Tại sao pháp luật Việt Nam quy định quyền sáng tạo của công dân trắc nghiệm

Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 8

29 14.198

Tải về Bài viết đã được lưu

Trắc nghiệm Công dân lớp 12 bài 8

Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 8 do VnDoc biên soạn và đăng tải, hỗ trợ học sinh học tốt môn Công dân 12 nâng cao thành tích học tập lớp 12, đồng thời ôn luyện thi THPT Quốc gia năm 2020 đạt kết quả cao.

  • Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 9
  • Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 7

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô chương trình học lớp 12, mời các bạn tham gia nhóm: Ôn thi khối C và Tài liệu học tập lớp 12.

Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 có đáp án được VnDoc xây dựng bộ câu hỏi theo nội dung trọng tâm môn Công dân 12 đồng thời kết hợp kiến thức mở rộng, giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm phục vụ bài kiểm tra cũng như kì thi THPT Quốc gia quan trọng sắp tới.

  • Câu 1

    Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

    • A. Quyền được sáng tạo.
    • B. Quyền được tham gia.
    • C. Quyền được phát triển.
    • D. Quyền tác giả

  • Câu 2

    Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

    • A. Quyền tác giả.
    • B. Quyền sở hữu công nghiệp.
    • C. Quyền phát minh sáng chế.
    • D. Quyền được phát triển.

  • Câu 3

    Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?

    • A. Quyền học tập không hạn chế.
    • B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
    • C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
    • D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền

  • Câu 4

    Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện

    • A. công bằng xã hội trong giáo dục.
    • B. bất bình đẳng trong giáo dục.
    • C. định hướng đổi mới giáo dục.
    • D. chủ trương phát triển giáo dục.

  • Câu 5

    Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm:

    • A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
    • B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
    • C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
    • D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

  • Câu 6

    Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về

    • A. điều kiện chăm sóc về thể chất.
    • B. điều kiện học tập không hạn chế.
    • C. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.
    • D. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.

  • Câu 7

    Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là:

    • A. Quyền sở hữu công nghiệp.
    • B. Quyền được tự do thông tin.
    • C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
    • D. Tất cả các phương án trên.

  • Câu 8

    Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là:

    • A. Mọi công dân đều được ưu tiên trong tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng như nhau.
    • B. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập.
    • C. Mọi công dân đều phải đóng học phí.
    • D. Tất cả các phương án trên

  • Câu 9

    Quyền phát triển của công dân được thể hiện ở mấy nội dung?

    • A. Một.
    • B. Hai.
    • C. Ba.
    • D. Bốn.

  • Câu 10

    Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là để

    • A. tạo điều kiện cho ai cũng được học hành
    • B. mọi công dân bình đẳng, nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền
    • C. ưu tiên cho các dân tộc thiểu số
    • D. ưu tiên tìm tòi nhân tài, góp phần phụng sự đất nước

  • Câu 11

    Ý nào sau đây sai khi nói về quyền được phát triển của công dân?

    • A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về mọi mặt
    • B. Có mức sống đầy đủ về vật chất
    • C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe
    • D. Được khuyến khích và bồi dưỡng phát triển tài năng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền

  • Câu 12

    Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, .............. và hoạt động khoa học, công nghệ. Cụm từ thích hợp trong chỗ trống là

    • A. quyền sở hữu trí tuệ.
    • B. quyền sở hữu công nghiệp
    • C. quyền sáng tác.
    • D. quyền tự do sáng tác

  • Câu 13

    Quyền học tập, quyền sáng tạo và quyền phát triển của công dân được quy định trong

    • A. Hiến pháp
    • B. Luật giáo dục
    • C. Luật khoa học và công nghệ.
    • D. Tất cả ý trên

  • Câu 14

    Học bằng nhiều hình thức khác nhau, ở các loại trường khác nhau là

    • A. quyền học không hạn chế.
    • B. quyền học bất cứ ngành nghề nào
    • C. quyền học thường xuyên, học suốt đời
    • D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

  • Câu 15

    Học các môn khối C để có điều kiện trở thành chiến sĩ công an là

    • A. quyền học không hạn chế.
    • B. quyền học bất cứ ngành nghề nào
    • C. quyền học thường xuyên, học suốt đời
    • D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

  • Câu 16

    D múa rất đẹp và đã giành giải thưởng quốc gia về biểu diễn nghệ thuật múa, nên D được tuyển thẳng vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

    • A. Quyền học tập theo sở thích.
    • B. Quyền học tập không hạn chế.
    • C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
    • D. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.

  • Câu 17

    Q thi đỗ và được tuyển chọn vào lớp Cử nhân chất lượng cao của Trường Đại học M. Q đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân?

    • A. Quyền học không hạn chế.
    • B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
    • C. Quyền được phát triển của công dân.
    • D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

  • Câu 18

    L không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học. L cho rằng mình không còn quyền học tập nữa. Trong trường hợp này, theo em, L có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập nữa không?

    • A. Có thể học bất cứ lúc ngành nào.
    • B. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn.
    • C. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.
    • D. Có thể học tập không hạn chế.

  • Câu 19

    Trong kỳ tuyển sinh năm nay, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

    • A. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng đi học.
    • B. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn cơ hội học.
    • C. Vẫn có quyền học tập vì V có thể học thường xuyên, học suốt đời.
    • D. V không có quyền học tập vì V có thể phải nhập ngũ.

  • Câu 20

    Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?

    • A. Quyền sáng tạo.
    • B. Quyền được phát triển.
    • C. Quyền tinh thần.
    • D. Quyền văn hóa.

  • Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học nhằm:

    • khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
    • đảm bảo công bằng trong giáo dục.
    • phát triển đất nước.
    • đảm bảo quyền sáng tạo của công dân

  • Để đảm bảo và thực hiện quyền sáng tạo của công dân, Nhà nước cần phải:

    • đảm bảo điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
    • thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
    • khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
    • tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

  • Công dân cần có ý thức và mục tiêu học tập đúng đắn; có ý chí vươn lên để:

    • thực hiện tốt quyền học tập của mình.
    • đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.
    • có thể tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
    • phát triển đất nước.

  • Nhà nước ban hành chính sách giúp đỡ học sinh nghèo; học sinh là con em liệt sĩ, thương binh; trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa; học sinh dân tộc thiểu số; học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nhằm:

    • khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
    • đảm bảo công bằng trong giáo dục.
    • đảm bảo quyền học tập của công dân.
    • phát triển đất nước.

  • Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành nhằm:

    • khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
    • đảm bảo công bằng trong giáo dục.
    • phát triển đất nước.
    • bảo đảm quyền học tập của công dân

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn

Bắt đầu ngay

Kiểm tra kết quả Chia sẻ với bạn bè Xem đáp án Làm lại