Tại sao người ta ko dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ ko khí

Câu hỏi: Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng đê đo nhiệt độ của không khí?

Lời giải:

Trái Đất có nhiều nơi nhiệt dưới 0 độ C, tại các nơi này, nước đã đóng băng nên không thể dùng nước để đo nhiệt độ của khí quyển. Trong khi đó, rượu co dãn vì nhiệt rất ổn định và rượu đông đặc ở nhiệt độ rất thấp là -117 độ C nên có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của khí quyển.

Các nhiệt kế rượu có tên như vậy vì khi phát minh ra nó người ta dùng rượu, nhưng hiện nay thì tùy theo thang nhiệt độ khác nhau người ta dùng các hóa chất hữu cơ khác nhau ( các hóa chất này phải không độc, có nhiệt độ sôi, đông đặc phù hợp và giãn nở theo nhiệt độ bình thường, VD một vài loại an đê hít hoặc ether)

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1. Nhiệt độ không khí là gì?

Nhiệt độ không khí là mức độ nóng hoặc lạnh của không khívà còn là thước đo lường động năng trung bình của các phân tử trong không khí, được biểu thị bằng đơn vị hoặc độ được chỉ định trên thang đo chuẩn. Cụ thể hơn, nhiệt độ không khí mô tả động năng, hay năng lượng chuyển động của các khí tạo nên không khí. Khi các phân tử khí di chuyển nhanh hơn, nhiệt độ không khí sẽ tăng lên.

2. Tầm quan trọng của nhiệt độ không khí

Chúng ta không thể chối cải rằng nhiệt đọ không khí đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Nhiệt độ không khí có sức ảnh hưởng khá lớn đối với sự sinh trưởng của cả thực vật và động vật, nhiệt độ càng ấm thì sự sinh trưởng sinh học càng được thúc đẩy nhanh hơn.

Bên cạnh đó, nhiệt độ còn tác động đến hầu hết các thông số liên quan tới thời tiết và dự báo thời tiết khác như độ ẩm tương đối, tốc độ bay hơi, tốc độ gió và hướng gió, cũng như các hiện tượng ngưng tụ khác như mưa, mưa đá và tuyết.

Đặc biệt đối với lĩnh vực nghiên cứu và dự báo thời tiết, nhiệt độ không khi, áp suất và mật độ không khí là 3 yếu tố quan trọng, liên quan mật thiết với nhau. Khi các phân tử khí nóng lên, chúng sẽ di chuyển nhanh hơn và va chạm nhiều hơn, điều này tạo ra áp lực không khí mạnh hơn - áp suất lơn hơn, đồng thời mật độ không khí cũng dày hơn. Vì vậy, các nhà nghiên cứu dễ dàng dự đoán thời tiết cho những ngày sắp tới.

3. Cách đo chính xác nhiệt độ không khí

Vậy các nhà nghiên cứu thời tiết đã đo nhiệt độ không khí như thế nào? Và Chúng ta có thể tự đo nhiệt độ không khí không? Chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó, những thông tin sau đây sẽ giúp bạn đo nhiệt độ không khí một cách chính xác.

3.1. Dùng thiết bị gì để đo nhiệt độ không khí?

Nhiệt độ khồng khí có thể được đo bằngnhiệt kế,máy đo nhiệt độ không khí(cảm biến nhiệt độ không khí) hoặcmáy đo độ ẩm không khí.

3.2. Đơn vị đo nhiệt độ không khí

Tương tự như nhiệt độ cơ thể con người, nhiệt độ không khí cũng được đo bằng những đơn vị như độ C hoặc độ F, tuy nhiên đơn vị đo tiêu chuẩn quốc tế để mô tả nhiệt độ không khí trong khoa hoạc là Kelvin. 0 độ Kelvin - số không tuyệt đối (xấp xỉ -273oC và -460oF) là nhiệt độ lạnh nhất và là mức nhiệt mà tất cả các phân tử khí đều ngừng chuyển động

3.3. Hướng dẫn cách đo nhiệt độ không khí

Các bước đo nhiệt độ dưới đây có thể áp dụng với mọi loạithiết bị để đo nhiệt độ không khítừ nhiệt kế truyền thống cho đến các loại máy cảm biến nhiệt độ kỹ thuật.

- Đầu tiên, để đo nhiệt độ không khí, chúng ta buộc phải để nhiệt kế ở nơi râm mát được che chắn cẩn thận, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời hoặc những khi trời mưa. Điều này tránh cho việc kết quả cuối cùng sau khi thực hiện phép đo bị cao hơn bình thường, cũng như hư hại đến thiết bị đo.

- Đặt cách mặt đát từ 1.5m đến 2m. Nếu để thiết bị đo quá thấp sẽ dẫn đến việc thiết bị thu được nhiệt đo dư từ mặt đất, còn nếu đặt quá cao sẽ làm cho nhiệt độ thu được thấp hơn bình thường vì càng lên cao không khí càng lạnh do sự làm lạnh tự nhiên của khí quyển.

- Hãy đặt thiết bị ở nơi không khí lưu thông tốt, khống có giá mạnh. Việc này giúp duy trì sự cân bằng nhiệt độ xung quanh thiết bị với môi trường xung quanh. Tốt nhất là ở những nơi thoáng đảng, không có vật cản chặn thiết bị như tòa nhà, cây cối.

- Nên đặt thiết bị lên bề mặt cỏ hoặc những nơi bụi bẩn sần sùi. Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng thật ra bê tông hoặc mặt đường hấp thu và bức xạ lượng nhiệt nhiều hơn cỏ. Đây cũng là lý do tại sao ở trong các thành phố thường nóng hơn so với những vùng ngoại ô, vùng nông thôn. Nên đặt thiết bị cách ít nhất 30m so với bất cứ bề mặt gạch lát, mặt đường hay bê tông để tránh việc xảy ra sai số.

3.4. Hướng dẫn tính nhiệt độ không khí trung bình ngày, tháng, năm

Để có thể tính được nhiệt độ không khí trung bình theo ngày thì bạn cần thực hiên phép đo và lưu giữ thông số nhiệt độ ít nhất 3 – 4 lần/ 1 ngày. Nếu bạn có thể thực hiện mỗi giờ một lần sẽ giúp thông số chính xác hơn, tuy nhiên điều này gấy mất thời gian và không cần thiết. Dưới đây là cách tính nhiệt độ không khí trung bình:

Cách tính nhiệt độ trung bình

- Dụng cụ: nhiệt kế.

- Phương pháp:

+ Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m

+ Đo 3 lần 1 ngày (5 giờ, 1 3giờ, 21 giờ).

- Một số công thức tính nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo.

+ Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng/số ngày.

+ Nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12.

Đua top nhận quà tháng 3/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK LÝ 6 - TẠI ĐÂY

Vì :

     + Nước dãn nở vì nhiệt một cách rất đặc biệt. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên nước mới nở ra. Chính sự dãn nở không đều đó nên người ta không chế tạo nhiệt kế nước.

     + Nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyến thường không xuống thấp hơn nhiệt độ này.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước

B. Đốt một ngọn nến

C. Đốt một ngọn đèn dầu

D. Đúc một cái chuông đồng

Xem đáp án » 17/04/2020 12,238

Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc

Xem đáp án » 17/04/2020 3,721

Trong trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước

Xem đáp án » 17/04/2020 2,326

Câu phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau

B. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy

C. Trong khi đang nóng chảy hoặc đông đặc, thì nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi

D. Cả ba câu trên đều sai

Xem đáp án » 17/04/2020 2,236

Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó

A. Không ngừng tăng

B. Không ngừng giảm

C. Mới đầu tăng, sau giảm

D. Không đổi

Xem đáp án » 17/04/2020 2,012