Tại sao phạm nhật vũ bị bắt

Tại sao phạm nhật vũ bị bắt

Ông Phạm Nhật Vũ tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an

Ngày 12/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03, Bộ Công an) ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam ông Phạm Nhật Vũ (47 tuổi, Chủ tịch Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn cầu – AVG) để điều tra tội Đưa hối lộ, theo khoản 4 điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Việc ra quyết định tố tụng với ông Vũ nằm trong diễn biến điều tra mở rộng vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone và các đơn vị có liên quan.

Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra bổ sung quyết định khởi tố bị can với hai cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cùng ông Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone), Lê Nam Trà (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên, cựu tổng giám đốc MobiFone) về tội Nhận hối lộ, theo khoản 4 điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.

Quảng cáo

Tại sao phạm nhật vũ bị bắt

Sai phạm trong dự án MobiFone mua cổ phần AVG.

Ông Phạm Nhật Vũ, từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trước khi trở về Việt Nam từ đầu những năm 2000 và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.

Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 11/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại. 

Quảng cáo

Tháng 1/2016, MobiFone công bố mua 95% cổ phần của AVG. Thanh tra Chính phủ sau đó xác định việc mua bán này là vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng. Dự án có tổng mức đầu tư là 8.900 tỷ đồng, tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7.006 tỷ đồng..

Khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hoạt động kinh doanh của AVG vẫn "rất khó khăn", chứ không "khả quan" như MobiFone báo cáo. Tổng tài sản AVG là hơn 3.260 tỷ đồng, trong đó, nợ phải trả là hơn 1.266 tỷ đồng và giá trị còn lại của tài sản cố định chỉ hơn 208 tỷ đồng. 

Từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá liên tục lỗ, số lỗ luỹ kế đến 31/3/2015 xấp xỉ 1.633 tỷ đồng (bằng 45% vốn điều lệ). AVG sử dụng vốn cho kinh doanh dịch vụ truyền hình chủ yếu là vốn vay và vốn chiếm dụng.

Sau kết luận Thanh tra, MobiFone và AVG hủy hợp đồng. Nhóm cổ đông AVG trả lại hơn 8.500 tỷ đồng, gồm toàn bộ giá trị 95% cổ phần và 60 tỷ đồng cho các chi phí liên quan.

Liên quan vụ án, hiện nhà chức trách đã khởi tố gần 10 người trong đó có hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn; ông Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone), bà Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc), Lê Nam Trà (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên, cựu tổng giám đốc MobiFone) và Phạm Đình Trọng (48 tuổi, cựu vụ trưởng Quản lý Doanh nghiệp, Bộ Thông tin Truyền thông).

Khoản 4 tội Đưa hối lộ quy định: Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ sẽ phạt từ từ 12 đến 20 năm nếu "của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá một tỷ đồng trở lên".

Khoản 4 tội Nhận hối lộ quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu "của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá một tỷ đồng trở lên; gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên".

Phạm Nhật Vũ là một doanh nhân Việt Nam, em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.[1]

Ngày 13 tháng 4 năm 2019, ông bị bắt vì tội đưa hối lộ cho Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn trong vụ án MobiFone mua AVG.[2] Khi ra tòa, Phạm Nhật Vũ bị xử 3 năm tù vì tội đưa hối lộ. Tuy nhiên, trước khi bị bắt 1 tháng ông đã kịp mua quốc tịch cho mình ở đảo Síp với giá ít nhất 2.5 triệu USD tiền đầu tư[3]

Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972, quê tại Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.

Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 10/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại.

Năm 2012, Phạm Nhật Vũ được công chúng biết đến nhiều hơn khi mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League 20 năm. Sau đó, bầu Kiên đăng đàn phản đối, thành lập công ty VPF với mục tiêu giành lại giải này từ VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đơn vị ký độc quyền với AVG).[4]

Tháng 1/2016, MobiFone công bố mua 95% cổ phần của AVG. Thanh tra Chính phủ sau đó xác định việc mua bán này là vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng. Dự án có tổng mức đầu tư là 8.900 tỷ đồng, tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7.006 tỷ đồng.[5]

Từ lời khai của các bị can là lãnh đạo của MobiFone đã bị bắt và các chứng cứ, tài liệu khác cơ quan cảnh sát điều tra xác định đủ căn cứ khởi tố ông Vũ tội đưa hối lộ, 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn tội nhận hối lộ.

Ngày 3/9/2019 Cơ quan điều tra đã làm rõ ông Vũ đã hối lộ cho Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn hơn 3 triệu đôla. Hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đều khai nhận hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch hội đồng quản trị AVG trong thương vụ Mobifone mua AVG. Sau khi Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, tức khoảng 8.890 tỷ, thì ông Son nhận của ông Vũ 3 triệu đôla, ông Son đã hoàn lại 500 triệu đồng. Trong khi đó ông Tuấn nhận của ông Vũ 200.000 đôla và đã hoàn lại 2,12 tỷ. Ông Lê Nam Trà, cựu chủ tịch HĐTV Mobifone, cũng nhận của ông Vũ 2,5 triệu đôla và đã hoàn lại toàn bộ số tiền này.[6], Cao Duy Hải cựu tổng giám đốc Mobifone 500.000 USD.[7]

Xét xử

Ngày 16 tháng 12 năm 2019, Tòa án Nhân dân Hà Nội xét xử hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và 12 đồng phạm trong vụ án MobiFone mua AVG.

Phạm Nhật Vũ đóng vai trò người đưa hối lộ cho hai cựu bộ trưởng và các quan chức khác. Cáo trạng còn cho hay Phạm Nhật Vũ đã gọi cho Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son 85 cuộc điện thoại và gửi 206 tin nhắn, đề nghị Nguyễn Bắc Son chỉ đạo cấp dưới sớm thực hiện việc mua bán giữa MobiFone với AVG.[8]

Phát biểu trước tòa, vợ ông Phạm Nhật Vũ cho rằng ông là người duy nhất trong lịch sử các vụ án ở Việt Nam đã khắc phục hậu quả với số tiền lớn - gần 8.800 tỷ đồng. "Chồng tôi đã đứng lại chịu trách nhiệm, không trốn chạy, không trốn tránh dù có cơ hội ở lại nước ngoài".[9]

Tòa sơ thẩm tuyên phạt Phạm Nhật Vũ án 3 năm tù vì tội “đưa hối lộ”.[7]

Trong một lần tiếp xúc với báo chí, Phạm Nhật Vũ giới thiệu mình là một cư sĩ ở ẩn, tu tại gia và theo đạo Phật. Ông là Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó TBT Tạp chí Nghiên cứu Phật học.[4]

Nhiều năm nay, ông đã âm thầm đầu tư xây và sửa nhiều ngôi chùa trên nhiều địa phương trong cả nước.[4]

Ngày 23 tháng 8 năm 2020, Đài Al Jazeera phát đi nội dung điều tra, Phạm Nhật Vũ đã bí mật mua hộ chiếu đảo Síp với giá ít nhất 2.5 triệu USD tiền đầu tư vào quốc đảo này. Đơn xin quốc tịch của Phạm Nhật Vũ được chấp nhận chỉ 1 tháng trước khi ông bị bắt.[3]

  1. ^ Bí ẩn lối sống của em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vietnamnet, 15/10/2014
  2. ^ “Bắt giam ông Phạm Nhật Vũ liên quan vụ AVG”. Báo Thanh Niên. 14 tháng 4 năm 2019. Truy cập 14 tháng 4 năm 2019.
  3. ^ a b “Exclusive: Cyprus sold passports to criminals and fugitives”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). 23 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2020. Truy cập 25 tháng 8 năm 2020. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp)
  4. ^ a b c Điều chưa biết về cư sĩ Phạm Nhật Vũ
  5. ^ “Ông Phạm Nhật Vũ bị bắt với cáo buộc đưa hối lộ - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập 14 tháng 4 năm 2019.
  6. ^ “Thương vụ AVG: Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD - tuoitre”. tuoitre - Tin tức nóng. 3 tháng 9 năm 2019. Truy cập 3 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ a b “Ông Nguyễn Bắc Son nhận án chung thân”. Zing. 28 tháng 12 năm 2019.
  8. ^ “Vụ MobiFone mua AVG: 'Chất xúc tác' giúp bán AVG với giá cao Pháp luật Vietnam+ (VietnamPlus)”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 24 tháng 12 năm 2019.
  9. ^ “Vợ ông Phạm Nhật Vũ khai gia đình phải gánh nợ 1.000 tỷ đồng - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 17 tháng 12 năm 2019. Truy cập 24 tháng 12 năm 2019.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phạm_Nhật_Vũ&oldid=68268950”