Tại sao nhà nguyễn độc tôn nho giáo

Nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn với tôn giáo nào?

Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là

Vua Gia Long sau khi lên ngôi đã chia đất nước thành

Quan lại dưới triều Nguyễn được tuyển chọn thông qua nguồn chính nào?

Thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí dưới triều Nguyễn là

Nghệ thủ công nghiệp mới nào trong dân gian xuất hiện dưới triều Nguyễn?

Tại sao nhà nguyễn độc tôn nho giáo
29
Tại sao nhà nguyễn độc tôn nho giáo
403 KB
Tại sao nhà nguyễn độc tôn nho giáo
1
Tại sao nhà nguyễn độc tôn nho giáo
6

Tại sao nhà nguyễn độc tôn nho giáo

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 29 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

1 viÖn khoa häc x· héi viÖt nam §¹i häc quèc gia hµ néi ViÖn triÕt häc Tr-êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n T¹ V¡N L¢M Sù §éC T¤N NHO GI¸O d-íi TRIÒU NGUYÔN: NGUY£N NH¢N Vµ ¶NH H¦ëNG ®-¬ng thêi CñA Nã LuËn v¨n th¹c sÜ triÕt häc Hµ Néi - 2009 2 viÖn khoa häc x· héi viÖt nam §¹i häc quèc gia hµ néi ViÖn triÕt häc Tr-êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n T¹ V¡N L¢M Sù §éC T¤N NHO GI¸O d-íi TRIÒU NGUYÔN: NGUY£N NH¢N Vµ ¶NH H¦ëNG ®-¬ng thêi CñA Nã Chuyªn ngµnh: TriÕt häc M· sè : 60 22 80 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS. TS. TrÇn Nguyªn ViÖt Hµ Néi - 2009 3 MỞ ĐÇU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Như chúng ta đều biết, để “Kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người…Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế” như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ ra, chúng ta cần phải phát triển và hoàn thiện tư duy lý luận. Song, theo Ph.Ăngghen: “Muốn hoàn thiện tư duy lý luận thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”[37; tr.487]. Trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam , tam giáo (Nho, Phật và Lão ̣ Trang) đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành phong cách tư duy cũng như những giá trị tinh thần khác thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó, Nho giáo với tư cách trụ cột ý thức hệ của chế độ phong kiến Việt Nam hàng trăm năm, đã có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình lịch sử tư tưởng Viê ̣t Nam. Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XIX đã song hành cùng với những biến động lớn của đất nước. Nửa đầu thế kỷ XIX (từ khi nhà Nguyễn thành lập 1802, đến khi Pháp xâm lược 1858) là thời kỳ nhà Nguyễn củng cố quyền lực không chỉ bằng những biện pháp hành chính, mà cả về hệ tư tưởng mang tính ý thức hệ dựa trên nền tảng của Nho giáo nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Đây là nguyên nhân căn bản của sự độc tôn Nho giáo của vương triều Nguyễn. Việc độc tôn Nho giáo thời Nguyễn được xem là sự độc tôn lần thứ hai, hay còn gọi là sự tái độc tôn. Sự độc tôn của nó lần thứ nhất từ thời Lê Sơ đã đem lại sự ổn định xã hội trong gần 100 năm đầu của triều đại, nhờ đó mà sự nghiệp tái thiết đất nước sau chiến tranh cũng như xây dựng và củng cố 4 chính quyền phong kiến trung ương tập quyền Đại Việt đạt được những thành tựu nhất định. Ở thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, Nho giáo vẫn tiếp tục nắm thế chủ đạo trong hệ thống các học thuyết triết học, chính trị, tôn giáo. Các thế lực phong kiến tuy thù địch nhau , nhưng đều phải dựa vào Nho giáo để khẳng định đường lối trị nước đúng đắn và tính chính nghĩa của mình . Chính điều đó đã tạo đà cho triều Nguyễn tiếp tục dựa vào Nho giáo như là nền tảng hệ tư tưởng của triều đại. Có thể nói, như sự độc tôn Nho giáo mà triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Song, cho đến nay, vấn đề về triều Nguyễn vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở khách quan khoa học, ở đó chuyên ngành lịch sử triết học cần phải góp phần mình vào việc làm rõ nguyên nhân và hệ quả của sự độc tôn Nho giáo. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn cấp bách và trên cơ sở nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội từ trước tới nay ở trong và ngoài nước, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn: nguyên nhân và ảnh hưởng đương thời của nó” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Việc nghiên cứu Nho giáo thế kỷ XIX, cụ thể là một học thuyết chính trị - đạo đức mà triều đại phong kiến nhà Nguyễn chủ trương độc tôn, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Giai đoạn từ những năm 60 của thế kỷ XX đến khi có các cuộc hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn tại Thanh Hoá (ngày 18/10/2008), hầu như quan điểm của các nhà nghiên cứu chủ yếu nhìn nhận, đánh giá về việc độc tôn Nho của triều đại nhà Nguyễn mang nhiều yếu tố tiêu cực và bất hợp lý. Nói đúng hơn, các nhà nghiên cứu thống nhất ở việc xem giai đoạn lịch sử đó như là bước thụt lùi của cỗ xe lịch sử, đồng thời sự đánh giá một chiều thái quá của họ đã không đưa ra được những lý giải khách 5 quan cho vấn đề tại sao triều Nguyễn lại chủ trương độc tôn Nho giáo? Nguyên nhân của sự độc tôn Nho giáo, đã có những tác động, ảnh hưởng như thế nào đến các mặt đời sống xã hội thời bấy giờ? Nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội triều Nguyễn, theo chúng tôi có thể tạm quy về các phương diện khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích của từng chuyên ngành khoa học xã hội như ngành sử học, văn học, triết học, v.v. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ triết học , chúng tôi chú trọng nghiên cứu quan điể m của các học giả thuộc hai chuyên ngành tuy có khác nhau về mục đích và cách tiếp cận, song có điểm chung về nghiên cứu nguồn gốc và diễn biến của các sự kiện, đó là Sử học và Triết học. Thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về lịch sử Viê ̣t Nam nói chung và giai đoạn triều Nguyễn nói riêng. Cuốn Lịch sử Việt Nam (Lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX), Nxb Khoa học Xã hội do GS. Nguyễn Khánh Toàn chủ biên; Lịch sử cận đại Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, 1960, do các tác giả Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự biên soạn; cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (Từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX), tập III, Nxb Giáo dục, 1965, do Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm biên soạn, đều có cách tiếp cận và các quan điể m đánh giá tương đồng do đòi hỏi của thực tiễn đất nước thời bấy giờ. Các tác giả cho rằng: “Sau khi đánh thắng Tây Sơn, trên cơ sở nước nhà được thống nhất rộng lớn, về mặt cai trị được tổ chức chặt chẽ hơn, có đủ khả năng để phát triển sản xuất, đáng lẽ nhà cầm quyền phải nhận những điều kiện thuận tiện ấy để đưa ra những chính sách thích hợp làm cho nước thịnh dân giàu; trái lại, bè lũ phong kiến thống trị triều Nguyễn càng ngày càng đi sâu vào con đường phản động, phục hồi và ra sức củng cố quan hệ sản xuất cũ và cố bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỷ thứ XVIII. Mọi chính sách, luật lệ, thuế khoá, tổ chức của nhà Nguyễn ban hành đều nhằm bãi bỏ tất cả những thắng lợi mà người dân đã giành được trước đó, và đều nhằm bảo vệ đặc quyền của tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn được tha hồ đàn áp bóc lột 6 nhân dân, thu vét hết của cải thiên hạ về kho để ăn chơi hoang phí vô độ. Tất cả những tổ chức về chính trị, về kinh tế, về quân sự, đều trở thành những cái gông cùm xiềng xích trói buộc kìm hãm nhân dân”[35; tr.402]. Hội thảo Khoa học Quốc gia do Bộ Giáo dục và Trường Đại học Sư Phạm tổ chức, năm 2002, với chủ đề: “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và Phổ thông”, đã tập hợp được hơn 100 bài tham luận của các nhà nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực lịch sử. Nội dung chủ yếu gồm: Những vấn đề chung, mang tính phương pháp luận; những vấn đề nghiên cứu về triều Nguyễn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, văn hoá, giáo dục, tư tưởng. Lần hội thảo này đã mang nhiều dấu ấn học thuật, với cách nhìn về triều Nguyễn mới mẻ, công tâm, khách quan và khoa học hơn so với các công trình lịch sử trước đây. Cũng trên tinh thần ấy, các nhà khoa học đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá triều Nguyễn vừa là tác nhân lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội. Do vậy, nhận thức về triều Nguyễn đòi hỏi phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử dân tộc và nhân loại thời bấy giờ, phải đứng trên quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét các hiện tượng lịch sử ấy phát sinh, phát triển như thế nào và cần phải đánh giá chúng ra sao? Cũng có yêu cầu cần phải thống nhất quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp trong việc đánh giá triều Nguyễn. Nếu trước đây có một số quan điểm “hiện đại hoá lịch sử”, dẫn đến việc đánh giá quá cao công lao của Nguyễn Huệ, xem vua Quang Trung như là người đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước và phủ nhận vai trò, đóng góp của Nguyễn Ánh và các vua đời đầu nhà Nguyễn trong việc xây dựng đất nước cũng như xác lập chủ quyền dân tộc của một quốc gia độc lập, thống nhất. Như chúng ta đều biết rằng, Nguyễn Huệ đã đập tan các tập đoàn phong kiến trong nước và ngoài nước, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước, nhưng vẫn chưa thực hiện được sự thống nhất đất nước một cách triệt để, vì vẫn tồn tại các vùng lãnh thổ, dưới sự quản lý của anh em nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh tuy 7 không có công trong việc đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước, song trên cơ sở đánh bại cuộc khởi nghĩa nông dân lớn đã thực hiện việc thống nhất đất nước về mặt hành chính và ra sức củng cố chính quyền của mình. Trên cơ sở đó, chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp của triều đại nhà Nguyễn, cũng như không quá đề cao vai trò của nó mà không nhận thấy những mặt hạn chế cần phải được lý giải cặn kẽ và chính xác hơn. Trước đây, do nhận thức vấn đề chưa đầy đủ, các nhà sử học nước ta đã từng có những đánh giá khá nặng nề về triều Nguyễn, xem nó như là một triều đại “phản động toàn diện”, “cõng rắn cắn gà nhà”…Thì giờ đây với cái nhìn mới, cùng với sự phân tích các sự kiện lịch sử một cách khoa học khách quan, chính họ, chẳng hạn như GS. Đinh Xuân Lâm đã nhận xét: “…Chúng ta có quyền nói là với việc làm của các vua nhà Nguyễn, đặc biệt là ông vua khai sáng Gia Long, không thể nói là có việc cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ”[79; tr.48]. Gần đây, cuốn Lịch sử Việt Nam, tập II, do GS. Phan Huy Lê chủ biên, năm 2003 là công trình tập hợp và đánh giá tình hình đất nước từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX. Trong phần: Đại Nam thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, cuốn sách đã trình bày rất rõ nét tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng của triều Nguyễn nói riêng và của xã hội Việt Nam nói chung. Tác giả nêu những mặt tích cực của vương triều Nguyễn như sau: “Từ Gia Long đến Minh Mạng, bộ máy cai trị của nhà Nguyễn ngày càng hoàn thiện, có thêm có bớt nhưng nhìn chung không cồng kềnh, thậm chí có thể coi là gọn nhẹ”[36; tr.418]. Thứ hai, ngoài các bộ sử, hội thảo khoa học và các công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói trên, còn có những công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực tư tưởng triết học, cụ thể là Nho giáo và Nho học dưới triều Nguyễn. Cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim được xuất bản tại Hà Nội những năm 30 của thế kỷ XX, đã có cái nhìn rất thấu đáo và xác đáng về vị trí, vai trò của Nho giáo trong bối cảnh lịch sử đương thời. Ông coi Nho giáo như 8 một thứ bảo vật của dân tộc và rất đắc dụng trong việc trị quốc an dân, là công cụ tốt nhất để thiết lập trật tự xã hội có tôn ti, trật tự. Tác giả đã phân tích khá thấu đáo về đường lối trị quốc mà nhà Nguyễn đã dựa vào Nho giáo như một công cụ hữu hiệu. Đáng chú ý là công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh của GS. Trần Văn Giàu: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập I, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1973. Tác phẩm đã đề cập đến Nho giáo và vai trò của nó dưới triều Nguyễn. Theo GS. Trần Văn Giàu: “Trong lịch sử nước ta, các vương triều tiến bộ trước đây đều được thiết lập trên thắng lợi của một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc sau khi thiết lập, đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố thống nhất quốc gia. Đó là cơ sở chủ yếu tạo nên sức mạnh cho các vương triều. Còn triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng dựng lên bằng một cuộc chiến tranh phản cách mạng nhờ thế lực xâm lược của nước ngoài. Gia Long lên làm vua, lập ra triều Nguyễn sau khi đã đàn áp cuộc chiến tranh cách mạng của nông dân mà nội dung cơ bản là đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân, độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia. Triều Nguyễn là một vương triều tối phản động”[13; tr.17]. Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội do GS. Nguyễn Tài Thư chủ biên. Tác phẩm đã đề cập đến vai trò của Nho giáo và sự độc tôn Nho giáo từ Lê Sơ đến thế kỷ XVIII, tình hình kinh tế - xã hội những thế kỷ sau đó. Công trình này đã làm rõ được tính tất yếu của sự độc tôn Nho giáo dưới thời Lê Sơ, đồng thời khẳng định rằng, dù xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII là thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến, song vai trò hàng đầu của Nho giáo trong hệ tư tưởng của nhà nước Lê Trung hưng vẫn được tiếp tục duy trì. Các thế lực phong kiến dù tranh giành nhau về quyền lực, song vẫn dựa vào Nho giáo để khẳng định tính chính nghĩa của mình. 9 Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997, do PGS. Lê Sỹ Thắng chủ biên. Nội dung cơ bản là nghiên cứu tiến trình tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX. Tác giả đã chỉ ra được sự cố gắng xây dựng hệ tư tưởng riêng mà nòng cốt là Nho giáo, những thành tựu và hạn chế của nó, song vẫn chưa đi sâu tìm hiểu những ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam thế kỷ XIX. Ngoài ra còn có các tác tác phẩm chuyên tập trung nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo ở Viê ̣t Nam thời Nguyễn . Chẳng hạn Nho giáo xưa và nay của GS. Quang Đạm; Nho giáo tại Việt Nam do PGS. Lê Sỹ Thắng chủ biên đã bàn đến những yêu cầu đạo đức của Nho giáo đối với các vấn đề cơ bản của đời sống xã hội, đó là: Ngũ luân, Tam cương, Ngũ thường, vai trò của Nho giáo trong việc quản lý xã hội, quản lý con người. Quan điểm của các tác giả tuy có khác nhau, nhưng điểm chung là nhìn nhận, đánh giá những yếu tố tiêu cực của Nho giáo. Đó là sự tàn nhẫn, khắc nghiệt, nó trói buộc con người trong vòng trật tự của xã hội cũ. Những yếu tố đó đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội đương thời, cũng như tác động xấu đến xã hội ngày nay. Có những ý kiến trong các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành, đã đánh giá Nho giáo một cách gay gắt, đặc biệt là Nho giáo triều Nguyễn thế kỷ XIX, có khi phủ định sạch trơn những đóng góp của nó đối với xã hội đương thời như nhận định của GS. Nguyễn Tài Thư trong Nho học và Nho học ở Việt Nam như sau: “Nho giáo triều Nguyễn là một tập đại thành những tư tưởng duy tâm phản động trong lịch sử của Nho giáo”[71; tr.515]. Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu về Nho giáo nói chung và Nho giáo triều Nguyễn nói riêng, đã có sự nhìn nhận khách quan, công tâm, khoa học hơn, vì vậy họ đã đưa ra những nhận định khá xác đáng về Nho giáo theo các khía cạnh, mức độ ảnh hưởng khác nhau, từ kinh tế, chính trị, đạo đức cho đến giáo dục, và các giá trị truyền thống của dân tộc như: Nguyễn Đăng Duy: Nho giáo với văn hoá Việt Nam; Phan Đại Doãn: Một số vấn đề về 10 Nho giáo tại Việt Nam; Vũ Khiêu: Bàn về văn hiến Việt Nam, Nho giáo xưa và nay. Những nhận định đó đã góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam với tinh thần tiếp thu và phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo. Một số luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ Triết học đã bảo vệ thành công tại Việt Triết học. Trần Thị Hồng Thuý: Ảnh hưởng của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống; Lê thị Lan: Tìm hiểu các tư tưởng cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX; Nguyễn Nam Thắng: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, v.v…đều đề cập đến nội dung ở mức độ khác nhau về vị trí, vai trò ảnh hưởng của Nho giáo, sự chi phối của nó tới toàn bộ đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, việc trình bày phương diện độc tôn Nho giáo thời kỳ này vẫn chỉ mới được đề cập một cách sơ bộ, thiếu hệ thống và chưa được phân tích một cách thấu đáo về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự độc tôn và hệ quả của nó trên những lĩnh vực nào của đời sống xã hội. Sau đổi mới, nhận thức được sự thiếu hụt, phiến diện và sai lệch trong đánh giá về giai đoạn lịch sử của một vương triều gần nhất với thời đại chúng ta là triều Nguyễn, các ngành khoa học xã hội đã coi nghiên cứu về triều đại này cũng như sự độc tôn Nho giáo của nó là vấn đề trọng tâm, cần có nhận định, đánh giá xác đáng hơn trên tinh thần khách quan, khoa học. Do vậy, đã có một chương trình nghiên cứu cấp nhà nước chuyên biệt, lâu dài về triều Nguyễn được chuẩn bị trong suốt 15 năm qua và vào ngày 18/10/2008 tại Thanh Hoá, đã diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc gia về: Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Theo nhận định của GS. Phan Huy Lê: Thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX là một thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có những lúc gần như đảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt trong khung lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội, là triều đại suy vong, lâm vào khủng hoảng nặng nề, và chịu nhiều

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.