Tại sao không được kết hôn đối với những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời?


Hỏi

Chào bác sĩ,

Bà của bố em và bà bạn gái em là 2 chị em ruột, em là đời thứ 4. Bạn gái em là đời thứ 3. Bác sĩ cho em hỏi kết hôn cận huyết có gây dị tật cho con không? Em cảm ơn.

Đào Văn Công (1998)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Tư vấn Di truyền - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Kết hôn cận huyết có gây dị tật cho con không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Hôn nhân cận huyết được hiểu là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người trong phạm vi ba đời được xác định như sau: đời thứ nhất là cha mẹ; đời thứ hai là anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba là anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.

Về mặt pháp luật, hôn nhân cận huyết là trong vòng 3 đời, em là đời thứ 4 nên về lý thuyết sẽ không coi là nguyên nhân cận huyết. Nguyên nhân cận huyết có một rủi ro là tăng nguy cơ con mắc bệnh di truyền do những người họ hàng gần, thường có nguy cơ mang những gen lặn giống nhau. Hiện nay, tại Vinmec có các gói xét nghiệm sàng lọc tiền hôn nhân, bạn có thể tham khảo để được nghe tư vấn và xét nghiệm, sẽ giúp giảm rủi ro với một số bệnh lý.

Nếu bạn còn thắc mắc về kết hôn cận huyết, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bên cạnh tảo hôn thì hôn nhân cận huyết là hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta, gây ra nhiều hệ quả khôn lường đối với gia đình và xã hội. Đối với những hệ quả tiêu cực đó, pháp luật đặt ra quy định như thế nào?

1. Hôn nhân cận huyết thống là gì?

Luật chưa đưa ra khái niệm cho thuật ngữ “hôn nhân cận huyết thống”. Theo cách hiểu thông thường, hôn nhân cận huyết được hiểu là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người trong phạm vi ba đời được xác định như sau tại khoản 17, 18, 19 Điều 3:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

...

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”

Để Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng cấm hành vi kết hôn cận huyết tại điểm d khoản 2 Điều 5, theo đó:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

2. Thực trạng hôn nhân cận huyết thống hiện nay tại Việt Nam

Qua theo dõi thông tin và tổng hợp số liệu từ báo cáo của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã giai đoạn 2015 - 2020 và nắm bắt thực tiễn gần đây cho thấy, cùng với tảo hôn thì tình hình hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại, có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

- Nguyên nhân của việc kết hôn cận huyết thống: chủ yếu do thiếu hiểu biết về pháp luật liên quan đến hôn nhân, đặc biệt là việc cấm kết hôn cận huyết thống. Bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lạc hậu, bị xâm hại tình dục hoặc chót mang thai ngoài ý muốn, bị ép buộc.

- Hậu quả của việc kết hôn cận huyết thống có nguy cơ cao sẽ sinh ra con dị dạng hoặc mắc bệnh di truyền như mù mầu, bạch tạng, vẩy cá…làm suy thoái giống nòi của các tộc người, ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi, làm giảm chất lượng dân số.

- Lợi ích của việc không kết hôn cận huyết thống sẽ hạn chế được sinh con bị dị tật bẩm sinh, hạn chế sinh con mắc các bệnh di truyền, không vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi, không kết hôn cận huyết thống sẽ có điều kiện để sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Do đó, vì sự phát triển và hạnh phúc của mỗi gia đình không kết hôn cận huyết thống. Hãy là những ông bố, bà mẹ hiểu biết và có trách nhiệm với con cái mình, thực hiện đúng Luật hôn nhân và gia đình, không được kết hôn cận huyết thống.(1)

3. Hành vi kết hôn cận huyết bị xử phạt như thế nào?

Tại điểm a, khoản 2, Điều 59 Nghị định 82/2020 quy định rõ, nếu kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa người có họ trong phạm vi 3 đời sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

...

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;”

Nhìn chung, để phòng ngừa hôn nhân cận huyết thống, đẩy mạnh tuyên truyền vận động về luật pháp, về lợi ích, nguyên nhân và hậu quả của việc kết hôn cận huyết thống, đặc biệt cho các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng. Tạo cơ hội giao lưu, kết bạn giữa các dòng tộc ở vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Lên án và phê phán những phong tục, tập quán lạc hậu về kết hôn cận huyết thống. Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, tránh xem những tranh ảnh, phim ảnh và các ấn phẩm văn hóa đồi trụy.

Luật Hoàng Anh

Họ hàng cách nhau mấy đời thì được kết hôn? Tính như thế nào để biết là có được kết hôn không? Họ hàng bên nội, bên ngoại cách nhau mấy đời thì được phép đăng ký kết hôn với nhau?

Trong một xã hội dân chủ người ta được tự do yêu đương, được tự do theo đuổi hạnh phúc của mình. Tuy nhiên có một số quan hệ được pháp luật điều chỉnh mà mỗi công dân cần phải tuân thủ sự điều chỉnh đỏ, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình, cụ thể hơn là việc có được kết hôn trong phạm vi họ hàng, và họ hàng trong phạm vi bao nhiêu đời thì mới được phép kết hôn.

Luật cho phép bạn được phép tự do yêu đương, tự do tìm kiếm tình yêu, nhưng vẫn cần tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, và không được phạm vào những điều mà luật cấm, đó không chỉ là về quan hệ pháp luật mà còn liên quan đến cả phong tục tập quán và cả những quan hệ thuộc về đạo đức xã hội hiện diện trên đất nước ta. Vậy để trả lời cho câu hỏi liệu việc kết hôn trong phạm vi họ hàng vì có trái với quy định pháp luật không và họ hàng cách nhau mấy đời thì mới được kết hôn?

→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, tư vấn luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.

1. Là họ hàng thì có được phép kết hôn không?

Để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình của Việt Nam, pháp luật quy định những trường hợp cấm kết hôn tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

– Cấm kết hôn giả tạo, tức là kết hôn không phải vì để xây dựng hạnh phúc gia đình mà nhắm vào những mục đích khác chẳng hạn như là để xuất nhập cảnh, nhập quốc tịch…

– Cấm hành vi cản trở hoặc cưỡng ép, lừa dối người khác thực hiện kết hôn hoặc ly hôn.

– Cấm kết hôn khi chưa đủ độ tuổi mà pháp luật quy định (tảo hôn).

– Cấm chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc chồng, hoặc  người đang có vợ hoặc chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác.

– Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

– Cấm yêu sách, đòi hỏi về của cải một cách vô lý trong việc kết hôn, chẳng hạn như thách cưới, hoặc yêu cầu của hồi môn quá cao.

Xem thêm: Giải quyết mối quan hệ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn

– Cấm thực hiện việc mang thai hộ, sử dụng kỹ thuật sinh sản vì mục đích thương mại, cấm lựa chọn giới tính của thai nhi, sinh con bằng hình thức sinh sản vô tính.

– Cấm mọi hành vi bạo lực gia đình, kể cả bạo lực thể chất hay bạo lực tinh thần.

– Cấm lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc vì hành vi trục lợi khác.

Như vậy việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu trực hệ có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời là điều mà luật không cho phép. Đặt trường hợp ngược lại là có quan hệ họ hàng nhưng ở ngoài phạm vi 3 đời này thì vẫn được phép kết hôn.

Tại sao không được kết hôn đối với những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Việc luật cấm kết hôn khi có họ hàng trong phạm vi ba đời có thể có nhiều nguyên do, trong đó có thể kể đến một vài lý do tiêu biểu như sau:

– Về mặt sinh học, di truyền: việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thế hệ sau, do việc kết hôn trong phạm vi ba đời về mặt sinh học sẽ khiến tỷ lệ gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm, điều này khiến các gen lặn có hại có điều kiện để biểu hiện ra ngoài thành biểu hiện như là cơ thể bị dị tật, sức đề kháng yếu, tỷ lệ tử vong cao, ngoài ra còn khiến cho tỷ lệ các bệnh di truyền như mắc các bệnh di truyền như bệnh Đao, mù màu, bạch tạng, bại não, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh nguy hiểm có tỷ lệ xuất hiện cao hơn, điều này có thể là nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa giống nòi dân tộc.

Xem thêm: Điều kiện kết hôn? Hồ sơ và thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất

– Về mặt truyền thống, văn hóa: kết hôn khi trong quan hệ họ hàng gần (phạm vi ba đời) sẽ ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa dân tộc, do việc kết hôn trong họ hàng có thể nói là mang tính chất loạn luân, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.

Con số ba đời là một phạm vi đã được tính toán để đảm bảo được tính toán để đảm bảo phù hợp về mặt di truyền, để bảo vệ giống nòi và thế hệ sau, cũng là khoảng thế hệ để đảm bảo không ảnh hưởng đến văn hóa của đất nước.

→ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.

2. Như nào là phạm vi họ hàng ba đời trong quan hệ hôn nhân gia đình?

Như đã biết, họ hàng có phạm vi ngoài phạm vi ba đời thì luật không cấm kết hôn, vậy như thế nào là như thế nào? Về cơ bản, họ hàng trong phạm vi ba đời sẽ được hiểu như sau: Coi bạn và các anh, chị, em ruột của bạn là đời thứ nhất; vậy các con của bạn và con của các anh, chị, em ruột của bạn sinh ra sẽ là đời thứ hai; các cháu ruột của bạn và các cháu họ do con của bạn và con của các anh, chị, em ruột của bạn sẽ là đời thứ ba; các thế hệ tiếp theo sẽ là đời thứ tư, thứ năm, thứ sáu,…

Luật chỉ cấm kết hôn trong phạm vi ba đời, như vậy từ đời thứ tư trở đi kết hôn thì sẽ không coi là vi phạm pháp luật. Ví dụ: A và B quen nhau nhưng khi cả hai cùng nhau về ra mắt hai bên gia đình thì lại phát hiện ra ông ngoại của A và bà nội của B lại là anh em ruột. A và B băn khoăn không biết liệu việc tiến tới hôn nhân có bị coi là vi phạm pháp luật không. Vậy trong mối quan hệ của A và B, coi ông cố đẻ ra ông ngoại của A và bà nội của B là đời thứ nhất; như vậy ông ngoại của A và bà nội của B là đời thứ hai; mẹ của A và bố của B là họ hàng đời thứ ba; A và B là đời thứ tư. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu A và B có kết hôn thì cũng không thể coi là vi phạm pháp luật.

3. Quy định về điều kiện kết hôn hợp pháp

Ngoài không vi phạm những điều cấm của luật thì một cuộc hôn nhân chỉ được coi là hợp pháp khi hai bên nam, nữ đáp ứng được những điều kiện sau đây:

– Về độ tuổi: Luật hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn hợp pháp đối với nam là từ đủ 20 tuổi và với nữ là từ đủ 18 tuổi, đây là độ tuổi mà nam và nữ đã có thể trang bị đủ cho mình những kiến thức tối thiểu về việc kết hôn cũng như là đã đến tuổi vị thành niên và có thể tự chịu trách nhiệm đối với mỗi quyết định của cuộc đời mình.

– Về mặt ý chí: Nam nữ phải hoàn toàn tự nguyện khi tiến tới hôn nhân, do mục đích của hôn nhân là để chung sống xây dựng hạnh phúc gia đình như vậy nếu nam nữ không tự nguyện đến với nhau thì mục đích của hôn nhân liệu còn có thể đạt được. Do vậy ý chí tự nguyện tiến tới hôn nhân của cả hai bên là một điều kiện bắt buộc phải có.

Xem thêm: Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội? Thủ tục kết hôn với bộ đội?

– Về mặt năng lực hành vi dân sự: Khi kết hôn hai bên nam nữ đều phải có đầy đủ năng lực hành vi dân dự. Điều này được quy định như là để đảm bảo hai người kết hôn đều xác định được ý chí của mình hoàn toàn tự nguyện và cũng là để họ có thể tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình khi kết hôn. Do hôn nhân và quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình là thuộc về vấn đề nhân thân do vậy chỉ có những người trong cuộc mới có thể tự đưa ra quyết định của mình, chính vì vậy khi đăng ký kết hôn cả hai người đều phải đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Như vậy khi kết hôn, nếu không vi phạm vào điều cấm mà luật quy định và đạt được những điều kiện kết hôn trên thì cuộc hôn nhân này mới được coi là kết hôn hợp pháp.

→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về pháp luật hôn nhân vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình trên toàn quốc.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

4. Tư vấn trường hợp kết hôn với người có họ hàng

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi và người đó muốn kết hôn, nhưng lại biết cùng chung dòng họ. Cụ cố người đó là mẹ ruột của bà cố nội người đó và bà nội tôi. Vậy chúng tôi mỗi người là mấy đời? Có bị luật pháp cấm kết hôn không?Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo điều 10, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy đình các trường hợp cấm kết hôn “giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời…”

Xem thêm: Tuổi kết hôn là gì? Độ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam và nữ năm 2022?

Tại điểm c.3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2000 nêu rõ: “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha mẹ với con, giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

Theo quy định nói trên, trường hợp của bạn được hiểu như sau: Tính từ một gốc sinh ra, cụ nội bạn là đời thứ 1; bà nội bạn và bà cố của người yêu bạn là đời thứ hai; bố bạn và ông nội của người yêu bạn là đời thứ ba; còn bạn là đời thứ tư và người yêu bạn là đời thứ năm.

Như vậy, bạn và bạn gái không cùng nằm trong phạm vi 3 đời theo Luật hôn nhân và gia đình quy định nên không thuộc trường hợp cấm kết hôn. Về mặt pháp luật, các bạn có quyền được đăng ký kết hôn mà không bị coi là vi phạm.

Nếu quyết tâm đến với nhau, hai bạn cần liên hệ trực tiếp với Ủy ban nhân dân xã phường nơi một trong hai người có hộ khẩu thường trú để được hướng dẫn về thủ tục đăng ký kết hôn.

→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn pháp luật trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568