Tại sao mũi có mùi hôi

Hiện tượng này xảy ra khoảng 5 tháng rồi. Trước đây em bị hen suyễn nhưng đã hết lâu rồi; và em còn bị viêm mũi dị ứng nhưng khoảng 2 năm nay bệnh cũng ít khi tái phát. Mong bác sĩ tư vấn giúp, bây giờ em bị như vậy thì có cần đi khám hay không, nếu cần thì nên đi khám ở đâu? (thanhthao@...)

- Khi có chất dịch nhầy, đặc, có mùi hôi giống như trứng thối trong hốc mũi hay chảy xuống họng gây khó chịu và có thể làm nôn ói, thì đó là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm xoang mủ. Xoang chính là những khoang rỗng trong khối xương mặt được che phủ bởi một lớp niêm mạc, trong xoang chỉ chứa hơi, có tác dụng cộng hưởng âm thanh khi phát âm, làm ẩm niêm mạc hốc mũi, sưởi ấm không khí trước khi vào phổi và làm nhẹ khối xương mặt. Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc, thường bị sau đợt cảm cúm, sởi, ho gà, viêm phổi... Có một nguyên nhân hay gặp nữa là viêm xoang do răng: viêm quanh răng có mủ do tủy răng hoại thư, sâu chân răng còn sót do gãy, do nhổ không hết. Vi trùng trong trường hợp này thường là loại vi trùng kỵ khí (Actinomyces), loại vi trùng thường trú trong miệng gây viêm họng miệng, sâu răng, chúng có thể gây bệnh tại chỗ mà cũng có thể phát tán vào máu để gây bệnh nơi khác và cũng rất nguy hiểm vì không gây đau, tiến triển chậm nên ít được chú ý, dễ bỏ qua cho đến khi bệnh nặng. Đặc tính của vi trùng kỵ khí là tạo mủ rất thối, giống như trứng gà ung vậy.

Bệnh của em rất giống với trường hợp này, em nên đến chuyên khoa tai mũi họng để được khám và điều trị viêm xoang như dùng kháng sinh kết hợp rửa mũi, có khi phải chọc rửa xoang vài lần mà vẫn không hiệu quả thì phải phẫu thuật xoang qua nội soi. Sau đó, em đến chuyên khoa răng hàm mặt để nhổ chân răng sâu hay điều trị răng sâu (nếu có) thì bệnh mới khỏi hẳn.

Bác sĩ Phạm Thanh Sơn 
(BV Phương Đông, TP.HCM)

Mỗi ngày bạn phải ngửi hàng ngàn mùi hôi khác nhau như mùi rác thải, mùi xe, mùi đường … những cũng có lúc bạn ngửi thấy mùi mà không ai ngửi thấy. Đây là trường hợp bản thân lỗ mũi có mùi hôi chứ không phải do môi trường bên ngoài. Nguyên nhân vì sao dẫn đến trường hợp mũi có mùi hôi khi nào bạn cần đến bác sỹ?

Lỗ mũi có mùi hôi là biểu hiện của một loại bệnh nào đó. Rất may mắn, nó không phải là biểu hiện của những bệnh nguy hiểm cấp tính

I – Dấu hiệu lỗ mũi có mùi hôi thường gặp

Thông thường, khi phát hiện lỗ mũi có mùi hôi cho thấy tình trạng bệnh lý về mũi đã chuyển sang những viêm nhiễm nặng. Lúc này, bệnh thường khó điều trị hơn nên ngay từ những dấu hiệu bên ngoài ban đầu bạn cần cú ý theo dõi và đi khám sớm nhất.

Một số biểu hiện sớm của lỗ mũi bị hôi thường gặp là:

  • Sổ mũi nhiều, kéo dài khiến lỗ mũi bị ẩm ướt, phát triển vi khuẩn gây viêm nhiễm
  • Chảy nước mũi kèm theo những cơn đau đầu bất chợt và tần suất ngày càng tăng lên
  • Có cảm giác đau nhức ở vùng bên trong mũi khi ấn nhẹ, khi thở mạnh và lan dần lên vùng gần hai lông mày
  • Bị nghẹt mũi bất thường, thi thoảng lại chảy dịch có màu đục 

Những biểu hiện trên kéo dài không được kịp thời thăm khám và trị liệu sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu đi và thấy rõ qua hiện tượng lỗ mũi có mùi hôi.

II – Vì sao lỗ mũi có mùi hôi? Cách khắc phục với từng trường hợp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗ mũi bị hôi. Chúng tôi chỉ liệt kê ra một số chứng bệnh điển hình, có nhiều người bị nhất.

1. Polyp mũi khiến nhầy mũi có mùi hôi

Polyp mũi là một dạng khối u lành tính mọc ở khoang mũi hoặc trong xoang mũi. Nó không phải là các khối u mang tế bào ung thư nên bạn hoàn toàn có thể chữa trị được. Đây là hậu quả của căn bệnh viêm xoang mãn tính, hen suyễn và mũi dị ứng.

Những người có polyp mũi sẽ bị giảm khứu giác và thường xuyên ngửi thấy mùi hôi. Bởi vì polyp mũi ban đầu sẽ rất nhỏ nên bạn không cảm thấy khó chịu. Theo thời gian, polyp càng phát triển, bạn sẽ gặp những triệu chứng:

Polyp mũi phát triển khiến chảy nhầy và lỗ mũi bị hôi

➞ Xem thêm: Người mũi to tướng số ntn? Cánh mũi và đầu mũi to tròn phải làm sao?

  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Căng vùng da trán và mặt, khó chịu
  • Đau hàm răng trên
  • Ngủ ngáy

Những chất nhầy bạn gặp phải khi polyp phát triển sẽ làm bạn càng ngày càng khó hô hấp, mất khả năng khứu giác và luôn cảm thấy lỗ mũi có mùi hôi. Để lâu sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe do hệ hô hấp suy yếu.

 Giải pháp:

Bạn có thể chữa polyp mũi bằng các loại thuốc mũi chứa các thành phần: Corticosteroid; fluticasone; mometasone. Nếu như polyp của bạn quá to, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chứa các chất nặng hơn như prednisone, tuy nhiên nó sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ cho bạn hơn các chất còn lại.

Với một số người bị bệnh polyp phì đại, bạn cần có sự can thiệp sâu bởi phẫu thuật. Công nghệ hiện tại sẽ cho phép bạn cắt bỏ nó bằng những đầu ống nội soi. Ca phẫu thuật rất nhanh và hầu như không gây đau đớn. Các bác sỹ sẽ cân nhắc cho bạn cách khắc phục phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

2. Mũi có mùi hôi là do viêm xoang mãn tính

Viêm xoang là bệnh thường gặp tại Việt Nam do thời tiết nóng ẩm, dễ dàng tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh sống và phát tán.

Người bệnh thường bị viêm mủ ở bên trong tất cả các xoang, khi chất nhầy lấp đầy các xoang sẽ tràn ra các con đường thông xung quanh, ví dụ như cổ họng, lỗ mũi, tai hoặc trực tiếp ăn vào não.

Khứu giác là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên. Bạn sẽ không ngửi được bất kỳ mùi gì ngoài mùi hôi bên trong lỗ mũi của mình.

Ngoài nguyên nhân chính do vi khuẩn virus xâm nhập phát triển lâu ngày thì bệnh viêm xoang còn do các yếu tố cấu trúc mũi  như lệch vẹo vách ngăn bẩm sinh hay chấn thương để lại.

Viêm xoang cấp và mãn tính đều khiến bạn khó thở, không ngửi thấy mùi gì ngoài chất nhầy của mình

 Xem thêm: Mũi tẹt tướng số như thế nào? Cách khắc phục mũi thấp tẹt

Giải pháp:

Viêm xoang rất khó có thể chữa trị hoàn toàn. Bạn cần phải đi khám bác sỹ để có một đơn thuốc loại bỏ các vi khuẩn trong xoang tạm thời. 

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh viêm xoang cụ thể các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Do vậy, trước khi quyết định điều trị không nên tự ý thực hiện theo những kinh nghiệm truyền miệng tránh tác dụng ngược khiến việc chữa bệnh trở nên khó khăn hơn.

Trong thời gian ngắn hạn, bạn sẽ không bị chảy nhầy mũi và lỗ mũi có mùi hôi nữa. Tuy nhiên, nó có thể tái phát lại trong một khoảng thời gian sau đó.

Cách phòng ngừa và kéo dài thời gian bệnh tái phát là bạn hãy thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bịt khẩu trang khi ở môi trường bụi bặm, hạn chế ngồi điều hòa và luôn giữ ấm cho chiếc mũi của mình.

Đặc biệt lưu ý, với trường hợp lệch vẹo vách ngăn gây viêm xoang bắt buộc phải can thiệp chỉnh hình lại sụn vách ngăn mới có thể khắc phục tận gốc bệnh và không để lỗ mũi bị hôi.

TƯ VẤN GIẢI PHÁP CHỈNH HÌNH SỤN VÁCH NGĂN LỆCH VẸO TỐT NHẤT!

Hết viêm xoang, hết lỗ mũi có mùi hôi dứt điểm!

3. Sâu răng làm khi thở bằng mũi có mùi hôi

Chúng ta hay có câu “tai mũi họng – ăn liền với nhau”. Đúng vậy, 3 bộ phận này chỉ cần có 1 cái bị viêm thì 2 bộ phận còn lại cũng sẽ bị viêm theo. Sâu răng không phải là họng nhưng nó cũng nằm trong khoang miệng.

Những chiếc răng sâu bởi 1 ổ vi khuẩn có thể tạo ra mùi hôi trong hơi thở của bạn, trong khoang miệng và thâm chí lỗ mũi của bạn cũng tràn ngập mùi hôi miệng.

Vi khuẩn sâu răng cũng có thể khiến lỗ mũi của bạn ngửi thấy mùi hôi khó chịu

Giải pháp:

Sẽ chẳng có cách nào giúp bạn ngoài việc chăm chỉ vệ sinh răng miệng và đến bác sỹ nha khoa để hàn chỗ sâu răng lại. Các bệnh răng miệng khác cũng có thể khiến lỗ mũi có mùi hôi. Bạn nên cẩn trọng và luôn giữ răng miệng của mình sạch sẽ.

4. Lỗ mũi có mùi hôi là do mắc bệnh thận mãn tính

Thận có chức năng lọc các chất thải trong máu và thải chúng ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu. Nếu bạn mắc các bệnh liên quan đến thận thì các chất thải sẽ không được làm sạch và đưa ra ngoài. Chúng sẽ lưu trữ lại cơ thể và đầu độc quay ngược.

Bạn sẽ cảm nhận có mùi amoniac thoang thoảng phía sau mũi, vị kim loại gỉ sét trong khoang miêng. Đây là điều tồi tệ với cơ thể vì khi lỗ mũi có mùi hôi thì bệnh của bạn cũng đã ở giai đoạn 4 hoặc 5. Khả năng chữa trị những ca này luôn được xếp vào ca khó.

Lỗ mũi bị hôi cũng là biểu hiện của căn bệnh suy thận cấp. Đừng chủ quan với nó.

Giải pháp:

Hẹn lịch với bác sỹ khoa thận là điều duy nhất bạn cần phải làm vào lúc này. Hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần vững vàng để đối đầu với bệnh tật bạn nhé!

???BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM : Sự thật Thẩm mỹ viện kangnam gây chết người

5. Bệnh phantosmia khiến khi thở mũi có mùi hôi

Phantosmia là bệnh ảo tưởng khứu giác. Bạn sẽ luôn cảm thấy lỗ mũi bị hôi, mùi này không xuất phát từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài. Nó đơn giản là bạn cảm thấy thế. Trên thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh khứu giác ảo tưởng này không hề hiếm.

Trên thế giới có tỷ lệ không nhỏ người mắc bệnh khứu giác ảo tưởng

Bạn có thể gặp những người mắc bệnh ở bất kỳ nơi đâu, trên mọi quốc gia và trong mọi điều kiện thời tiết. Số lượng người đông như vậy là do nguyên nhân hình thành bệnh:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Xoang bị viêm cấp tính
  • Chấn thương sọ não
  • Co giật thùy thái dương
  • U não

Giải pháp:

Có một số người có thể tự khỏi sau một thời gian, có một số người cần có sự can thiệp của thuốc. Các bác sỹ cần khám cho bạn để loại trừ những loại bệnh nguy hiểm để chữa trị.

6. Nhiễm trùng sau nâng mũi

Ngoài các nguyên nhân khiến lỗ mũi có mùi hôi do vấn đề bệnh lý, trường hợp khách hàng đã từng thực hiện phẫu thuật nâng mũi thì hiện tượng mùi hôi phát ra ở mũi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Thực tế hiện nay, nhiều người chủ quan, ham rẻ lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, hoạt động trái phép để lại nhiều hậu quả xấu điển hình là nhiễm trùng mũi.

Tình trạng này có thể biểu hiện sớm sau vài ngày, vài tuần hoặc cũng có thể vài tháng sau nâng mũi. Vì vậy, sau khi nâng mũi mà lỗ mũi bị hôi thì không được chủ quan mà cần tới bệnh viện để kiểm tra ngay có thể khắc phục sớm.

Nhiễm trùng mũi sau khi nâng có thể nguyên nhân khiến lỗ mũi có mùi hôi

Nhiễm trùng mũi sau nâng không chỉ gây hôi tanh khó chịu, tự ti khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người nên không thể xem nhẹ.

Nếu mũi nhiễm trùng ở mức độ nhẹ, phát hiện kịp thời ngay khi có biểu hiện lạ thì chỉ cần uống thuốc kháng sinh trị viêm, vệ sinh sạch sẽ mũi hàng ngày sẽ dần khỏi.

Tuy nhiên, nếu để bị nặng, lỗ mũi có mùi hôi tanh khó chịu lâu ngày thì có lẽ sẽ cần can thiệp tháo chất liệu nâng, bơm sửa khoang mũi, loại bỏ ổ viêm. Từ đó, mũi hồi phục và không bị hôi nữa.

??? ĐỌC NGAY: Nhận biết nhiễm trùng sau khi nâng mũi?

III – Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ khi lỗ mũi bị hôi

Nếu như lỗ mũi bị hôi liên tục trong 7 – 10 ngày mà không xuất phát từ môi trường bên ngoài, bạn nên đi gặp bác sỹ ngay. Nó không đơn giản là tình trạng khứu giác mà còn là biểu hiện của những căn bệnh khác nhau. Thời gian chữa trị càng sớm càng giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Đi khám bác sỹ ngay khi bệnh của bạn được phát hiện sau 5 – 10 ngày

Đặc biệt, bạn luôn cảm thấy lỗ mũi của mình có mùi amoniac thì sau 5 ngày cần được đi khám thận ngay. Bệnh thận mãn tính rất dễ dàng bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên nhiều người chủ quan.

Đến khi bệnh đến giai đoạn cuối mới phát hiện khiến khả năng chữa trị giảm thấp. Vì một sức khỏe an toàn dài lâu, hãy đi khám ngay khi phát hiện lỗ mũi có mùi hôi liên tục trong 7 – 10 ngày.

IV – Địa chỉ chuyên “giải cứu” ca nâng mũi nhiễm trùng gây mùi hôi

Mũi bị nhiễm trùng sau nâng gây mùi hôi khó chịu phản ánh quá trình tổn thương nặng do chất lượng phẫu thuật kém, không đảm bảo an toàn và vô khuẩn, vô trùng gây ra. 

Lúc này, toàn bộ khoang mũi rất nhạy cảm và khi điều trị viêm cũng như khắc phục lại cần được thực hiện tại cơ sở uy tín, có chuyên khoa mũi chuyên sâu mới có thể đảm bảo được hiệu quả và an toàn cho bạn.

Trước: Mũi nhiễm trùng, sưng tấy tụt sụn đầu mũi, lỗ mũi hôi viêm – Sau: Mũi đẹp tự nhiên, hết viêm, không còn hôi tự tin giao tiếp

Trước: Mũi hôi kinh khủng kèm đau sưng đỏ kéo dài – Sau: Mũi thẳng thon gọn, không còn dấu hiệu viêm nhiễm, mùi hôi mất hẳn

Trước: Sau nâng mũi 3 tháng lỗ mũi bắt đầu hôi, đau nhức mũi, lộ sụn – Sau: Mũi hết đau mùi hôi, sụn lộ được loại bỏ và sửa lại tự nhiên, bền lâu

 Địa chỉ điều trị thành công mũi nhiễm trùng, lỗ mũi bị hôi dứt điểm: TẠI ĐÂY

BẠN CÒN BĂN KHOĂN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN THÊM!

Hoặc