Thể cá tra là ai

– Cá tra là một trong những loài cá có giá trị kinh tế phổ biến ở Đông Nam Á (camphuchia, Thai Lan, Indonesia,…)là một trong các loài nuôi quan trọng của khu vực này.

– Đồng bằng Nam Bộ đã có truyền thống nuôi cá Tra phổ biến trong ao và bè. Năng suất nuôi cá tra rất cao, trong ao đạt tới60-70 tấn/ha, trong bè có thể đạt tới 100-300 kg/m2 nước bè nuôi. Cá tra đang trở thành một đối tượng có giá trị xuất khẩu trong thời gian gần đây.

– Kỹ thuật nuôi cá Tra:

  • I. Đặc điểm sinh học của cá Tra
  • II. Kỹ thuật sản xuất giống cá Tra
  • III. Kỹ thuật nuôi cá Tra thượng phẩm trong ao

1. Phân loại

– Cá tra là 1 trong các loài của họ cá Tra (Pagasiidae) có ở hạ lưu sông Mêkông (Cửu Long) địa phận Việt Nam.

– Theo hệ thống phân loại, cá Tra được xếp như sau:

– Bộ cá Nheo (Siluormes)s)

– Họ cá tra (Pangasiidae)

2. Phân bố

– Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp chúng ở lưu vực sông Mê Kông và Chao phraya. Ở nước ta cá bột và cá giống vớt được chủ yếu trên sông Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy trong các ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên.

3. Đặc điểm hình thái và sinh thái

– Cá thân dài, không vẩy, màu sắc đen xám trên lưng, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đuôi râu dài.

– Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (10 – 14 % độ muối), có thể chịu đựng được nước phèn với pH>=4 (pH dưới 4 thì cá bỏ ăn, bị sốc), ít chịu đựng được nhiệt độ thấp dưới 150C, chịu nóng tới 390C.

4. Đặc điểm dinh dưỡng

– Cá hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Chúng ăn các loại phù động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng.

– Khi cá lớn, tính ăn tạp thiên về động vật và dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao nuôi cá Tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như: mùn, bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, động vật đáy,….

5. Đặc điểm sinh trưởng

– Cá trong tự nhiên, có thể sống trên 20 năm. Đã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu dài tới 1,8m. Trong ao nuôi cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 tuổi.

– Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 – 1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt 5 – 6 kg/năm.

6. Đặc điểm sinh sản

– Tuổi thành thục: Cá Tra đực thành thục ở tuổi thứ 2 và cá cái ở tuổi thứ 3 trở lên.

– Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ (thứ cấp), nên nhìn hình dáng ngoài khó phân biệt đực – cái.

– Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh, ở cá cái gọi là buồng trứng.

– Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 (dương lịch), cá đẻ tự nhiên trên sông ở những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp. Cá không đẻ ở phần sông của Việt Nam. Ở Campuchia, bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mê Kông và Tonlesap, từ Sombor, tỉnh Crache trở lên.

– Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (tháng 3).

– Trong tự nhiên không gặp tình trạng tái phát dục. Chỉ có trong điều kiện nuôi nhân tạo, cá Tra có thể tái phát dục 1 – 2 lần trong năm.

– Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá ta gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Tra có thể từ 200.000 đến vài triệu trứng.

Trước tình hình cầu cao hơn cung, nhiều doanh nghiệp, nông dân rục rịch tính chuyện đầu tư khôi phục, mở rộng diện tích ao nuôi. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và các ngành chuyên môn trong khu vực khuyến cáo, không nên ồ ạt mở rộng diện tích, nhất là những vùng nằm ngoài quy hoạch, tránh tái diễn tình trạng "cung vượt cầu".

Theo thông tin từ các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long, tuần qua, giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng, dao động ở mức từ 31.000-34.000 đồng/kg, tùy loại. Với giá cá như hiện nay, người nuôi cá bảo đảm được mức lãi khá. Ðây cũng là mức giá cao nhất trong vòng hai năm qua và có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do tình hình xuất khẩu đang thuận lợi, các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm, thu gom nguồn hàng.

Theo các chuyên gia, giá cá tăng cao phần nhiều do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài hơn hai năm qua, người nuôi không thu hoạch được, phải nuôi lưu trong ao, từ đó ảnh hưởng tới kế hoạch thả giống mới. Ngoài ra, tình hình giá thức ăn, thuốc thủy sản, vật tư đầu vào… đều tăng mạnh, kéo chi phí giá thành nuôi cá tra tăng lên, giá thu mua giảm sâu và kéo dài, nông dân "treo ao" hoặc chỉ nuôi cầm chừng. Do đó, khi tình hình xuất khẩu được phục hồi đã xảy ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu đầu vào.

Tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, trong ba tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra của cả nước ước đạt 646 triệu USD, tăng 88% so cùng kỳ năm 2021, chiếm khoảng 27% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm nay, ngành cá tra lên kế hoạch sản xuất cá thương phẩm đạt từ 1,6-1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,6 tỷ USD.

Với dự báo này, nhiều doanh nghiệp và nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đang khấp khởi tin rằng, ngành cá tra Việt Nam đang khởi sắc cho nên tập trung đầu tư khôi phục ao nuôi, mở rộng vùng nuôi cá tra. Một doanh nghiệp tại tỉnh An Giang-thủ phủ nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, đang liên hệ với chính quyền địa phương và các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang để xin đầu tư một dự án nuôi cá tra quy mô hàng trăm héc-ta tại xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương.

Nhiều nông dân xã Bình Giang, huyện Hòn Ðất và xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương xác nhận, thời gian gần đây có nhiều người từ các tỉnh khác liên hệ với nông dân để tính chuyện thuê đất, lập dự án nuôi cá tra quy mô lớn. Tuy nhiên, diện tích ao nuôi cá tra của tỉnh Kiên Giang thời gian qua còn nhỏ lẻ và chỉ tập trung ở vùng nước ngọt như huyện Giồng Riềng và Tân Hiệp, còn ở vùng mặn giáp biển như Hòn Ðất, Kiên Lương chủ yếu là nuôi tôm.

Có cầu thì ắt sẽ có cung. Nhu cầu cá tra xuất khẩu tăng, giá cá nguyên liệu cao, nên việc nông dân đầu tư nuôi cá xem ra cũng hợp lý. Thế nhưng, nếu thả nuôi ồ ạt, dễ lặp lại chu kỳ rớt giá. Ðây là vấn đề rất cũ, đã từng lặp đi lặp lại không chỉ đối với con cá tra mà với rất nhiều mặt hàng nông sản khác.

Với mức giá cá tra thương phẩm như hiện nay, bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp và người nuôi cá ở thời điểm hiện tại. Nhưng giá cả luôn biến động theo thị trường, cầu cao hơn cung thì giá sẽ tăng, còn ngược lại khi cung vượt cầu thì giá sẽ lao dốc. Vì vậy, người nuôi cá tra cần bình tĩnh vì giá cá thương phẩm hiện tại có thể "ảo" do "chiêu bài" của các doanh nghiệp chế biến. Bởi khi họ đã ký kết các hợp đồng với đối tác thì phải đẩy giá lên để nhanh chóng mua đủ số lượng hàng cần, nếu không thiệt hại mà họ phải nhận sẽ lớn hơn rất nhiều việc giảm lợi nhuận. Vì vậy, nếu người nuôi cá không tỉnh táo cứ ào ạt nhập giống, mở rộng diện tích ao nuôi thì rất có thể "sập bẫy" về giá sau này.

Ðể tránh nguồn cá tra nguyên liệu bị dội chợ, ế hàng, rớt giá, vấn đề liên kết trong sản xuất rất cần thiết. Theo đó, người nuôi cá cần thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã và các mô hình kinh tế tập thể khác để liên kết hoặc gia công cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Ngoài ra cần đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình nuôi để giảm giá thành; thực hiện quy trình khép kín từ ương giống, nuôi, chế biến và xuất khẩu nhằm ổn định nguồn hàng. Chính quyền các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng diện tích nuôi cá tăng quá nóng, nhất là những địa bàn không nằm trong quy hoạch. Bởi, nếu không thận trọng, chu kỳ rớt giá cá tra có thể sẽ tái diễn vào đầu năm 2023 khi nguồn cung quá dư thừa.

VIỆT TIẾN

Đăng ký nhận Video: – Vì sao BT Nguyễn Văn Thể có biệt danh “cá tra”?-Thể dính những bê bối gì?

👉 TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ CÁC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ:

💥 Thưa các bạn, các thông tin được chúng tôi tổng hợp có chọn lọc từ nhiều nguồn báo khác nhau, có báo trong và ngoài nước.Các đánh giá, bình luận đều dựa trên quan điểm cá nhân, chúng tôi không cố tình công kích, nhạo báng bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

💥 Do đó, Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến bình luận của khán giả trên mỗi video chúng tôi đăng tải lên hệ thống của Youtube.

👉 Hãy Gửi thông báo và các vấn đề liên quan khác qua email của chúng tôi: . Trân trọng cảm ơn! #TinNgàyMới,#TintứcViệtNam,#Việtnamngàymới,#NguyễnPhúTrọng,#hiệntìnhviệtnam,

Nguồn: https://aipcrquebec2010.org

Xem thêm bài viết khác: https://aipcrquebec2010.org/lam-dep


Xem thêm Bài Viết:

Thứ hai, 28/02/2022 - 12:35 PM

Thể cá tra là ai
Chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.

Ở ĐBSCL, từ 2 tháng cuối năm 2021 đến nay, tình hình sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá tra đang nóng lên. Người nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cho biết, sau đại dịch Covid-19, dấu hiệu thị trường phục hồi mạnh. Xuất khẩu sản phẩm cá tra bắt nhịp tiêu thụ tăng trở lại tại nhiều nước. Hiện tất cả các thị trường xuất khẩu cá tra đang tốt dần lên. Từ đó kéo theo giá cá tra thương phẩm lên mức 29.500 - 30.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với nửa cuối năm 2021.

Người dân nuôi cá ở Cù Lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cho rằng: Hiện còn một số hộ cầm cự duy trì ao nuôi thả cá tra là theo dạng hợp đồng liên kết với doanh nghiệp. Bởi qua 3 năm vất vả, giá cá rớt thấp người nuôi lỗ lã khiến nhiều hộ nuôi cá tự do bên ngoài không có hợp đồng nuôi gia công phải treo ao.

Do vậy, khi nhận thấy thị trường giá cá tra thương phẩm nóng lên, các hộ nuôi cá muốn quay lại tìm mua con giống thả nuôi. Tính theo thời điểm này, mức giá cá tra nuôi đạt tốt, đúng cỡ (size) được doanh nghiệp thu mua cao nhất 30.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí, có lãi khoảng 4.000-5.000 đ/kg dù chi phí thức ăn, vật tư đầu vào, nhân công đều đang tăng lên.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ hộ nuôi cá tra thương phẩm và sản xuất cá tra giống bên sông Hậu tại phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho hay: Khi giá cá tra vừa bắn tín hiệu tăng lên từ mấy tháng cuối năm 2021, một số người nuôi cá đón đầu bắt đầu tìm mua cá giống. Nhưng nguồn cá tra giống sau một thời gian khá dài chỉ sản xuất chầm chừng nay bất chợt trước nhu cầu lớn không thể nào đáp ứng ngay được.

Đó là chưa kể một số cơ sở ương nuôi cá tra giống vùng hạ lưu như Cần Thơ phải trông cậy vào nguồn cá bột từ trên huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), nhưng ương nuôi lại không đạt, hao hụt hoặc chết nhiều nên cá tra giống hiện thời khó đủ đáp ứng nhu cầu của người dân.

Thể cá tra là ai
Nuôi cá tra thương phẩm ở phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Tuần cuối tháng 2 vừa qua, không riêng với cá tra thương phẩm tăng giá, cá tra giống cũng tăng lên 40.000 - 45.000 đồng/kg (loại 30 con/kg), thậm chí có hộ muốn nuôi thả cá ngay, chấp nhận mua 55.000 đồng/kg nhưng cơ sở ương giống cũng không đủ cá tra để bán.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp thu mua chế biến cá tra xuất khẩu bắt đầu lên tiếng than phiền, lo lắng, nếu tình hình cá tra thương phẩm theo đà tăng giá lên nữa sẽ rất khó cho các hợp đồng xuất khẩu đã ký theo mức giá cũ. Trước tình hình giá cá tra có chiều hướng tăng cao, nhiều chuyên gia nghi ngại sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiều hộ dân quay lại tự phát nuôi cá tra ào ạt như năm 2018.

Thể cá tra là ai
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị cá tra TP Cần Thơ ngày 25/2. Ảnh: Hữu Đức.

Sau chuyến công tác thực tế vùng vuôi cá tra tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, ở thị trường cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang hồi phục nhanh chóng, mở ra cơ hội mới từ thị trường xuất khẩu năm 2022. Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện giá cá tra nguyên liệu tăng là tiền đề quan trọng để phát triển sản xuất, tiêu thụ trong năm 2022 nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sự phát triển ổn định của ngành hàng. Do đó, để đạt kết quả tốt trong 2022, Tổng Cục Thủy sản và các cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ cần có sự phối hợp với các địa phương, đánh giá đúng thực trạng, kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn để phát triển ngành hàng cá tra hiệu quả bền vững.

Thận trọng trong mở rộng diện tích nuôi

Theo Chi cục Thủy sản các tỉnh có vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL, diện tích thả nuôi cá tra phát sinh trong năm 2021 đạt trên 5.850ha, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2020. So sánh diện tích thả nuôi năm 2020 - 2021 có thể thấy diện tích thả nuôi cá tra trong 3 tháng 7-8-9/2021 giảm khoảng 30 - 55% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, diện tích thả nuôi trong các tháng 3 - 6 và tháng 10-11/2021 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đây là các tháng trước và sau khi xảy ra giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng ĐSBCL. Đặc biệt, từ sau tháng 9/2021, sự tăng trưởng về diện tích cho thấy ngành hàng cá tra đã quay lại nhịp độ sản xuất bình thường sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19.

Kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2021 vẫn duy trì tăng trưởng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm đạt trên 4,8 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm 2020, trong đó sản lượng cá tra đạt 1,52 triệu tấn, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,62 tỷ USD tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Có thể xem đây là cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành hàng cá tra trong năm 2021.

Bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, song hành cùng cơ hội vẫn còn thách thức đặt ra với ngành hàng cá tra trong thời gian tới. Các cơ quan hữu quan ngành thủy sản và đối tác tham gia chuỗi sản xuất cần đánh giá và định hướng người nuôi. Đó là cân bằng cung - cầu nhằm tăng lợi nhuận và giá trị cho ngành cá tra.

Sau dịch Covid-19, hoạt động sản xuất tuy phục hồi nhưng dịch bệnh chưa chấm dứt vẫn là thách thức cho chuỗi cung ứng. Chi phí sản xuất, vận chuyển leo thang, tình hình vận tải biển vẫn cần có giải pháp tích cực, Mặt khác, tại Mỹ lạm phát tăng có thể khiến sức mua giảm nên sức tăng đột biến như năm 2021 khó xảy ra.

Thể cá tra là ai
Thu hoạch cá tra thương phẩm ở ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2022, ngành cá tra dự kiến sản xuất đạt sản lượng cá tra thương phẩm đạt 1,6 - 1,7 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD. TS Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định: Các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới mà nước ta tham gia vừa là thách thức, vừa là cơ hội để sản phẩm cá tra Việt Nam tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường EU, Mỹ,... Tuy nhiên, những yêu cầu ngày càng khắt khe từ trường nhập khẩu đòi hỏi ngành hàng cá tra nước ta phải nỗ lực để đáp ứng.

Mặt khác, nhìn thực tế từ vùng nuôi cá tra, chúng ta cần phải cẩn trọng trước giá cả tăng đột biến. Bởi vì chúng ta đã phải trả giá rất nhiều từ những năm 2019-2020-2021. Khi thấy giá tăng chạy theo tăng diện tích, tăng sản lượng lại kéo giá giảm xuống.

Ngoài ra, khi tăng diện tích người nuôi không tuân thủ các qui định về mã số cơ sở nuôi, an toàn thực phẩm và các điều kiện khác nên sẽ tiềm ẩn rủi ro. Về nguyên tắc thị trường, nếu giá cá tra ta tăng sẽ có những sản phẩm thay thế, cạnh tranh. Vô hình chung chúng ta sẽ đánh mất thị trường, vì không phải là xây dựng thương hiệu mà là làm cho hình ảnh cá tra trở thành bình thường.

Ông Trần Đình Luân nhấn mạnh: Từ 2 năm qua, khuyến cáo của Bộ NN-PTNT là không mở rộng diện tích vùng nuôi. Chính vì thế các địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chuyển giao và giám sát vùng nuôi. Đặc biệt trong tích hợp quy hoạch kinh tế xã hội giữa các địa phương sẽ đưa những vùng có tiềm năng, lợi thế để phát triển cá tra có hiệu quả hơn. Trong xu hướng chuyển đổi số ngành nông nghiệp, ngành hàng cá tra sẽ tiên phong số hóa toàn bộ các cơ sở từ nuôi đến chế biến, công khai minh bạch quản lý đầu vào, đầu ra, cân đối cung-cầu hợp lý, có như thế cá tra mới phát triển ổn định, bền vững.

Nhận diện thị trường và dự báo về cơ hội xuất khẩu cá tra trong năm 2022, Bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP, phân tích: Thị trường nhập khẩu phục hồi, tăng trưởng tốt, trong đó có nhóm 4 thị trưởng chính: Trung Quốc (31%), Mỹ (23%), CPTPP (13% - các nước đối tác tham gia Hiệp định CPTPP) và EU (6,6%) chiếm 73,6% đều có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Giá cá tra xuất khẩu dự báo sẽ tăng khoảng 5% do chi phí nuôi trồng, logistics, lao động… Do đó, xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng 20 - 22% so với năm 2021.