Tại sao gọi là bánh giò

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch). Trên khắp tỉnh thành Việt Nam, từ sáng sớm các gia đình đã đi chợ, chuẩn bị mâm cúng tươm tất. Năm nay dù tình hình dịch diễn biến phức tạp, các gia đình, địa phương vẫn cố gắng để chuẩn bị các món đủ đầy, tinh giản, với tâm niệm cầu bình an, khoẻ mạnh sau khi “diệt sâu bọ”.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người Việt không thể thiếu những thức quà đặc biệt như bánh gio/ bánh ú, rượu nếp, vải, mận… Những món này được cho là có thành phần và cách làm đặc biệt, có thể giúp diệt sâu bọ, giun sán, ký sinh trùng trong bụng người ăn. Tuỳ từng vùng miền mà các sản vật cũng như cách bài trí có thể thay đổi, duy chỉ có một điểm tương đối giống nhau mà vùng nào cũng có đó là bánh gio/ bánh ú.

Tại sao gọi là bánh giò

Tại sao gọi là bánh giò

Có thể khác về tên gọi, kích thước, cách nấu, song bánh gio (miền Nam gọi là bánh ú, bánh tro) đều có điểm tương đồng về nguyên liệu và hình dáng: đều được làm từ gạo nếp ủ với nước tro, có hình khối tam giác.

Bánh gio của miền Bắc còn có tên gọi khác là bánh gio mật, được làm từ gạo nếp ngâm nước gio/ tro - pha chế từ tro thảo mộc và nước vôi trong. Bánh có màu hổ phách, đôi khi có thể chuyển màu trong suốt, kết cấu mềm dẻo, ăn cùng với mật mía sền sệt, vị ngọt mát, hơi nồng hương tro nhưng ăn dần rồi sẽ quen.

Tại sao gọi là bánh giò
Tại sao gọi là bánh giò

Bánh gio miền Bắc

Người miền Nam thì lại gọi thứ bánh đó là bánh ú/ bánh tro ú. Không cần ăn với mật như miền Bắc, bánh ú có nhân đậu xanh mềm ẩm, còn phần vỏ tương tự với bánh gio miền Bắc, cũng có màu cam nâu vì được nhuộm nước tro. Ngoài ra ở một số tỉnh thành miền Tây - miền Nam cũng có thêm phiên bản bánh ú mặn, hay còn gọi là bánh bá trạng của người Hoa. Vỏ bánh bá trạng làm từ gạo nếp đãi đậu xanh, nhân gồm thịt, trứng muối, tôm khô, đậu phộng…

Tại sao gọi là bánh giò
Tại sao gọi là bánh giò

Bánh ú miền Nam

Dù có thể khác nhau về cách chế biến và tên gọi nhưng những dòng bánh tro, bánh ú đều có hình khối tam giác. Vì sao lại như vậy?

Ông cha từ xa xưa đã nặn tạo những món bánh gio/ bánh ú/ bánh tro có hình tam giác, được cho là tuân theo lý lẽ của học thuyết âm dương ngũ hành. Hình tam giác đại diện cho dương Hoả, bao bọc bên ngoài cho lớp bánh tương sinh với âm Thổ bên trong. Màu sắc cam nâu của bánh tượng trưng cho màu của đất. Bánh gio miền Bắc không có nhân bởi vì thuyết “khi quay về với đất thì vạn vật trở về thuần khiết, nguyên bản”.

*Thông tin mang tính chất tham khảo.

Nguồn: Tổng hợp

Tại sao gọi là bánh giò

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày Tết Đoan Ngọ, người tahay ănmận, vải, dưa hấu, rượu nếp..., thường là ăn vào buổi sáng sớm để diệt trừ sâu bọ, giun sán trong người. Truyền thống đó đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác và kéo dài cho đến tận bây giờ. Trong đó, có một thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cũng như trong các món ăn để diệt sâu bọ, đó chính là bánh gio.

Tại sao gọi là bánh giò

Bánh gio là loại bánh không thể thiếu trong lễ cúng gia tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ 5/5. Hàng năm, cứ vào ngày này, đứa trẻ nào cũng háo hức, chỉ chực chờ bà hay mẹ cúng xong là ào đến xin ngay chiếc bánh gio đầy hấp dẫn. Thứ bánh giản dị, nhưng trong mắt đám trẻ con lúc ấy lại là món quà quý giá vô cùng.

Đến bây giờ, khi cuộc sống đầy đủ hơn, có thêm bao nhiêu món sơn hào hải vị, nhưng làm và ăn bánh gio vào ngày Tết Đoan Ngọ đã trở thành tục lệ chẳng thể bỏ.

Bánh gio (hay còn gọi là bánh tro, bánh ú tro, bánh nẳng) được làm từ gạo nếp ngâm trong nước lá gio, gói vào lá rồi mang luộc. Sở dĩ gọi là bánh gio vì bánh được làm từ gạo ngâm trong nước gio.

Nghe thì có vẻ đơn giản, ấy thế mà muốn làm nên thứ bánh vàng óng, trong suốt như hổ phách này không hề đơn giản chút nào.


Bánh gio - thứ bánh cầu kì từ trong cách làm

Làm bánh gio, theo cái cách mà các bà các mẹ truyền dạy, đó cũng là một cách "học gói, học mở". Chỉ là gạo ngâm, gói vào rồi mang luộc thôi, có gì mà công phu thế? Thế nhưng, không cầu kì, không khéo léo thì chẳng thể nào làm nên một mẻ bánh ngon được.

Tại sao gọi là bánh giò

Muốn bánh ngon, ngay từ khâu chọn gạo cũng phải thật tỉ mỉ. Gạo được lựa chọn phải là những hạt gạo mẩy nhất, thơm nhất, đều hạt. Mùa này, nhiều nơi đã có gạo nếp mới, dùng ngay để làm bánh thì quả là tuyệt.

Nước gio để ngâm bánh (còn gọi là nước nẳng) được pha chế từ gio thanthu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, sau đó sẽ pha thêm một chút nước vôi trong. Khâu này vô cùng quan trọng bởi nhiều quá thì nồng, mà ít quá thì bánh sẽ nhạt nhẽo.

Tại sao gọi là bánh giò

Gạo nếp sau khi được vo sạch thì cho vào nước gio ngâm qua đêmcho tới khi miết hạt gạo ở đầu ngón tay thấy mịn thì mới được. Lúc này, hạt gạo đã ngả sang màu vàng nghệ, óng ả, nhìn vô cùng hấp dẫn.

Gạo đã ngâm kỹ thì chỉ việc cho vào gói trong lá dong, lá chuối hoặc lá tre bương... Tuỳ từng vùng, người ta lại sử dụng một loại lá khác nhau.

Cứ nghĩ là chỉ cần cho gạo vào lá, gói ghém rồi buộc lại là xong, nhưng khi bắt tay vào làm thì mới thấy chẳng dễ dàng như thế đâu nhé! Bà bảo rằng, học gói một chiếc bánh gio sao cho đẹp, để bánh luộc vừa ngon mà không bị nát cũng là một bài học vô cùng quan trọng.

Bánh muốn ngon thì phải gói thật chặt tay, lớp lá xếp lại gọn gàng để bánh nhìn cho đẹp mắt, sau đó buộc kỹ bằng những sợi dây dài và chắc.Chiếc bánh có hình thuôn dài để khi ăn dễ cắt thành miếng nhỏ.

Tại sao gọi là bánh giò

Sau khi gói xong, bánh sẽ được cho vào nồi ngập nước và nấu chín bằng lửa. Tuỳ thuộc kích thước, thời gian luộc bánh có thể là 1 hoặc 2 giờ. Bánh chín vớt ra phải được cho ngay vào nước lạnh, vừa để nguội nhanh, vừa giữ được màu xanh của lá và làm sạch những thứ còn bám ở bên ngoài.

Ăn bánh gio, phải biết thưởng thức thì mới thấy ngon

Ngày bé tỉ bé ti, tới ngày Tết Đoan Ngọ, đứa nào đứa nấy đều háo hức chờ mẻ bánh gio mới. Hồi ấy chẳng biết gì là thưởng thức, chỉ thấy ngon là ăn, là thích, thế là đủ có bao kỷ niệm tuổi thơ rồi.

Tại sao gọi là bánh giò

Bánh gio chín, lớp bánh vàng óng dần dần hiện ra sau lớp lá.Từng hạt gạo dính chặt vào nhau thành một khối, mịn chắc như một khối thạch. Bánhhơi trong, có màu vàng như hổ phách.

Lớp bánh gạo nếp rất dẻo, không thể dùng dao cắt mà phải dùng dây gói bánh cắt thành từng khoanh nhỏ.

Tại sao gọi là bánh giò

Bánh gio ăn nhất định không thể thiếu đường mật.

Vị bánh thanhthanh, mát mát nhẹ nhàng, đâu đó thấp thoáng chút nồng của nước vôi trong, ngai ngái hương vị cây cỏ của hương đồng gió nội.

Chấm một lớp đường mật rồi bỏ vào miệng, vị bánh hoà quyện với thứ đường đặc sền sệt, ngọt ngào lan toả.


Ăn bánh gio không thể vội vã mà phải ăn từ từ, nhẩn nha thưởng thức thì mới thấy hết hương vị, càng ăn càng thấy ngon... Mẹ dặn, ăn như vậy không chỉ là để biết bánh ngon đến đâu, mà còn để rèn giũa cho người con gái sự thuỳ mị, nết na, ý tứ...

Với người xưa, bài học đầu tiên trong cuộc đời mỗi người là bài học "học ăn, học nói", và cái cách ăn bánh gio như thế cũng là cách để người ta truyền lại những đức tính tốt đẹp từ đời này sang đời khác...

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, ai ai cũng bận rộn với cuộc sống riêng với những xô bồ, lo toan, vất vả... Thế nhưng, ngày Tết Đoan Ngọ, dù ở đâu, làm gì, cũngđừng quên ăn bánh gio với đường mật. Đó không chỉ là thưởng thức một nét văn hoá ẩm thực cổ truyền, mà còn là lưu giữ một phong tục đẹp của ông cha.

Tại sao gọi là bánh giò

Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ) diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm là một ngày lễ Tết truyền thống ở một số nước Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Đây là một trong những nét văn hoá cổ truyền của dân tộc, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ là ngày phát động diệt sâu bọ cho cây trồng, với mong muốn một vụ mùa bội thu.