Tên gọi của hợp chất hữu cơ X có công thức

Vẽ lại công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ X là:

Tên gọi của hợp chất hữu cơ X có công thức

Vậy tên gọi của X là: 3,3,5 –trimetylheptan.

⇒ Chọn C.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 10

Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam magie (Mg) vào dd axit axetic (CH3COOH) 0,2M

1/ Viết PTHH

2/ Tính thể tích khí hiđro (ở đktc) thu được sau phản ứng?

3/ Cần dùng bao nhiêu mililit dd axit axetic cho phản ứng trên?

4/ Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?

Danh pháp các hợp chất hữu cơ

  • I. Danh pháp là gì?
    • 1. Tên thông thường
    • 2. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC
    • 3. Tên số đếm và tên mạch cacbon chính
    • 4. Tên một số gốc (nhóm) hiđrocacbon thường gặp
  • II. Danh pháp các loại hợp chất hữu cơ
    • 1. ANKAN: CnH2n+2
    • 2. XICLOANKAN: CnH2n (n≥3)
    • 3. ANKEN: CnH2n (n≥2)
    • 4. ANKAĐIEN: CnH2n-2 (n ≥ 3)
    • 5. ANKIN: CnH2n-2 (n ≥ 2)
    • 6. HIĐROCACBON THƠM
    • 7. DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON
    • 8. ANCOL
    • 10. ANĐEHIT – XETON
    • 11. AXITCACBOXYLIC
    • 12. ESTE
    • 13. ETE
    • 14. AMIN

Danh pháp các hợp chất hữu cơ bao gồm cách gọi tên các loại hợp chất hữu cơ và tên gọi của các hợp chất hữu cơ cơ bản như ankan, anken, ankin, este... Với danh pháp các hợp chất hữu cơ cùng cách đọc tên hóa học hữu cơ này, các bạn học sinh tổng hợp kiến thức Hóa học, nhằm học tốt môn Hóa, bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi đại học môn Hóa.

Từ đó các bạn học sinh vận dụng giải các dạng bài tập câu hỏi tương tự.

>> Mời các bạn tham khảo một số đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Hóa Sát nhất.

  • Đề thi thử THPT quốc gia 2022 môn Hóa Bám sát đề minh họa Số 2
  • Đề thi thử THPT quốc gia 2022 môn Hóa Bám sát đề minh họa Số 1
  • Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Hóa THPT Chuyên Đại học Vinh Lần 3
  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa Sở GD&ĐT Nam Định Lần 2

>> Đáp án tham khảo đề thi Hóa THPT Quốc gia 2022 sẽ được VnDoc tổng hợp lại sau khi kết thúc giờ thi bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên vào ngày 8/7/2022.

Bạn đọc truy cập nhận đáp án nhanh nhất tại: Đáp án đề thi Hóa THPT Quốc gia 2022

I. Danh pháp là gì?

1. Tên thông thường

thường đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng đôi khi có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất loại nào.

2. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC

a) Tên gốc – chức: gồm Tên phần gốc_Tên phần định chức.

VD: C2H5 – Cl: Etyl clorua; C2H5 – O – CH3: Etyl metyl ete

Iso và neo viết liền, sec- và tert- có dấu gạch nối "-"

b) Tên thay thế:

Tên thay thế được viết liền, không viết cách như tên gốc chức, phân làm ba phần như sau: Tên phần thế (có thể không có) + Tên mạch cacbon chính + (bắt buộc phải có) + Tên phần định chức (bắt buộc phải có)

Thí dụ:

H3C – CH3: et+an (etan);

C2H5 – Cl: clo+et+an (cloetan);

CH3 – CH=CH – CH3: but-2-en;

CH3 – CH(OH) – CH = CH2: but-3-en-2-ol

Chú ý: Thứ tự ưu tiên trong mạch như sau:

-COOH > -CHO > -OH > -NH2 > -C=C > -C≡CH > nhóm thế

Thí dụ:

OHC-CHO: etanđial;

HC≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO: 3-vinylhept-2-en-6-inal

OHC-C≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO: 3-vinyloct-2-en-6-inđial

3. Tên số đếm và tên mạch cacbon chính

SỐ ĐẾM

MẠCH CACBON CHÍNH

1

Mono

Met

2

Đi

Et

3

Tri

Prop

4

Tetra

But

5

Penta

Pent

6

Hexa

Hex

7

Hepta

Hept

8

Octa

Oct

9

Nona

Non

10

Đeca

Đec

Cách nhớ:

Mẹ Em Phải Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài Đồng

Mình Em Phải Bao Phen Hồi Hộp Ôi Người Đẹp

4. Tên một số gốc (nhóm) hiđrocacbon thường gặp

a) Gốc (nhóm) no ankyl: (từ ankan bớt đi 1H ta được nhóm ankyl)

CH3-: metyl;

CH3-CH2-: etyl;

CH3-CH2-CH2-: propyl;

CH3-CH(CH3)-: isopropyl;

CH3[CH2]2CH2-: butyl;

CH3-CH(CH3)-CH2-: isobutyl;

CH3-CH2-CH(CH3)-: sec-butyl

(CH3)3C-: tert-butyl;

CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-: isoamyl

b) Gốc (nhóm) không no: CH2=CH-: vinyl; CH2=CH-CH2-: anlyl

c) Gốc (nhóm) thơm: C6H5-: phenyl; C6H5-CH2-: benzyl

d) Gốc (nhóm) anđehit-xeton:

-CHO: fomyl;

-CH2-CHO: fomyl metyl;

CH3-CO-: axetyl;

C6H5CO-: benzoyl

II. Danh pháp các loại hợp chất hữu cơ

1. ANKAN: CnH2n+2

a) Ankan không phân nhánh

ANKAN: CnH2n+2

GỐC ANKYL: -CnH2n+1

Công thức

Tên (Theo IUPAC)

Công thức

Tên

CH4

Metan

CH3-

Metyl

CH3CH3

Etan

CH3CH2-

Etyl

CH3CH2CH3

Propan

CH3CH2CH2-

Propyl

CH3[CH2]2CH3

Butan

CH3[CH2]2CH2-

Butyl

CH3[CH2]3CH3

Pentan

CH3[CH2]3CH2-

Pentyl

CH3[CH2]4CH3

Hexan

CH3[CH2]4CH2-

Hexyl

CH3[CH2]5CH3

Heptan

CH3[CH2]5CH2-

Heptyl

CH3[CH2]6CH3

Octan

CH3[CH2]6CH2-

Octyl

CH3[CH2]7CH3

Nonan

CH3[CH2]7CH2-

Nonyl

CH3[CH2]8CH3

Đecan

CH3[CH2]8CH2-

Đecyl

b) Ankan phân nhánh: Số chỉ vị trí-Tên nhánh+Tên mạch chính+an

* Mạch chính là mạch dài nhất, có nhiều nhánh nhất. Đánh số các nguyên tử cacbon thuộc mạch chính bắt đầu từ phía phân nhánh sớm hơn.

* Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.

Tên gọi của hợp chất hữu cơ X có công thức

3-etyl-2-metylpentan

Chọn mạch chính:

Mạch (a): 5C, 2 nhánh } Đúng

Mạch (b): 5C, 1 nhánh } Sai

Đánh số mạch chính:

Số 1 từ đầu bên phải vì đầu phải phân nhánh sớm hơn đầu trái

Gọi tên nhánh theo vần chữ cái (VD nhánh Etyl trước nhánh Metyl) sau đó đến tên mạch C chính rồi đến đuôi an.

2. XICLOANKAN: CnH2n (n≥3)

Tên monoxicloankan: Số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh + xiclo + Tên mạch chính + an

Mạch chính là mạch vòng. Đánh số sao cho tổng các số chỉ vị trí các mạch nhánh là nhỏ nhất.

Tên gọi của hợp chất hữu cơ X có công thức

3. ANKEN: CnH2n (n≥2)

a) Tên của anken đơn giản lấy từ tên của ankan tương ứng nhưng đổi đuôi an thành đuôi ilen.

CH2=CH2: etilen;

CH2=CH-CH3: propilen;

CH2=CH-CH2-CH3: α-butilen;

CH3-CH=CH-CH3: β-butilen; CH2=C(CH3)-CH3: isobutilen

b) Tên thay thế

Số chỉ vị trí - Tên nhánh + Tên mạch chính - số chỉ vị trí nối đôi - en

  • Mạch chính là mạch chứa liên kết đôi, dài nhất và có nhiều nhánh nhất.
  • Đánh số C mạch chính bắt đầu từ phía gần liên kết đôi hơn.
  • Số chỉ vị trí liên kết đôi ghi ngay trước đuôi en (khi mạch chính chỉ có 2 hoặc 3 nguyên tử C thì không cần ghi).

CH2=CHCH2CH2CH3: pent-1-en;

CH3CH=CHCH2CH3: pent-2-en;

CH2=C(CH3)-CH2CH3: 2-metylbut-1-en;

CH3C(CH3)=CHCH3: 2-metylbut-2-en

Đồng phân hình học:

abC=Cde để có đp hình học thì phải có a≠b và d≠e giả sử a>b, e>d

Dựa vào số hiệu nguyên tử của nguyên tử LK trực tiếp với >C=C< để so sánh a với b, e với d. Số hiệu nguyên tử càng lớn độ phân cấp càng cao.

- H< -CH3 < -NH2 < -OH <- F < -Cl

1 6 7 8 9 17

Nếu các nguyên tử LK trực tiếp với C mang nối đôi là đồng nhất thì xét đến nguyên tử LK tiếp theo.

- CH2 -H< -CH2-CH3 < -CH2-OH < -CH2-Cl

≡C (6 x 3 = 18) < ≡ N (7x 3=21); =C ( 6 x 2 = 12) < =O (8 x 2 = 16)…

- C≡CH (6 x 3 = 18)< -C≡N (7 x 3 = 21) < -COR (8 x 2+ 6 = 22) < -COOH (8 x 2+ 8 = 24)

1 LK C=C có 2 đồng phân hình học

n LK C=C có 2n đồng phân hình học

Nếu ae cùng phía => đp cis-; ae khác phía => đồng phân trans- (cis - thuyền trans - ghế)

4. ANKAĐIEN: CnH2n-2 (n ≥ 3)

Vị trí nhánh - Tên nhánh + Tên mạch chính (thêm “a”)-số chỉ vị trí hai nối đôi-đien

  • Mạch chính là mạch chứa 2 liên kết đôi, dài nhất, có nhiều nhánh nhất.
  • Đánh số C mạch chính bắt đầu từ phía gần liên kết đôi hơn.

VD:

CH2=C=CH2: propađien (anlen);

CH2=CH-CH=CH2: buta-1,3-đien (butađien);

CH2=C(CH3)-CH=CH2: 2-metylbuta-1,3-đien (isopren);

CH2=CH-CH2-CH=CH2: penta-1,4-đien

5. ANKIN: CnH2n-2 (n ≥ 2)

a) Tên thông thường: CH≡CH: axetilen; R-C≡C-R’: tên R, R’+axetilen (viết liền)

VD:

CH3-C≡C-C2H5: etylmetylaxetilen;

CH≡C-CH=CH2: vinylaxetilen

b) Theo IUPAC: Quy tắc gọi tên ankin tương tự như gọi tên anken, nhưng dùng đuôi in để chỉ liên kết ba.

VD: CH≡CH: etin;

CH≡C-CH3: propin;

CH≡C-CH2CH3: but-1-in;

CH3C≡CCH3: but-2-in

6. HIĐROCACBON THƠM

a) Tên thay thế: Phải chỉ rõ vị trí các nguyên tử C của vòng bằng các chữ số hoặc các chữ cái o, m, p.

b) Tên thông thường: Những hợp chất thơm, một số lớn không có tên không theo hệ thống danh pháp mà thường dùng tên thông thường.

Tên gọi của hợp chất hữu cơ X có công thức

Metylbenzenetylbenzen1,2-đimetylbenzen1,3-đimetylbenzen1,4-đimetylbenzen

C6H5-CH(CH3)2: isopropylbenzen (cumen)

C6H5-CH=CH2: stiren (vinylbenzen, phenyletilen)

Tên gọi của hợp chất hữu cơ X có công thức

C10H8: naphtalenC10H12: tetralinC10H18: đecalin

7. DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON

a) Tên thông thường:

VD: CHCl3: clorofom;

CHBr3: bromofom;

CHI3: iođofom

b) Tên gốc-chức: Tên gốc hiđrocacbon_halogenua (viết cách)

VD: CH2Cl2: metilen clorua;

CH2=CH-F: vinyl florua;

C6H5-CH2-Br: benzyl bromua

c) Tên thay thế: Coi các nguyên tử halogen là những nhóm thế đính vào mạch chính:

Vị trí halogen - Tên halogen + Tên hiđrocacbon tương ứng.

VD: FCH2CH2CH2CH3: 1-flobutan;

CH3CHFCH2CH3: 2-flobutan;

FCH2CH(CH3)CH3: 1-flo-2-metylpropan;

(CH3)3CF: 2-flo-2-metylpropan

8. ANCOL

a) Tên thông thường (tên gốc-chức):

Ancol_Tên gốc hiđrocacbon+ic

VD:

CH3OH: ancol metylic;

(CH3)2CHOH: ancol isopropylic;

CH2=CHCH2OH: ancol anlylic;

C6H5CH2OH: ancol benzylic

b) Tên thay thế:

Tên hiđrocacbon tương ứng theo mạch chính-số chỉ vị trí-ol

Mạch chính được quy định là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm –OH.

Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm –OH hơn.

CH3CH2CH2CH2OH: butan-1-ol;

CH3CH2CH(OH)CH3: butan-2-ol;

(CH3)3C-OH: 2-metylpropan-2-ol (ancol tert-butylic);

(CH3)2CCH2CH2OH: 3-metylbutan-1-ol (ancol isoamylic)

HO-CH2-CH2-OH: etan-1,2-điol (etylen glycol)

HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH: propan-1,2,3-triol (glixerol)

(CH3)2C=CHCH2CH2CH(CH3)CH2CH2OH: 3,7-đimetyloct-6-en-1-ol (xitronelol trong tinh dầu sả)

9. PHENOL

Phenol là loại hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng benzen.

10. ANĐEHIT – XETON

*Anđehit: Theo IUPAC, tên thay thế: Tên của hiđrocacbon tương ứng (tính cả C của –CHO) + al

Mạch chính chứa nhóm –CH=O (nhóm cacbanđehit), đánh số từ nhóm đó.

Một số anđehit đơn giản hay được gọi theo tên thông thường (xuất phát từ tên thông thường của axit)

Cách 1: Anđehit_Tên axit tương ứng (bỏ axit)

Cách 2: Tên axit tương ứng (bỏ axit, bỏ đuôi “ic” hoặc “oic”) + anđehit

AnđehitTên thay thếTên thông thường
HCH=OMetanalFomanđehit (anđehit fomic)
CH3CH=OEtanalAxetanđehit (anđehit axetic)
CH3CH2CH=OPropanalPropionanđehit (anđehit propionic)
(CH3)2CHCH2CH=O3-metylbutanalIsovaleranđehit (anđehit isovaleric)
CH3CH=CHCH=OBut-2-en-1-alCrotonanđehit (anđehit crotonic)

C6H5CHO: benzanđehit; para -C6H4(CHO)2: benzene-1,3-đicacbanđehit

*Xeton: Tên thay thế:

Tên của mạch hiđrocacbon tương ứng (tính cả C của -CO-)-vị trí nhóm >C=O-on

Mạch chính chứa nhóm >C=O (nhóm cacbonyl), đánh số 1 từ đầu gần nhóm đó.

Tên gốc-chức của xeton gồm tên gốc R, R’ đính với nhóm >C=O và từ xeton (R-CO-R’)

Ví dụ:

CH3-CO-CH3: propan-2-on (đimetylxeton, axeton);

CH3-CO-C2H5: butan-2-on (etyl metyl xeton);

CH3-CO-CH=CH2: but-3-en-2-on (metyl vinyl xeton)

CH3-CO-C6H5: axetophenon

11. AXITCACBOXYLIC

a) Theo IUPAC: Tên của axit cacboxylic mạch hở chứa không quá 2 nhóm cacboxyl (-COOH) được cấu tạo bằng cách: Axit_Tên của hiđrocacbon tương ứng + oic

Mạch chính bắt đầu từ nguyên tử C của nhóm –COOH.

b) Tên thông thường: có liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng nên không có tính hệ thống.

(xem bảng trong file tài liệu)

12. ESTE

Tên este gồm: Tên gốc hiđrocacbon R’_Tên anion gốc axit (đuôi “at”) (RCOOR’)

HCOO-C2H5: etyl fomat;

CH3COO-CH=CH2: vinyl axetat;

C6H5COO-CH3: metyl benzoat;

CH3COO-CH2-C6H5: benzyl axetat

HCOOCH2CH2CH2CH3: butyl fomat

HCOOCH2CH(CH3)2: isobutyl fomat

HCOOCH(CH3)CH2CH3: sec-butyl fomat

HCOOC(CH3)3: tert-butyl fomat

CH3COOCH2CH2CH3: propyl axetat

CH3COOCH(CH3)2: isopropyl axetat

CH3CH2COOC2H5: etyl propionat

CH3CH2CH2COOCH3: metyl butyrat

(CH3)2CHCOOCH3: metyl isobutyrat

13. ETE

a) Tên gốc-chức: Tên gốc R, R’_ete.

VD: CH3-O-CH3: đimetyl ete; CH3-O-C2H5: etyl metyl ete

14. AMIN

Hợp chất

Tên gốc-chức (viết liền)

Tên gốc hiđrocacbon+amin

Tên thay thế

Tên HC-VTNC-amin

CH3NH2MetylaminMetanamin
C2H5NH2EtylaminEtanamin
CH3CH2CH2NH2PropylaminPropan-1-amin
CH3CH(CH3)NH2IsopropylaminPropan-2-amin
H2N[CH2]6NH2HexametylenđiaminHexan-1,6-điamin
(CH3)2CHNH2PhenylaminBenzenamin
C6H5NH2 (Anilin)MetylphenylaminN-Metylbenzenamin
C2H5NHCH3EtylmetylaminN-Metyletan-1-amin

III. Câu hỏi trắc nghiệm liên quan

Câu 1.Hợp chất (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr có danh pháp IUPAC là

A. 1-brom-3, 5-trimetylhexa-1, 4-đien

B. 3, 3, 5-trimetylhexa-1, 4-đien-1-brom.

C. 2, 4, 4-trimetylhexa-2, 5-đien-6-brom.

D. 1-brom-3, 3, 5-trimetylhexa-1,4-đien

Xem đáp án

Đáp án D

Hợp chất (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr có danh pháp IUPAC là 1-brom-3, 3, 5-trimetylhexa-1,4-đien

Câu 2.Hợp chất (CH3)2C=CH-C(CH3)3 có danh pháp IUPAC là

A. 2, 2, 4- trimetylpent-3-en.

B. 2, 4-trimetylpent-2-en.

C. 2, 4, 4-trimetylpent-2-en.

D. 2, 4-trimetylpent-3-en.

Xem đáp án

Đáp án C

Hợp chất (CH3)2C=CH-C(CH3)3 có danh pháp IUPAC là 2, 4, 4-trimetylpent-2-en.

Câu 3. Hợp chất CH2=CHC(CH3)2CH2CH(OH)CH3 có danh pháp IUPAC là

A. 1, 3, 3-trimetylpent-4-en-1-ol.

B. 3, 3, 5-trimetylpent-1-en-5-ol.

C. 4, 4-đimetylhex-5-en-2-ol.

D. 3, 3-đimetylhex-1-en-5-ol.

Xem đáp án

Đáp án C

Hợp chất CH2=CHC(CH3)2CH2CH(OH)CH3 có danh pháp IUPAC là 4,4-đimetylhex-5-en-2-ol.

Câu 4.Công thức cấu tạo CH3CH(CH3)CH2CH2CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?

A. 1,1-đimetylbutan

B. 2-metylpentan

C. neopentan

D. isobutan

Xem đáp án

Đáp án B

Công thức cấu tạo CH3CH(CH3)CH2CH2CH3 ứng với tên gọi2-metylpentan

Câu 5.Công thức cấu tạo của gốc isopropyl là:

A. CH3-CH2-

B. CH3-CH2-CH2-

C. CH3-CH(CH3)-

D. CH3-CH(CH3)-CH2-

Xem đáp án

Đáp án C

Công thức cấu tạo của gốc isopropyl là CH3-CH(CH3)-

Câu 6.Hợp chất (CH3)2CHCH2CH2CH3 có tên gọi là

A. neopentan

B. 2- metylpentan

C. ísopentan

D. 1,1- đimetylbutan

Xem đáp án

Đáp án B

Hợp chất (CH3)2CHCH2CH2CH3 có tên gọi là 2- metylpentan

Câu 7.Chất (CH3)C-C≡CH có tên theo IUPAC là:

A. 3,3,3-trimetylprop-1-in

B. tert-butyletin

C. 3,3-đimetylbut-1-in

D. 2,2-đimetylbut-3-in

Xem đáp án

Đáp án C

Chất (CH3)C-C≡CH có tên theo IUPAC là3,3-đimetylbut-1-in

Câu 8. (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:

A. propylbenzen.

B. n-propylbenzen.

C. iso-propylbenzen.

D. đimetylbenzen.

Xem đáp án

Đáp án C

(CH3)2CHC6H5 có tên gọi làiso-propylbenzen.

Câu 9.Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là:

A. phenyl và benzyl.

B. vinyl và anlyl.

C. anlyl và Vinyl.

D. benzyl và phenyl.

Xem đáp án

Đáp án D

Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là benzyl và phenyl.

Câu 10.Cho ankan có công thức cấu tạo là: (CH3)2CH­CH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là:

A. 2, 2, 4-trimetylpentan.

B. 2, 4-trimetylpetan.

C. 2, 4, 4-trimetylpentan.

D. 2-đimetyl-4-metylpentan

Xem đáp án

Đáp án A

Ankan có công thức cấu tạo là: (CH3)2CH­CH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là: 2, 2, 4-trimetylpentan.

Câu 11.Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - Clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2

B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl

D. CH3CH(Cl)CH2CH(CH3)CH3

Xem đáp án

Đáp án B

2 - clo - 3 - metylpentan “Đánh số gần halogen trước” => Cl ở số 2 ; Metyl ở số 3 ;

pentan => Mạch chính có 5C

=> Công thức cấu tạo: 1CH3 – 2CH(Cl) – 3CH(CH3) – 4CH2 – 5CH3

Câu 12. Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là

A. 1-clo-2-metylbutan.

B. 2-clo-2-metylbutan.

C. 2-clo-3-metylbutan.

D. 1-clo-3-metylbutan.

Xem đáp án

Đáp án B

Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là: 2-clo-2-metylbutan.

Câu 13. CTCT nào sau đây có tên gọi là: isopentan

A. C(CH3)3

B. CH3CH2CH(CH3)CH3

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH3

D. CH3CH(CH3)CH2CH2CH3

Xem đáp án

Đáp án D

CTCT nào sau đây có tên gọi là: isopentan : CH3CH(CH3)CH2CH2CH3

Câu 14. Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là

A. 2,2-đimetylbutan.

B. 2-metylpentan.

C. n-hexan.

D. 2,3-đimetylbutan.

Xem đáp án

Đáp án D

Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là: 2,3-đimetylbutan.

Câu 15.Tên của ankan nào sau đây không đúng?

A. 2-metyl butan

B. 3-metyl butan

C. 2,2-đimetyl butan

D. 2,3-đimetyl butan

Xem đáp án

Đáp án B

Tên của ankan nào sau đây không đúng là3-metyl butan

Câu 16.Trong các chất dưới đây, chất nào được gọi tên là đivinyl?

A. CH2 = C = CH-CH3

B. CH2 = CH-CH = CH2

C. CH2-CH-CH2 -CH = CH2

D. CH2 = CH - CH = CH - CH3

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 17.Hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo: CH2=CHOCOCH3. Tên gọi của X là

A. metyl acrylat

B. vinyl axetat

C. vinyl fomat

D. anlyl fomat

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có gốc CH2=CH- gọi là vinyl, nhóm CH3COO- gọi là axetat

Tên gọi của X CH3COOCH=CH2 là vinyl axetat.

Câu 18. Triolein có công thức là:

A. (C15H31COO)3C3H5.

B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (C17H31COO)3C3H5.

D. (C17H35COO)3C3H5.

Xem đáp án

Đáp án B

A. (C15H31COO)3C3H5: Tripanmitin

B. (C17H33COO)3C3H5 triolein

C. (C17H31COO)3C3H5 trilinolein

D. (C17H35COO)3C3H5 tristearin

Câu 19.Chất CH3-CH(CH3)-CH=CH2 có tên gọi quốc tế là

A. 2- metylbut- 1- en.

B. 3- metylbut- 3- en.

C. 3- metylbut- 1- en.

D. 2- metylbut- 3- en.

Xem đáp án

Đáp án C

hất CH3-CH(CH3)-CH=CH2 có tên gọi quốc tế là 3- metylbut- 1- en.

Câu 20. Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan.

B. 2- metylpent-3- en.

C. 3- metylpent-2- en.

D. 2- etylbut-3-en.

Xem đáp án

Đáp án C

Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

3- metylpent-2- en.

Câu 21.Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - Clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2

B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl

D. CH3CH(Cl)CH2CH(CH3)CH3

Xem đáp án

Đáp án B

Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - Clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là: CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3

Câu 22.Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là

A. 2,2-đimetylbutan.

B. 2-metylpentan.

C. n-hexan.

D. 2,3-đimetylbutan.

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 23.Chất X có công thức cấu tạo:

CH2Cl-CH(CH3)-CH(CH3)-C≡C-CH3

Tên gọi của X là

A. 5-clo-1,3,4-trimetylpent-1-in

B. 6-clo-4,5-đimetylhex-2-in

C. 1-clo-2,3-ddimetylhex-4-in

D. 6-clo-4,5-metylhex-2-in

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 24.Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan.

B. 3-metylpent-3-en.

C. 3-metylpent-2-en.

D. 2-etylbut-2-en.

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 25.Điều kiện để anken có đồng phân hình học?

A. Mỗi ngtử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 1 ngtử hoặc nhóm ngtử giống nhau.

B. Mỗi ngtử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 2 ngtử hoặc nhóm ngtử khác nhau.

C. Mỗi ngtử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 2 ngtử hoặc nhóm ngtử giống nhau.

D. Mỗi ngtử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 1 ngtử hoặc nhóm ngtử khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án B

-----------------------------------------

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Danh pháp các hợp chất hữu cơ để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây nêu rõ thông tin cách đọc các hợp chất hữu cơ cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

  • Bài tập cơ bản và nâng cao Hóa học 12
  • Sử dụng công thức tính nhanh để giải bài tập toán Hóa học
  • Các công thức giải nhanh trắc nghiệm Hóa học
  • 200 câu trắc nghiệm lý thuyết Este - Lipit
  • Kim loại tác dụng với dung dịch muối
  • Xác định công thức phân tử Amin, Amino Axit dựa vào phản ứng cháy

.............................

Trên đây VnDoc đã biên soạn gửi tới bạn đọc chuyên đề Danh pháp các hợp chất hữu cơ, tài liệu tổng hợp tất cả toàn bộ danh pháp của các chất hữu cơ trong chương trình đã được học. Hy vọng với tài liệu náy sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học cũng như ôn thi đại học, đạt kết quả tốt nhất.

VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Danh pháp các hợp chất hữu cơ, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, Ngữ văn 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.