Tại sao phải học luật

                                               TS. Đỗ Gia Thư - Khoa Luật Trường ĐH Đại Nam

Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta, điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật kinh tế ra đời nhằm đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế, giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại.

Tại sao phải học luật

Luật kinh tế là ngành Hot thu hút sự quan tâm theo học của các bạn trẻ.

Tại sao nên lựa chọn ngành Luật kinh tế? 

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng càng đòi hỏi hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được đảm bảo chặt chẽ và hoàn thiện. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

Vì thế, ngành Luật Kinh tế đã trở thành một ngành nghề quan trọng không thể thiếu trong xã hội hiện đại, đang thu hút nhiều nguồn nhân lực giỏi cho xã hội. Học luật kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Tại sao phải học luật

Phiên tòa giả định là hoạt động được tổ chức thường xuyên của Khoa Luật Trường ĐH Đại Nam.

Ngành Luật kinh tế học những gì?

Về kiến thức cơ sở khối ngành: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Lý luận Nhà nước và pháp luật,  Luật so sánh. Về kiến thức ngành: Luật hiến pháp, Luật hành chính, Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật thương mại, Luật hôn nhân và gia đình, Công pháp Quốc tế, Tư pháp Quốc tế, Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật. Về kiến thức chuyên ngành: Luật tài chính, Luật ngân hàng, Luật thuế, Luật đất đai, Luật môi trường, Luật lao động, Luật cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đầu tư, Luật thương mại Quốc tế, Pháp luật hợp đồng, Pháp luật về thương mại điện tử, luật tài sản.

Các kiến thức này là nền tảng pháp luật để vận hành tổ chức và hoạt động trong công ty, doanh nghiệp; có cơ sở để ký kết các loại hợp đồng nói chung và giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại, lao động. Học luật kinh tế còn giúp cho việc phân tích, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế.

Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức ngành, Khoa Luật Trường ĐH Đại Nam còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh; kỹ năng soạn thảo hợp đồng;…để giúp cho các bạn sinh viên ra trường tự tin hòa nhập ngay với đời sống xã hội.

Trường ĐH Đại Nam đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế theo định hướng đào tạo ứng dụng, kết hợp lý thuyết và các hoạt động thực hành: phiên tòa giả định, câu lạc bộ pháp luật, tham gia phiên tòa thực tế và thực tập trong các văn phòng luật sư, công chứng,…

Học Luật kinh tế ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Tại sao phải học luật

Ảnh sinh viên khóa 10 ngành Luật kinh tế tốt nghiệp

Với nền tảng kiến thức và kỹ năng được trang bị về Luật kinh tế ở Khoa Luật, Trường ĐH Đại Nam, các bạn dễ dàng có cơ hội làm việc tại các vị trí: chuyên gia tư vấn pháp lý tại các công ty, doanh nghiệp; cán bộ pháp lý làm việc trong các cơ quan của nhà nước, các tổ chức trọng tài thương mại hoặc làm nghiên cứu, giảng dạy và tất nhiên có thể hoạt động dịch vụ tư vấn pháp luật một cách độc lập hoặc làm việc trong các tổ chức như luật sư, công chứng, thừa phát lại,…

Lựa chọn Khoa Luật, Trường ĐH Đại Nam - bạn có thể tự tin khẳng định năng lực của mình!

Ngày 03/09/2020     9,566 lượt xem

Có một điều mà tôi vẫn hằng tin: Cuộc sống có thể không công bằng, nhưng luôn có lý. Những thuận lợi hay khó khăn trong học tập, công việc; những suôn sẻ hay va vấp trong những mối quan hệ bạn bè, tình yêu… bạn tin không, mỗi sự kiện xảy ra đều “có lý”. Càng khi đứng vào hoàn cảnh phải cân nhắc và lựa chọn, chúng ta càng cần khách quan đánh giá những thiệt – hơn, được – mất; đó cũng chính là sự lý giải cho cái “lý” của bản thân mình. Với những tân-sinh-viên-tương-lai, khoảng thời gian này có lẽ sẽ là một trong những chặng khó khăn và quan trọng nhất trên hành trình trưởng thành của các bạn, mà ở đó, chính những thiệt – hơn, được – mất mà các bạn nhìn thấy lúc này – sẽ góp phần vẽ nên cuộc sống của bạn trong tương lai.

Như tôi đã từng chia sẻ, không có lựa chọn nào là hoàn hảo nhất, chỉ có lựa chọn phù hợp nhất mà thôi. Và cũng với tâm thế của một người chia sẻ đó, tôi muốn “giãi bày” với các bạn những suy nghĩ của tôi về việc HỌC LUẬT, với những “được” và “mất” mà tôi cho rằng bản thân mình đã có ít nhiều trải nghiệm.

Tại sao phải học luật

1. HỌC LUẬT – TÔI ĐƯỢC GÌ?

Khả năng lắng nghe: Điều này có vẻ khác với những hình dung phổ biến của nhiều người về ngành luật. Người ta hay tin rằng người học luật, làm luật toàn giỏi nói: nói nhanh, nói nhiều, nói quyết liệt. Nhưng với tôi, đó chỉ là phần ngọn. Những năm học và làm trong ngành luật đã chỉ cho tôi thấy rằng trước khi có thể nói giỏi, ta cần biết lắng nghe. Mặc dù sau khi ra trường, bạn có thể có nhiều ngã rẽ nghề nghiệp: trở thành luật sư, kiểm sát viên, thư ký tòa án, chuyên viên pháp lý,… song, điều đầu tiên bạn cần làm được và làm tốt nếu muốn thành công lại chính là nghe giỏi. Nghe để ghi chép, để phân tích vấn đề, để tư duy phản biện…

Kỹ năng viết: Đây có lẽ là một trong những kỹ năng mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất sau khi trở thành một cử nhân luật. Khi chuyện trò với sinh viên một số ngành học khác, tôi nhận ra rằng có lẽ sinh viên luật là những… cô/cậu vàng trong làng viết lách. Chúng tôi phải viết rất nhiều, kể từ những môn lý luận cho đến các môn thực hành, các môn kỹ năng. Và để viết được thì cần có chất liệu – chất liệu lại được khai thác tốt nhất từ việc đọc sách. Nhất cử lưỡng tiện – mỗi một bài tập như thế lại giúp sinh viên luật rèn thêm cả kỹ năng đọc bên cạnh kỹ năng viết. Tích tiểu thành đại – khi đã ra trường, tôi chắc rằng phần lớn các sinh viên luật sẽ cảm thấy tự tin hơn các sinh viên chuyên ngành khác trong “bộ môn” viết lách này.

Sự công bằng và bản lĩnh trung thực: Với nhiều người, sự công bằng và tính trung thực có thể là tố chất sẵn có. Thế nhưng, chính môi trường rất điển hình của ngành luật sẽ trở thành “lãnh địa” cho các bạn ngày càng có thêm niềm tin vào lẽ phải, vào sức mạnh của công lý. Cuộc sống này vốn luôn phức tạp, chúng ta có thể vẫn bắt gặp những góc khuất mà ánh sáng của lẽ phải và sự công bằng dường như chưa thể soi chiếu đến. Thế nhưng, thông qua những bài học trong sách vở, kinh nghiệm của thầy cô và cảm hứng của tất cả những người đi trước, chắc chắn các bạn sẽ không cảm thấy đơn độc trên con đường hoàn thiện sự công bằng và bản lĩnh trung thực, trước hết là cho chính bản thân mình.

2. HỌC LUẬT – TÔI PHẢI “HY SINH” NHỮNG GÌ?

Thời gian: Nếu người ta ví thời gian là vàng bạc thì quả đúng là sinh viên luật… nghèo lắm :D Bài vở nhiều như thế, chắc chắn sẽ phải bớt thời gian ăn, chơi, nghỉ ngơi đi rồi. Thời gian đó sinh viên luật thường dùng để đọc, bởi đọc bao nhiêu cũng thấy là không đủ. Thời gian đó sinh viên luật còn dùng để rèn luyện, vì những kỹ năng giúp cử nhân luật có thể thành công trong tương rất đa dạng và không dễ dàng có thể chinh phục ngay. Ví như tôi, dù đã tốt nghiệp, ra trường nhiều năm nhưng tôi vẫn hay nhớ về những tháng ngày “mài đũng quần” ở thư viện, liên hệ đến tòa để xin bản án, họp nhóm liên tục để xử lý các bài tập cứ gối lên nhau,… Thế nhưng, những điều ấy với tôi chưa bao giờ là đáng sợ; và quan trọng hơn cả là cho đến bây giờ, khi đã “lao vào” cuộc sống, những deadline hiếm khi làm cho tôi sợ hãi. Chắc có lẽ cũng là nhờ công của 4 năm đại học hôm nào.

Cái tôi vị kỷ: Người xưa có câu “Núi cao còn có núi cao hơn nữa”, cá nhân tôi thấy rất đúng với người học luật. Ngày còn đi học, nhìn quanh mình có biết bao bạn học cùng nhanh nhẹn, thông minh; nhìn lên thấy bao nhiều thầy, cô giỏi giang, uyên bác. Đến khi đi làm, số lượng những tấm gương như vậy còn nhiều hơn thế. Không chỉ có vậy, việc học luật đã dạy cho tôi cách nhìn khách quan, cách tiếp cận vấn đề đa diện thay vì mang cái chủ quan, một chiều của mình khi nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người nào đó. Ngày qua ngày, tất cả những điều đó không những không làm ta trở nên tự ti, thu mình, nhược tiểu, mà ngược lại, làm dậy lên trong mỗi bản thân mong muốn được tiếp thu, học hỏi để hoàn thiện mình hơn. Với tôi, đó mới là điều quý giá nhất.

Có một lời khuyên của Bill Gates mà tôi rất thích: “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ đâu. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm đến việc giúp bạn nhận ra đâu là khả năng thực sự của bạn. Hãy tự khám phá điều đó trong những khoảng thời gian của riêng mình”. Các bạn – những sinh viên tương lai và những sinh viên bây giờ, vẫn còn rất nhiều cơ hội bởi trước mắt các bạn vẫn còn có những “học kỳ” đúng nghĩa. Vậy thì, hãy tận dụng chúng, biến chúng trở thành những cú “đề-pa” để sẵn sàng cho những chặng đua nhiều hứa hẹn sau này, của riêng các bạn.  
Tại sao phải học luật

Chúc các bạn thành công!

Thông tin liên hệ:

Fanpage Khoa Luật: https://www.facebook.com/khoaluat.hvnh/

Cổng thông tin Khoa Luật: http://hvnh.edu.vn/law/vi/home.html

Xem thêm các bài viết:

Thư gửi K23: Sự đúng đắn trọn vẹn

Những lầm tưởng thường gặp về chuyện học Luật

Tại sao lại là Luật Kinh tế nhỉ?