Tại sao trong công ty cấm hút thuốc

Hút thuốc lá là thói quen khó bỏ của rất nhiều người. Với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, việc hút thuốc ở nơi làm việc và trong giờ làm việc có bị coi là vi phạm hay không?

Công chức không được hút thuốc trong phòng làm việc

Theo Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, một trong những địa điểm bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà chính là nơi làm việc.

Với riêng đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan Nhà nước, đây cũng là một điều cấm trong trong việc thực thi kỷ luật, kỷ cương.

Cụ thể, tại Chỉ thị 26/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường.

Đồng thời, các đối tượng này cũng bị nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức.

Hút thuốc nơi làm việc là hành vi bị cấm, với cả cán bộ, công chức (Ảnh minh họa)


Hút thuốc ở nơi làm việc, công chức có bị phạt?

Dù Thủ tướng chỉ thị cán bộ, công chức không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường nhưng hiện nay chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về hướng xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm.

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức hút thuốc vi phạm tùy thuộc vào quy định riêng của từng cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, việc cán bộ, công chức hút thuốc ở nơi làm việc có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 23 của Nghị định nêu trên chỉ rõ: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm”.

Trên đây là quy định liên quan đến việc có cấm cán bộ, công chức hút thuốc ở nơi làm việc. Cũng về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: 4 quy định người hút thuốc lá cần biết.

Lan Vũ 

Hàng năm, Ban chỉ đạo Phòng chống thuốc lá tỉnh có tổ chức đợt giám sát công tác phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy vẫn còn một số nhà hàng, điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn không treo biển “Cấm thuốc lá”; số khác, tuy có treo biển cấm hút thuốc nhưng việc thực khách hút thuốc ngay tại bàn ăn vẫn thường xuyên diễn ra. Các chủ nhà hàng đều biết đến quy định này, nhưng theo họ, để thực hiện là điều quá khó. Bởi nhà hàng là nơi cung cấp dịch vụ ăn uống, tiệc tùng. Thực khách khi đến nhà hàng đều yêu cầu được đáp ứng các nhu cầu như thức ăn ngon, khung cảnh đẹp, được phục vụ chu toàn và được đáp ứng mọi nhu cầu đề ra. Về phía nhà hàng, điều tối kỵ chính là làm mất lòng khách. Chính vì vậy, nếu khách hút thuốc thì nhân viên nhà hàng hầu như không nhắc nhở.

Tại sao trong công ty cấm hút thuốc
Tình trạng hút thuốc tại các nhà hàng, điểm kinh doanh dịch vụ xẩy ra thường xuyên

Bà Nguyễn Văn C – người đại diện của nhà hàng tại phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh cho biết, đây là địa điểm thu hút rất đông khách hàng đến ăn nhậu giao lưu vào mỗi chiều. Trước đây, nhà hàng cũng treo biển “Cấm thuốc lá”. Tuy nhiên, biển treo thì treo nhưng thực khách vẫn ngang nhiên hút thuốc. Nhân viên nhà hàng có đôi lần nhắc nhở nhưng thấy khách tỏ ra khó chịu lại thôi. Lâu dần, việc khách hút thuốc lá tại nhà hàng được xem là điều bình thường.

Hiện nay, để chiều lòng khách, nhiều nhà hàng đã không thực hiện quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Đối với quy định phải có phòng dành riêng cho người hút thuốc, một số nhà hàng vẫn không đáp ứng được. Bởi phần lớn nhà hàng đều được xây dựng khi Luật phòng chống tác hại thuốc lá chưa ra đời. Để cải tạo lại cho đúng với quy định thì cần thời gian, chi phí, ảnh hưởng đến việc kinh doanh nên nhiều chủ nhà hàng lờ đi không thực hiện.

Có mặt tại nhà hàng K.L - xã Tân Lâm Hương – huyện Thạch Hà, rất nhiều người thản nhiên hút thuốc lá, mặc dù trong nhà hàng đã có biển cấm hút thuốc. Anh Ngô Văn Q. cho biết, anh có thói quen trong quá trình nhậu, uống bia, rượu là phải có hút thuốc, không thể bỏ được, nên dù biết là bị cấm nhưng cũng không thể ngưng hút. Anh còn cho biết, khách hàng là thương đề, nên hầu hết tất cả các nhà hàng có tổ chức bán thuốc cho khách, hầu hết nhân viên cũng không giám nhắc nhở, không có biện pháp can thiệp, vì vậy, việc hút thuốc tại nhà hàng cứ thế vẫn tiếp diễn.

Tại sao trong công ty cấm hút thuốc
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều có nguyên nhân từ khói thuốc lá

Hiện nay, mặc dù đã có quy định phạt tiền khi hút thuốc lá tại những nơi có quy định cấm, tuy nhiên, chế tài xử phạt chưa rõ ràng, chưa nêu rõ ai là người có thẩm quyền xử phạt, mức phạt cũng chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, đối với nhiều người, việc hút thuốc lá đã trở thành thói quen, là nhu cầu cá nhân. Họ cho rằng, hút thuốc là việc riêng, không ảnh hưởng đến ai. Có thể họ thực sự không biết rằng trong thuốc lá có đến 7.000 chất độc hại, gây ung thư, hoặc biết mà lờ đi. Khói thuốc lá mất đến 5 giờ đồng hồ để tan biến hoàn toàn trong không khí. Những người không hút thuốc vẫn phải chịu nguy cơ bị ung thư phổi và các bệnh nguy hiểm khác nếu thường xuyên hít phải khói thuốc. Đó chính là lý do vì sao Luật phòng chống tác hại thuốc lá có quy định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng.

Để Luật phòng chống tác hại thuốc lá thực sự đi vào đời sống nhất thiết cần có sự nỗ lực và thay đổi từ nhiều phía. Về phía các chủ nhà hàng, đã đến lúc thay đổi tư duy kinh doanh. Đáp ứng nhu cầu, chiều lòng khách không có nghĩa là chấp nhận vi phạm Luật định. Khi chấp nhận chiều lòng một bộ phận thực khách có thói quen hút thuốc, họ sẽ mất một lượng lớn thực khách không chấp nhận môi trường có khói thuốc. Đối với cơ quan chức năng ban hành Luật, cần hoàn thiện về nội dung, quy định nhằm phát huy triệt để vai trò và giá trị pháp lý của Luật. Bên cạnh sự vào cuộc của các ban, ngành chức năng, yếu tố quan trọng nhất vẫn chính là ý thức của mỗi cá nhân. Khi mỗi cá nhân ý thức được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân và những người xung quanh thì quy định cấm hút thuốc tại nơi công cộng, tại nhà hàng, quán ăn… mới được thực thi có hiệu quả./.

Linh Na

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

.

Cập nhật lúc: 22:37, 05/04/2017 (GMT+7)

Mới được Công ty may mặc X. tuyển dụng, anh Nguyễn Tấn (ngụ xã Hóa An, TP.Biên Hòa) không hiểu lắm về pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể và nội quy công ty. Khi ký hợp đồng lao động với công ty, thấy trong hợp đồng có quy định “không được hút thuốc lá trong và ngoài giờ lao động”, anh Tấn không hiểu biết pháp luật nên đã ký hợp đồng. Nay anh có thắc mắc, nếu lỡ hút thuốc trong giờ làm việc, liệu anh có bị xử lý kỷ luật?

Tại sao trong công ty cấm hút thuốc
Cán bộ Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh (trái) tư vấn cho người lao động về vấn đề thỏa ước lao động.

Luật sư Lê Tấn Tý (Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh) cho biết công ty anh Tấn kinh doanh lĩnh vực may mặc, ngành nghề này rất dễ xảy ra hỏa hoạn, có thể vì phòng ngừa vấn đề hỏa hoạn mà công ty đưa quy định “không được hút thuốc lá trong và ngoài giờ lao động” vào hợp đồng lao động để nghiêm cấm và ràng buộc người lao động không được thực hiện hành vi này. Tuy nhiên, không phải cứ người lao động có hành vi hút thuốc lá đều có nguy cơ gây ra hỏa hoạn, mà nó tùy thuộc vào không gian, thời gian hút thuốc. Giả sử, hút thuốc trong thời gian nghỉ giữa ca và tại khu vực cách xa vật liệu dễ cháy, đảm bảo khoảng cách an toàn thì hành vi này không có nguy cơ gây ra hỏa hoạn, cũng không phải hành vi vi phạm.

* Nội quy và thỏa ước lao động

Pháp luật lao động cho phép người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật người lao động, nhưng quyền này không được thực hiện tùy tiện, mà phải dựa trên cơ sở quy định pháp luật và nội quy lao động đã được đăng ký.

Luật sư Lê Tấn Tý phân tích, nội quy lao động không được định nghĩa trong Bộ luật Lao động 2012, cũng như trong các văn bản liên quan. Trên cơ sở Khoản 2, Điều 119 Bộ luật Lao động, có thể hiểu đó là những quy định do người sử dụng lao động đặt ra liên quan đến trật tự trong doanh nghiệp, hành vi vi phạm kỷ luật, các hình thức xử lý, trách nhiệm vật chất khi người lao động có hành vi gây thiệt hại về tài sản của doanh nghiệp… Nội quy lao động phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả xảy ra có một hình thức xử lý tương ứng. Trước khi xử lý kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động phải tiến hành họp xét kỷ luật, phải chứng minh được lỗi của người lao động; phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp người dưới 18 tuổi phải có sự tham gia của cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản. Do đó, không phải bất kỳ người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động là lập tức bị công ty kỷ luật theo hình thức sa thải.

Còn về thỏa ước lao động tập thể, Điều 73 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà 2 bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật”.

Nội dung thỏa ước lao động tập thể gồm: tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca; bảo đảm việc làm đối với người lao động; bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động; nội dung khác mà 2 bên quan tâm.

Cũng theo luật sư Tý: “Thời điểm có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể được ghi trong thỏa ước. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ và tòa án nhân dân có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu”.

* Các trường hợp bị xử lý kỷ luật sa thải

Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau: người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động…

Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm (trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động); người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng (các trường hợp được coi là có lý do chính đáng, gồm: thiên tai; hỏa hoạn; bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động). Khi người lao động có một trong các hành vi này mới bị xử lý kỷ luật sa thải.

Theo luật sư Tý, việc anh Tấn hút thuốc trong giờ làm việc đã vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nhưng chưa hẳn đã vi phạm nội quy lao động. Do đó, để xác định hành vi của anh Tấn có vi phạm nội quy hay không, anh Tấn cần xem lại nội quy công ty có quy định hay không, nếu nội quy công ty có quy định thì hành vi này vi phạm kỷ luật lao động, công ty có quyền xử lý kỷ luật anh Tấn với một chế tài tương ứng và ngược lại.

Đoàn Phú