Thành phố Đà Nẵng cách thành phố Tam Kỳ bao nhiêu km?

Chi phí cho chuyến đi từ Đà Nẵng đến Tam Kỳ khác nhau tùy theo phương tiện giao thông bạn chọn cho hành trình của mình. Hãng vận hành có giá cả phải chăng nhất là Vietnam Railways (Đường sắt Việt Nam): nếu di chuyển bằng xe lửa bạn sẽ cần trả mức giá thấp nhất là AUD 8.22 cho vé của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng phương tiện vận chuyển cao cấp hơn . Lựa chọn đắt nhất là Xe lửa - một vé một chiều của Xe lửa có thể có giá lên đến AUD 20.99.

Dưới đây là biểu đồ về giá vé trung bình và các lựa chọn vận chuyển bạn có thể chọn để đi từ Đà Nẵng đến Tam Kỳ:

Tam Kỳ (三岐) là thành phố tỉnh lỵ nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Thành phố Tam Kỳ là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam. Thành phố nằm ở vị trí trung độ của cả nước và thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thành phố Tam Kỳ cách thủ đô Hà Nội 820 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Nam. Có vị trí địa lý:   

Thành phố Tam Kỳ có diện tích 100,26 km², dân số năm 2019 là 122.374 người, trong đó: dân số thành thị có 91.450 người chiếm 75% và dân số nông thôn có 30.924 người chiếm 25%, mật độ dân số đạt 1.221 người/km².

Bản đồ hành chính Thành phố Tam Kỳ

Thành phố Tam Kỳ có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Tân Thạnh, Hòa Thuận, An Mỹ, An Xuân, An Sơn, An Phú, Hòa Hương, Phước Hòa, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh.

Trước kia, từ vị trí một ngã ba (chữ Kỳ trong Tam Kỳ có nghĩa là 'ngã rẽ', không phải là 'mô đất cao'. Tam Kỳ nghĩa là 'ngã ba', không phải là 'ba mô đất cao'), nay trở thành thành phố với nhiều giao lộ lớn. Hạ tầng phố phường đã xây dựng khá nhiều và quy mô, nhất là khu hành chính, quảng trường,... Thị xã Tam Kỳ là một đô thị được hình thành từ lâu, có bề dày lịch sử. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tam Kỳ luôn có sự phát triển không ngừng, gắn liền với vùng đất Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Tam Kỳ có huyện lỵ là thị trấn Tam Kỳ.

Đến ngày 30 tháng 1 năm 1951, thị xã Tam Kỳ được thành lập và được chọn là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa, huyện Tam Kỳ được gọi là quận Tam Kỳ và trực thuộc tỉnh Quảng Tín.

Sau năm 1975, hai huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ hợp nhất thành huyện Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, gồm 2 thị trấn: Tam Kỳ (huyện lỵ), Núi Thành và 21 xã: Tam An, Tam Anh, Tam Dân, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Lãnh, Tam Mỹ, Tam Nghĩa, Tam Phú, Tam Ngọc, Tam Phước, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thái, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Thành, Tam Tiến, Tam Xuân.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, sáp nhập xã Trà Thượng của huyện Trà My vào huyện Tam Kỳ; hợp nhất xã Trà Thượng và xã Tam Sơn thuộc huyện Tam Kỳ thành xã Tam Trà.

Ngày 1 tháng 12 năm 1983, chia xã Tam Trà thành 2 xã: Tam Trà và Tam Sơn.

Từ đó, huyện Tam Kỳ có 2 thị trấn: Tam Kỳ, Núi Thành và 22 xã: Tam An, Tam Anh, Tam Dân, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Lãnh, Tam Mỹ, Tam Nghĩa, Tam Phú, Tam Ngọc, Tam Phước, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thái, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Thành, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Xuân.

Ngày 3 tháng 12 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 144-HĐBT. Theo đó, chia huyện Tam Kỳ thành hai đơn vị hành chính: thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành.

Thị xã Tam Kỳ có 7 phường: An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 10 xã: Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng, Tam An, Tam Dân, Tam Thành, Tam Phước, Tam Ngọc, Tam Thái, Tam Lãnh.

Ngày 12 tháng 4 năm 1985, chia xã Tam Phước thành 2 xã: Tam Phước và Tam Lộc; chia xã Tam Dân thành 2 xã: Tam Dân và Tam Vinh.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Tam An thành 2 xã: Tam An và Tam Đàn.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Quảng Nam được tái lập, thị xã Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam.

Ngày 21 tháng 3 năm 2002, thành lập phường An Phú trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tam Phú.

Cuối năm 2004, thị xã Tam Kỳ có 8 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 13 xã: Tam An, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phú, Tam Ngọc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Thành, Tam Vinh.

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2005/NĐ-CP. Theo đó:

  • Thành lập phường Hòa Thuận trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tam Đàn và phường Tân Thạnh
  • Chia xã Tam Thái thành 2 xã: Tam Thái và Tam Đại
  • Tách 10 xã: Tam An, Tam Đại, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành và Tam Vinh để thành lập huyện Phú Ninh.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Tam Kỳ còn lại 9 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh.

Ngày 26 tháng 10 năm 2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1993/QĐ-BXD công nhận thị xã Tam Kỳ là đô thị loại III.

Ngày 29 tháng 9 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 113/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Tam Kỳ. Thành phố Tam Kỳ bao gồm 9 phường và 4 xã như hiện nay.

Ngày 15 tháng 2 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 240/QĐ-TTg công nhận thành phố Tam Kỳ là đô thị loại II.

Tỉnh Quảng Nam dự tính sẽ sáp nhập thành phố Tam Kỳ cùng 2 huyện Núi Thành, Phú Ninh để hình thành đô thị loại I trong tương lai.

Các cơ sở công cộng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bệnh viên Đa khoa tỉnh Quảng Nam
  • Bệnh viện Nhi Quảng Nam
  • Trung tâm Y tế Tam Kỳ
  • Bệnh viên Đa khoa Trung ương Quảng Nam (bệnh viện hạng II) (cách trung tâm thành phố 10 km)
  • Trung tâm Da Liễu
  • Bệnh viện Tâm Thần.

Các cơ sở tư nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bệnh viện Đa khoa Minh Thiện
  • Bệnh viện Đa khoa Thái Bình Dương.

Đại học - Cao đẳng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường Đại học Quảng Nam
  • Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam
  • Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Nam
  • Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam
  • Trường CĐ Công kỹ nghệ Đông Á
  • Trường CĐ Tư thục Phương Đông - Quảng Nam
  • Trường trung cấp Bách Khoa Quảng Nam.

Trung học Phổ Thông[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Trường Trần Cao Vân
  • Trường Lê Quý Đôn
  • Trường Phan Bội Châu
  • Trường Hà Huy Tập
  • Trường Duy Tân.

Trung học cơ sở[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường Nguyễn Du
  • Trường Lý Tự Trọng
  • Trường Lê Hồng Phong
  • Trường Lê Lợi
  • Trường Nguyễn Huệ
  • Trường Huỳnh Thúc Kháng
  • Trường Lý Thường Kiệt
  • Trường Chu Văn An
  • Trường Thái Phiên
  • Trường Nguyễn Khuyến.

Tiểu học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường Trần Quốc Toản
  • Trường Kim Đồng
  • Trường Võ Thị Sáu
  • Trường Nguyễn Hiền
  • Trường Nguyễn Văn Trỗi
  • Trường Lê Văn Tám
  • Trường Trần Quý Cáp
  • Trường Ngô Quyền
  • Trường Ngô Gia Tự
  • Trường Hùng Vương
  • Trường Nguyễn Thị Minh Khai
  • Trường Nguyễn Viết Xuân
  • Trường Phan Thanh
  • Trường Lê Thị Hồng Gấm.

Mầm non - Mẫu giáo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mầm non Sơn Ca
  • Mẫu giáo Tuổi Thần Tiên
  • Mẫu giáo Hoa Mai
  • Mẫu giáo Măng Non
  • Mẫu giáo Ánh Dương
  • Mầm non 24/3
  • Mẫu giáo Vành Khuyên
  • Mẫu giáo Hải Âu
  • Mẫu giáo Bình Minh
  • Mẫu giáo Hoa Sen
  • Mẫu giáo Hương Sen
  • Mẫu giáo Rạng Đông
  • Mẫu giáo Tuổi thơ
  • Mầm non Thánh Gióng
  • Mẫu giáo Họa Mi
  • Mẫu giáo Anh Đào
  • Mẫu giáo tư thục Doreamon
  • Mẫu giáo tư thục Tuổi Hồng.
  • Mẫu giáo tư thục Tuổi Thơ Xanh
  • Làng hến: Thôn Tân Phú, xã Tam Phú
  • Làng dệt chiếu cói: Thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng
  • Làng mắm Tam Ấp: xã Tam Thanh.

Ngày 27/10/2015, tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản, Tổ chức Định cư con người Liệp Hiệp Quốc tại châu Á (UN Habitat châu Á) đã trao tặng giải thưởng "Phong cảnh thành phố châu Á năm 2015" cho thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Giải thưởng "Phong cảnh thành phố châu Á" (gọi tắt là ATA) là giải thưởng quốc tế được thành lập vào năm 2010 bởi sự phối hợp của 4 tổ chức: Văn phòng Tổ chức định cư con người Liên Hợp Quốc vùng châu Á – Thái Bình Dương, Ủy ban định cư châu Á, Tổ chức thiết kế phong cảnh châu Á và Trung tâm nghiên cứu đô thị thành phố Fukuoka, (Nhật Bản) với mục tiêu công nhận một môi trường sống thoải mái, hạnh phúc cho người dân châu Á. Có 9 thành phố của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và vùng Đông Nam Á nhận giải thưởng danh giá này.

Các địa điểm du lịch công cộng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung tâm thanh thiếu niên miền Trung
  • Trung tâm thể thao văn hóa tỉnh
  • Sân vận động Tam Kỳ
  • Trung tâm văn hóa thiếu nhi tỉnh
  • Quảng trường tỉnh
  • Thư viện tỉnh Quảng Nam
  • Bảo tàng tỉnh Quảng Nam.
  • Văn Thánh Khổng Miếu: Đường Phan Bội Châu, khối phố Mỹ Thạch Bắc, phường Tân Thạnh
  • Tháp Chiên Đàn: Làng Chiên Đàn, xã Tam An
  • Địa Đạo Kỳ Anh: Thôn Vĩnh Bình và Thạch Tân, xã Tam Thăng.

Thành phố gồm có các đường phố chính như: Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hoàng, Trưng Nữ Vương, Nguyễn Chí Thanh. Về các tuyến đường chạy dọc theo chiều dài nước ta có Quốc lộ 1 cùng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi qua.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận thành phố Tam Kỳ song song với trục Quốc lộ 1. Với ga Tam Kỳ nằm ở đường Nguyễn Hoàng, phường An Xuân.