Thành tựu quan trọng nhất vệ kinh tế mà Liên Xô đạt được trong xây dựng cnxh từ 1945 1973 là

Tinh thần tự cường

Trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917, nước Nga lạc hậu hàng chục năm so các nước phát triển khác. Hầu như tất cả ngành công nghiệp chủ yếu của Nga nằm trong tay tư bản nước ngoài và ngay từ năm 1890, tư bản nước ngoài chiếm tới 47% vốn đầu tư ở Nga. Trên thực tế, vào năm 1914, dù là một đất nước chiếm một phần sáu diện tích thế giới nhưng tổng sản lượng công nghiệp của nước Nga chỉ chiếm 4% tổng sản lượng công nghiệp toàn cầu.

Trong bài “Gửi nông dân nghèo” viết năm 1903, lãnh tụ V.I.Lenin đã từng khẳng định: “Phương sách duy nhất để làm cho nhân dân lao động hết cùng khổ là thay đổi, từ dưới lên trên, chế độ hiện nay trên toàn quốc và lập chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đặc biệt đối với giai cấp công nhân, Lenin khẳng định: “Đến khi đó, của cải sẽ tăng lên còn rất nhanh chóng hơn nữa, vì công nhân lao động cho bản thân mình, sẽ làm tốt hơn là làm cho bọn tư bản, ngày lao động sẽ ngắn hơn, tình cảnh của công nhân sẽ khá hơn, tất cả đời sống của họ sẽ hoàn toàn thay đổi”.

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, nước Nga Xô-viết ra đời, bắt đầu thực thi “Sắc lệnh ruộng đất”. Nông dân đã nhận được miễn phí hơn 150 triệu ha ruộng đất từ giai cấp địa chủ, được xóa tiền nợ. Một vấn đề quan trọng nhằm cải thiện đời sống nhân dân lao động là cần phải nâng cao năng suất lao động. Như V.I.Lenin nhận định: “Công nhân tự nguyện tự giác, liên hợp với nhau, sử dụng 
kỹ thuật hiện đại thì mới có thể tạo ra năng suất lao động cao hơn”.

Joseph Stalin, người kế tục sự nghiệp của V.I.Lenin từng chỉ rõ: “Biến nước Nga từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp có thể tự lực sản xuất thiết bị cần thiết, đưa nước ta từ một nước nhập khẩu thiết bị thành một nước chế tạo được các thiết bị ấy. Đó là điều bảo đảm sự độc lập kinh tế của nước ta và không phụ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa”. Từ tinh thần đó, Liên Xô quyết tâm trở thành một quốc gia tự cường. 

Trong 13 năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Joseph Stalin, Liên Xô đã xây dựng được 9.000 xí nghiệp lớn, trang bị kỹ thuật hiện đại, nhiều ngành công nghiệp mới quan trọng đã ra đời. So năm 1913, đến năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng hơn 12 lần; tỷ trọng công nghiệp đã chiếm ưu thế trong nền kinh tế quốc dân (hơn ba phần tư tổng sản lượng); sản lượng của ngành chế tạo máy tăng 35 lần; sản lượng điện tăng 24 lần…

Nếu năm 1913, tổng sản lượng công nghiệp của nước Nga đứng hàng thứ năm trên thế giới (sau Mỹ, Anh, Pháp và Đức) thì đến năm 1937, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã vượt lên đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ). Tỷ trọng công nghiệp của Liên Xô trong sản lượng công nghiệp thế giới đã lên đến 14%. Trong lịch sử, để trở thành một nước công nghiệp, nước Anh cần 200 năm, nước Mỹ cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm, trong khi Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa của mình. Đây là tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất mà thế giới từng ghi nhận. Thế và lực của Liên Xô tăng lên nhanh chóng trên trường quốc tế.

Cũng từ nền tảng thành tựu nói trên, Liên Xô đã đứng vững trong cuộc chiến tranh Vệ quốc (1941-1944). Sau chiến tranh, dưới sự chỉ đạo của quyết định “Về những biện pháp cấp bách khôi phục kinh tế ở các vùng được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của phát-xít” của Joseph Stalin, đến cuối năm 1945, Liên Xô đã khôi phục được 7.500 nhà máy và xí nghiệp, hàng nghìn nông trường quốc doanh và hợp tác xã.

Thời kỳ 1945 - 1953 là giai đoạn mà niềm phấn khởi, tự hào của người dân Liên Xô dâng cao khi nền kinh tế đã được hồi phục và phát triển nhanh chóng. Thu nhập quốc dân từ năm 1940 đến năm 1950 tăng 64%. Năm 1954, Liên Xô là quốc gia đầu tiên có nhà máy điện nguyên tử. Hai sự kiện này đặt dấu chấm hết cho sự độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mỹ. Thủ tướng Anh Winston Churchill (1874-1965) cũng phải đành thừa nhận: “Stalin đã tiếp nhận một nước Nga đi giày cỏ và để lại một nước Nga với vũ khí hạt nhân”.

Trở thành siêu cường

Sau khi Joseph Stalin mất (năm 1953), Liên Xô tiếp tục đi theo con đường tự cường. Đặc biệt, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev (1906 -1982) đã tiến hành cải cách kinh tế và áp dụng những cải cách này trong kế hoạch 5 năm lần thứ VIII (1965 - 1969). Kết quả đạt được của kế hoạch 5 năm lần thứ VIII rất khả quan khi sản lượng công nghiệp tăng 50%, 1.900 xí nghiệp công nghiệp mới được xây dựng; chưa bao giờ nông nghiệp được cung cấp nhiều máy móc như giai đoạn này. Các kế hoạch 5 năm giai đoạn 1970 - 1985, Liên Xô tiếp tục thu được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, đến năm 1972, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng 321 lần so năm 1922 (năm Liên Xô thành lập), thu nhập quốc dân cũng tăng tới 112 lần.

Trong thập niên 70 thế kỷ 20, Liên Xô được lợi rất lớn từ nguồn thu do xuất khẩu dầu mỏ đem lại và cũng là một trong nguồn lực chính giúp Liên Xô nâng cao phúc lợi của người dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Cụ thể, năm 1975, Liên Xô sản xuất được 490 triệu tấn dầu thô và vượt Mỹ - vốn là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới thời đó. Cũng trong giai đoạn này, Liên Xô có nền khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ với nhiều ngành khoa học đứng hàng đầu thế giới, điển hình như khoa học vũ trụ. Công nghệ sản xuất ở Liên Xô cũng được chú trọng đổi mới và phát triển. Chính vì thế, Liên Xô phát triển khá ổn định, đổi mới nhanh chóng, thực hiện cơ giới hóa và điện khí hóa; ngành chế tạo máy luôn giữ vai trò chủ đạo và đứng hàng đầu thế giới.

Về mặt quốc phòng, đến giữa những năm 70 thế kỷ 20, Liên Xô đã đạt thế cân bằng về chiến lược trong lĩnh vực vũ khí với phương Tây. Chi phí quốc phòng của Liên Xô năm 1974 đạt con số 105 tỷ USD, vượt Mỹ (85 tỷ USD). Về lực lượng quân sự, khối Warsaw (khối Hiệp ước Warsaw, Liên Xô tham gia khối này) đã vượt lên khối NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương).

Vào đầu những năm 80 thế kỷ 20, cứ năm người lao động ở Liên Xô thì có một người tốt nghiệp đại học hoặc các trường kỹ thuật. Nhịp độ phát triển của ngành đại học và trung học của Liên Xô đã vượt xa các nước tư bản. Số sinh viên của Liên Xô lớn gấp hai lần số sinh viên của 15 nước châu Âu cộng lại. Mạng lưới thư viện và các hoạt động thông tin tư liệu không ngừng được mở rộng để phục vụ hệ thống giáo dục quốc dân và nâng cao dân trí. Năm 1983, Liên Xô đã có 134 nghìn thư viện công cộng với hơn hai tỷ đầu sách.

Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô-viết đã thực hiện chính sách nhằm mục tiêu chủ yếu và phương hướng cơ bản gồm: Bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; loại trừ nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình và an ninh chung; mở rộng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa; phát triển quan hệ hữu nghị, bình đẳng với các nước tư bản chủ nghĩa trên cơ sở chung sống hòa bình, hợp tác thiết thực, cùng có lợi...

Nhà kinh tế học Mỹ Wassily Leontief, người đoạt Giải Nobel Kinh tế năm 1973, từng ca ngợi nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô do đã đạt được bước đại nhảy vọt về công nghiệp trong những năm 30 thế kỷ 20. Leontief nhận định, vì có nền kinh tế kế hoạch mà Liên Xô đã nhanh chóng phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), cho rằng nhờ nền kinh tế kế hoạch đã giúp Liên Xô đạt được tốc độ tăng trưởng tương đương Mỹ, thậm chí còn vượt cả Tây Âu vào thập niên 70 và đầu thập niên 80 thế kỷ 20.

Câu hỏi :Ý nghĩa lớn nhất của những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hộilà:

A.Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với Mĩ.

B.Nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

C.Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

D.Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Trả lời:

Đáp án đúng :D.Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Ý nghĩa lớn nhất của những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hộilà thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vềLiên Xô và Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 nhé !

1. Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70

a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950)

* Bối cảnh

- Bị tổn thất nặng do Chiến tranh thế giới thứ hai, 20 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá..

- Các nước tư bản bao vây kinh tế, cô lập chính trị.

- Phải tự lực tự cường hoàn thành thắng lợi các kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.

* Thành tựu

- Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng.

- Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

- Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.

b. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70).

* Chủ trương: Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

* Biện phát thực hiện: thực hiện các kế hoạch Nhà nước 5 năm phát triển kinh tế - xã hội.

* Thành tựu:

- Kinh tế:

+ Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…),...

+ Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.

- Khoa học kỹ thuật:

+ Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.

+ Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất.

Tàu vũ trụ “Phương Đông” của Liên Xô (1961)

- Xã hội:

+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.

+ Trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).

- Đối ngoại: thi hành chính sách đối ngoại: bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước XHCN.

* Ý nghĩa:

- Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH. Đó là:

+ (1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

+ (2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại.

+ (3) CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

+ (4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao dộng mới với năng suất cao.

+ (5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

+ (6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

+ (7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp.

- Tăng cường tiềm lực cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.

2. Các nước Đông Âu.

a. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

- Hoàn cảnh lịch sử:Trong những năm 1944 - 1945 nhân dân Đông Âu phối hợp Hồng Quân Liên Xô truy kích quân Đức, đã giành chính quyền và thành lập các Nhà nước dân chủ nhân dân: Ba Lan, Rumani, Hungari, Bulgari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, riêng CHDC Đức ra đời tháng 10/1949.

- Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân (1945 – 1950).

+ Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động

+Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân

+Tiến hành cải cách ruộng đất

+Quốc hữu hóa xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài nước.

+Ban hành các quyền tự do, dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.

b. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu

- Hoàn cảnh lịch sử.

+Cơ sở vật chất – kĩ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu

+Bị các thế lực phản động trong nước và nước ngoài tìm cách chống phá

+Nhận được sự giúp đỡ thường xuyên của Liên Xô.

- Những thành tựu cơ bản:

+Xây dựng nền công nghiệp dân tộc, điện khí hóa.

+Nông nghiệp phát triển nhanh chóng.

+Trình độ khoa học-kỹ thuật được nâng cao

+Trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.

3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu

a. Quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật

- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV thành lập ngày 08.01.1949):

+Các nước Đông Âu đã hoàn thành CMDCND và bước vào thời kỳ xây dựng CNXH.

+Hội Đồng Tương Trợ Kinh tế (SEV) thành lập ngày 8-1-1949 gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani, Bung ga ri, Hungari, Rumani sau thêm CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba và Việt Nam.

- Mục đích

Góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nhằm nâng cao đời sống nhân dân của các nước thành viên.

- Tác động

+Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp 10%/ năm.

+GDP tăng 5,7 lần.

+Liên Xô giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của khối này, viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên 20 tỷ Rúp.

- Thiếu sót, hạn chế

+Không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.

+Chưa áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ.

+Do cơ chế quan liêu và bao cấp.

- Ý nghĩa

+Các nước Xã hội chủ nghĩa có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau để đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+Nâng cao đời sống nhân dân

+Ngày 28-8-1991 ngừng hoạt động.

b. Quan hệ chính trị - quân sự

Tổ chức Hiệp ước Vacxava thành lập ngày 14.05.1955 có vai trò và tác dụng:

- Thực chất là một khối liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm tăng cường hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa các nước XHCN, duy trì hòa bình và an ninh ở châu Âu.

- Góp phần tăng cường sức mạnh lực lượng vũ trang cua các nước thành viên, tạo nên thế chiến lược cân bằng về sức mạnh quản sự giữa các nước XHCN với các nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu thập niên 70.

- Sau những biến động to lớn về chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, sau khi chấm dứt chiến tranh lạnh. Tổ chức Vasava ngừng hoạt động vào ngày 31-3-1991.