico chưa hoạt động lại bình thường sau cơn báo Ida vào cuối tháng 8 và lượng dầu dự trữ bị suy giảm, đặc biệt tại kho dự trữ chính của Hoa Kỳ tại Cushing, Oklahoma giảm 40% kể từ đầu năm 2021.

Lý do thứ ba là thị trường xăng dầu trên thế giới đang ở trong tình trạng khít khao. OPEC và những nước sản xuất dầu chính liên tục giới hạn việc sản xuất dầu để tránh tình trạng dư thừa như từng xảy ra trong quá khứ khiến dầu mất giá. Sau khi Tổng Thống Biden kêu gọi sản xuất thêm dầu, OPEC đã đồng ý tăng mức sản xuất khoảng 400,000 thùng mỗi ngày.

Giá dầu thô trên thị trường thế giới từ $20.97/thùng vào ngày 17/4/2020 tăng vọt lên $83.76/thùng vào 22/10/2021. Trong 4 tuần vừa qua, giá dầu thô giảm đôi chút và ở mức $76/thùng vào ngày 19/11/2021. Theo hãng tin Reuters, Hoa Kỳ đã yêu cầu những nước tiêu thụ nhiều dầu như Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, và Ấn Độ cùng nhau giải tỏa số dầu dự trữ để làm giảm giá dầu.

Ngoài ra, đại dịch COVID-19 trong hơn một năm qua đã làm đảo lộn việc vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới, không những làm chậm trễ việc chuyển vận xăng dầu mà còn ảnh hưởng đến các thứ khác. Do đó, hàng hóa kể cả xăng dầu, nước mắm trở nên khan hiếm.

Giá xăng ở California thông thường cao hơn những tiểu bang khác, ngay cả khi không có sự khan hiếm, do thuế và lệ phí môi trường. Chính quyền liên bang đánh thuế 18.4 cents / gallon. Các tiểu bang có thể đặt thêm thuế. Chính quyền California áp thêm tổng cộng 66.98 cents / gallon bao gồm gas excise tax, sales tax, underground storage tank fee, local sales tax. Ngoài ra, người tiêu thụ xăng ở California còn phải trả thêm một số lệ phí bảo vệ môi trường.

Theo báo cáo của AAA, vào ngày hôm qua, 20/11/2021, giá xăng (regular) trung bình ở Mỹ là $3.410/gallon so với giá ở California là $4.704 và Hawaii là $4.353. Giá xăng ở 48 tiểu bang còn lại và Washington-DC đều dưới $4/gallon.

Nói tóm lại, giá dầu xăng tăng gần đây là một cơ hội để chúng ta ôn lại bài học kinh tế căn bản về luật cung cầu. Giá xăng dầu tăng vì cung chưa bắt kịp cầu. Hệ thống vận chuyển hàng hóa trên thế giới sẽ được cải thiện nhiều hơn trong thời gian tới. OPEC đã bắt đầu tăng mức sản xuất dầu. Những công ty dầu ở Mỹ cũng sẽ tăng sản xuất dầu nội địa. Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ tiên đoán rằng mức sản xuất dầu ở Mỹ sẽ là 11.1 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay và 11.8 triệu thùng trong năm 2022. Cải thiện bang giao của Hoa Kỳ với Iran và Venezuela cũng sẽ giúp nâng số lượng dầu thô trên thế giới. Riêng Iran có thể cung cấp từ 2.5 triệu đến 3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Đây là những lý do sẽ giúp cho giá xăng giảm. Tôi tiên đoán rằng giá xăng sẽ hạ xuống dưới $3/gallon trong 2022.

THAM KHẢO:

1. Ben Casselman, Clifford Krauss, “Rising oil and gas prices add to U.S. economic challenges,” New York Times, October 4, 2021.

2. Will Englund, “Fuel to power your car, heat your homr or cook your food is all more expensive and driving inflation,” Washington Post, November 10, 2021.

3. Jean Folger, “How gas prices affect the economy,” Investopedia, September 1, 2021.

AAA, “State gas price averages,” November 20, 2021.

4. Amy Graff, “San Francisco gas prices hit an all-time high. Here’s the main culpit,” SFGate, October 29, 2021.

5. Andy Kiersz, “Three reasons why gas prices are so high right now,” Business Insider, November 9, 2021.

6. Global Petrol Prices, “Gasoline prices, U.S. gallon,” November 15, 2021.

Tại sao giá xăng tăng khi chiến tranh
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu châu Á tăng gần 3% trong phiên chiều 25/2 trước những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung toàn cầu do tác động của các lệnh trừng phạt thương mại đối với Nga.

Vào lúc 14 giờ 38 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 2,81 USD hay 2,8%, lên 101,89 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,37 USD hay 2,6%, và được giao dịch ở mức 95,18 USD/thùng.

Ông Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của Công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ), cho biết các nhà đầu tư ở châu Á, với tâm lý lo ngại về tình hình căng thẳng tại Ukraine, đã ồ ạt tìm đến dầu trong phiên hôm nay, khiến giá dầu một lần nữa tăng mạnh.

Chuyên gia này nhận định tình hình căng thẳng ở Ukraine sẽ khiến giá dầu tăng lên, cũng như khả năng gián đoạn nguồn cung, vốn diễn ra trong bối cảnh thị trường “vàng đen” đã thắt chặt do nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung căng thẳng trên toàn cầu.

Ông dự đoán giá dầu Brent sẽ biến động trong khoảng 90-100 USD/thùng trong vài tuần tới.

[Giá dầu Brent phá ngưỡng 105 USD một thùng lần đầu tiên từ năm 2014]

Chuyên gia phân tích của ngân hàng Commonwealth Bank (Australia) Vivek Dhar cho biết thị trường dầu đang đặc biệt dễ bị tổn thương trước những cú sốc về nguồn cung, khi lượng dầu dự trữ trên toàn cầu đang ở mức thấp nhất bảy năm qua.

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, đang gặp khó khăn trong việc đạt được các mức sản lượng mục tiêu đề ra.

Dù chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết có thể sẽ giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược để kiềm chế đà tăng giá dầu nhưng ông Dhar cho biết lịch sử đã cho thấy bất cứ động thái nào như vậy cũng có thể chỉ là một giải pháp tạm thời cho thị trường.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria cho rằng một thỏa thuận giữa Iran và các nước phương Tây nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sẽ giúp gia tăng nguồn cung cho thị trường.

Các quan chức Iran mới đây cho biết các đối tác phương Tây đang phải ra quyết định đối với các vấn đề quan trọng để có thể đạt được một thỏa thuận./.

Khánh Ly (TTXVN/Vietnam+)

Tại sao giá xăng tăng khi chiến tranh

Mua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Trần Khát Trân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Chỉ trong vòng 1 tháng, giá xăng dầu ở Việt Nam đã tăng 3 lần liên tiếp. Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vô hiệu hoá chính sách tài khóa cắt giảm 2% thuế VAT đang triển khai nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát, dẫn tới không đạt được mục tiêu tăng trưởng, thất thu ngân sách nhưng lạm phát vẫn gia tăng.

Để hiểu rõ hơn về tăng giá xăng dầu sẽ tác động như thế nào đến kinh tế trong nước, Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm xung quanh nội dung này.

- Thưa ông, ngày 11/2/2022, giá xăng dầu trong nước tiếp tục tăng. Xin ông cho biết, những yếu tố nào khiến cho giá xăng dầu tăng cao như mức hiện nay?

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Mặc dù, giá dầu thô đã tăng trên 60% trong hơn một năm qua, đạt mức 94 USD/thùng, nhưng các nhà khai thác đã không tăng sản lượng. Một yếu tố quan trọng đẩy giá dầu leo thang là việc Liên minh giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh (OPEC+) tuyên bố giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng nhằm hưởng lợi từ mức giá cao, thay vì tăng sản lượng cao hơn như kêu gọi của các nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ và Ấn Độ.

Bên cạnh đó, thế giới đang hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng và đối mặt với mùa đông 2021-2022 khắc nghiệt, lạnh sớm nên các nước đang tăng cường dự trữ xăng dầu càng làm giá dầu gia tăng.

Tại châu Âu, từ mấy tháng trở lại đây, giá xăng dầu tăng liên tục hàng tuần. Giữa tháng 10 năm 2021, giá nhiên liệu tại châu Âu đã lên tới mức cao kỷ lục chưa từng thấy. Tuy vậy kỷ lục này đã bị phá vỡ và không thể so với giá xăng dầu tại thời điểm hiện nay. Ngày 8/2/2022 giá dầu diezel đã lên mức kỷ lục.

Tại Bỉ, một lít dầu diezel là 1,78 euro, xăng 95 là 1,66 euro. Tại Anh, giá xăng dầu đã tăng đến mức kỷ lục, 1 lít dầu diezel là 151 xu Anh, 1 lít xăng là 147 xu Anh.

Trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm những bất ổn địa chính trị, giá xăng dầu đã tăng lên mức cao, vượt xa mọi dự đoán trước đó, nguy cơ tăng cao thêm nữa nếu chiến tranh bùng phát trên biên giới Ukraine, hoặc Mỹ cấm vận ngăn cản Nga bán dầu thô. Hiện tại chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh giảm giá lại càng xa vời.

Giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới vì nguồn cung xăng dầu trong nước không đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh đó, do khó khăn về tài chính, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã giảm sản lượng làm cho nguồn cung xăng dầu trong nước bị suy giảm và gián đoạn.

- Theo các tổ chức quốc tế nhận định, giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Vậy, đâu là nguyên nhân thưa ông?

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Hiện nay, các nền kinh tế đang dần phục hồi, bắt đầu mở cửa, khởi động lại hoạt động sản xuất kinh doanh, giao lưu đi lại, giao thông vận tải, du lịch sẽ khởi sắc do nhiều nước trên thế giới sử dụng thẻ xanh COVID-19 và dần coi COVID-19 như bệnh cúm thông thường vì đã tiêm vaccine diện rộng và có thuốc điều trị.

Ngày 7/2/2022, giá dầu đã xác lập “đỉnh” mới trong vòng 7 năm qua do lo ngại căng thẳng địa chính trị leo thang và nhu cầu phục hồi mạnh mẽ khiến sự chênh lệch ngày càng tăng giữa cung và cầu, lượng tồn kho tại các trung tâm nhiên liệu trên toàn cầu đạt mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

[Tăng lần thứ 4 liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 25.300 đồng mỗi lít]

Theo Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ, nguồn cung dầu thô ít, trữ lượng thấp và sản lượng toàn cầu gần đạt mức tối đa đang đẩy giá dầu tăng.

Ngày 10/2/2022, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết nhu cầu dầu thế giới có thể còn tăng mạnh hơn trong năm nay khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh mẽ.

Ngân hàng Goldman Sachs nhận định giá dầu thô sẽ còn tiếp tục tăng trong vài năm tới do nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung hạn chế, thị trường dầu thô sẽ phải trải qua thời kỳ thiếu hụt nguồn cung dài nhất trong nhiều thập kỷ qua và nhu cầu sẽ ngày một tăng. Việc thiếu đầu tư thượng nguồn trong khai thác dầu trong khi nhu cầu ngày một tăng là chỉ báo về giá dầu đứng ở mức cao kéo dài ít nhất trong năm 2022.

Vì vậy trong thời gian tới, thị trường xăng dầu thế giới còn biến động, khả năng giá xăng dầu vẫn tăng. Các Tổ chức dự báo năng lượng quan trọng của thế giới gồm OPEC, Tổ chức Năng lượng Quốc tế và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đều dự báo giá dầu thô có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng vào mùa Hè năm nay.

Tại sao giá xăng tăng khi chiến tranh
Một điểm bán xăng của Petrolimex chuẩn bị điều chỉnh giá. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

- Thưa ông, cùng với xu thế biến động giá xăng dầu thế giới, trong nước giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nước ta?

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước.

Trong hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ, tuỳ theo quy trình sản xuất của mỗi ngành, có thể thấy hầu hết các ngành dù nhiều hay ít đều sử dụng xăng dầu. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Điều này cho thấy xăng dầu chiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh vào giá thành sản phẩm sản xuất.

Đặc biệt, giá xăng dầu tăng có tác động rất mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng dầu như: đánh bắt thủy sản, vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không.

Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng còn làm tăng giá hàng hoá trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Đối với nền kinh tế nước ta, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5 %, mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vô hiệu hoá chính sách tài khoá cắt giảm 2% thuế VAT đang triển khai thực hiện nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát, dẫn tới không đạt được mục tiêu tăng trưởng, thất thu ngân sách nhưng lạm phát vẫn gia tăng.

- Xin ông cho biết giá xăng dầu tăng tác động như thế nào đến chỉ số giá tiêu dùng của nền kinh tế?

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Giá xăng dầu tăng không chỉ tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân. Giá xăng dầu tăng 10% làm cho chỉ số CPI tăng 0,36 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Khi giá xăng dầu tăng cao, hộ gia đình sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một phần chi tiêu, điều này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế.

- Đối với kinh tế nước ta, xăng dầu là một trong những mặt hàng chiến lược. Ông có thể đề xuất một số giải pháp nhằm ứng phó với giá xăng dầu tăng cao để giảm thiểu tác động xấu của tăng giá xăng dầu đến tăng trưởng và lạm phát năm 2022?

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ tư là nguyên nhân cơ bản làm cho tăng trưởng kinh tế năm 2021 của nước ta đạt mức thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra. Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt khoảng 6-6,5%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng khoảng 4% trong bối cảnh dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 dự báo thấp hơn năm 2021, rủi ro tiếp tục gia tăng; trong nước sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút, sức ép lạm phát cao.

Khi xây dựng kịch bản tăng trưởng GDP và kiểm soát lạm phát mục tiêu 4% theo quý và cả năm 2022 làm căn cứ đưa ra các giải pháp điều hành phù hợp và linh hoạt, bên cạnh các yếu tố như: vốn đầu tư công, thực hiện linh hoạt chính sách tài khoá và tiền tệ, yếu tố biến động giá xăng dầu cần đặc biệt quan tâm để giảm thiểu tác động xấu đối với tăng trưởng và lạm phát.

Đối với kinh tế nước ta, xăng dầu là một trong những mặt hàng chiến lược do Nhà nước quản lý giá, giá bán được quản lý trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Chính phủ giao Bộ Công Thương nắm bắt giá xăng dầu trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, phối hợp với Bộ Tài chính phân tích những yếu tố về giá và thuế để điều chỉnh các loại thuế có liên quan đến xăng dầu; đồng thời, hai Bộ cùng các doanh nghiệp liên quan nhận định, đánh giá và phối hợp nhịp nhàng để sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Từ đó, quyết định giá bán sao cho phù hợp với giá thế giới, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và người dân, góp phần phát huy hiệu quả các giải pháp của Chính phủ nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Thực hiện phương thức này trong quản lý giá bán xăng dầu sẽ giảm một phần tác động xấu của tăng giá xăng dầu đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Bộ Công Thương cần có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn cho nền kinh tế, đặc biệt Bộ cần kiến nghị với Chính phủ mở rộng, nâng cao năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu của nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định và phát triển kinh tế trong nước.

Xăng dầu có tầm quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế, dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng và đứng ở mức cao trong năm 2022, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính và doanh nghiệp cần bám sát diễn biến thị trường xăng dầu, tình hình chính trị thế giới ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu để có giải pháp ứng phó linh hoạt với giá dầu thế giới tăng cao, đồng thời nâng cao năng lực khai thác, lọc hoá dầu trong nước nhằm giảm thiểu tác động xấu đến tăng trưởng và lạm phát của năm 2022 và các năm tiếp theo.

- Xin cảm ơn ông!

Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)