Thế nào là bón lót và mục đích của bón lót

Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng ?

Đề bài

Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng ? 

Lời giải chi tiết

+ Tác dụng của làm đất:

- Làm cho đất tơi xốp.

- Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng 

- Diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh 

- Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt 

+ Tác dụng của bón phân lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, để phân có thời gian phân hủy thành các chất tan thì cây mới hấp thụ được. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.

Loigiaihay.com

Thế nào là bón lót , bón thúc ?

Đề bài

Thế nào là bón lót , bón thúc ?

Lời giải chi tiết

- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhắm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

Loigiaihay.com

1. Bón phân lót là gì? tại sao phải bón phân lót?

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và bón phân vào giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm, bón phân phục hồi cây sau khi thu hoạch.

Bón lót thường được tiến hành trước khi cày bừa làm đất, hoặc trước khi bừa lần cuối trước khi gieo cấy

Thế nào là bón lót và mục đích của bón lót

cải tạo đất, biến đất chai thành đất nàu nỡ - PH ĐẤT

Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành theo hàng, theo hốc

Đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân đó để bón lót có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng.

2. Nên bón lót loại phân gì? Lượng bón lót là bao nhiêu?

Thế nào là bón lót và mục đích của bón lót

BIOTEC TRICHODERMA (CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG, XÁC BÃ THỰC VẬT NHANH NHẤT)

Lượng phân dùng để bón lót phụ thuộc vào loại phân bón, tính chất của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng.

Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn thì có thể bón lót với lượng lớn hơn, trong khi đó đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn nên bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi

Bón lót sử dụng các loại phân cần thiết có một thời gian nhất định để chất dinh dưỡng chuyển hoá thành dạng dễ tiêu cây trồng mới sử dụng được như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân lân.

Các loại phân bón lót được sử dụng:

- Phân có hàm lượng hữu cơ cao: Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

- Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

3. Bón thúc là gì? Tại sao phải bón thúc?

Thế nào là bón lót và mục đích của bón lót

SUPERMAN 5L

Là bón phân trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng (đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển thân lá, tạo củ, tạo quả...), nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây trồng tạo năng suất cao.

Thiếu phân bón thúc cây trồng còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.

4. Nên dùng loại phân bón thúc gì?

Thế nào là bón lót và mục đích của bón lót

ECO SOIL dinh dưỡng bổ sung

Bón thúc cho cây cần dựa vào đất, vào cây, và cả thời tiết từng mùa vụ. Từ đó mà định loại phân, lượng phân và thời gian bón cho thích hợp. “Nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời để bón phân” là câu bà con nông dân mình luôn tâm đắc.

- Giai đoạn cây con đang phát triển: cây đâm tiêm, đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển cành lá... nên bón nhiều phân đạm hơn lân và kali hoặc dùng các loại phân hỗn hợp NPK các loại phân có hàm lượng Đạm cao, lân và kali vừa phải.

Thế nào là bón lót và mục đích của bón lót

KALI MEN

- Giai đoạn cây nuôi quả, nuôi củ, tích lũy đường... nên dùng các loại phân có hàm lượng Kali và đạm cao.

Lưu ý: Tại tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng, ngoài việc bón phân đa lượng (Đạm, Lân, Kali) cần lưu ý bổ sung các loại trung (Ca, Mg, S, Si), vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo...) cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân đối.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Thế nào là bón lót và bón thúc? Cho ví dụ?

Các câu hỏi tương tự

Mục đích của bón lót và bón thúc?

Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Công nghệ 7 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Câu 1: Thế nào là bón lót, bón thúc? Bón lót, bón thúc nhằm mục đích gì? * Bón lót và bón thúc: Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. * Mục đích của bón lót và bón thúc: Bón lót: Nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mưói bén rễ. Bón thúc: Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho cây trong từng thời kỳ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Câu 2: Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng? Thế nào là tạo giống bằng phương pháp chọn lọc? * Có 4 phương pháp chọn tạo giống cây trồng: Phương pháp chọn lọc, Phương pháp lai Phương pháp gây đột biến Phương pháp nuôi cấy mô * Chọn giống bằng phương pháp chọn lọc là: + Từ giống khởi đầu chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt + Gieo hạt của cây được chọn và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương. Nếu tốt hơn thì nhân giống cho sản xuất đại trà. Câu 3: Nêu vai trò của giống cây trồng .Để có giống cây trồng tốt thì cần những tiêu chí nào? * Vai trò của giống cây trồng Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm. * Tiêu chí của giống cây trồng tốt - Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. - Có chất lượng tốt. - Có năng suất cao và ổn định. - Chống chịu được sâu bệnh Câu 4: Sâu bệnh có những tác hại gì đối với cây trồng ? Nêu các nguyên tắc phòng trừ ?. * Tác hại của sâu, bệnh: Làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém à năng suất, chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch * Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại Cần phải tuân thủ các nguyên tắc: - Phòng là chính. - Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để. - Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. Câu 5: Thế nào là đất trồng? Cho biết vai trò của đất trồng? * Đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, ở đó thực vật có thể sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra sản phẩm * Đất trồng có vai trò : + Cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây + Giúp cây đứng vững Câu 6: Nêu những biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất. *Những biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất. - Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ - Làm ruộng bậc thang - Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh - Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên - Bón vôi Câu 7: Phân bón là gì? Bón phân vào đất có tác dụng gì? * Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây: N, P, K. * Phân bón làm tăng độ phì nhiều của đất, tăng năng suất cây trồng và tăng chất lượng nông sản. Câu 8: Biện pháp hóa học là gì ? Nêu ưu và nhược điểm của biện pháp này ? Sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu bệnh bằng cách: phun xịt, vãi, trộn thuốc với hạt giống + Ưu: diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công. + Nhược: gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), giết chết các sinh vật khác ở ruộng. Câu 9: Trồng rừng bằng cây con: Có 2 cách: _ Trồng cây con có bầu. _ Trồng cây con rễ trần. Ngoài ra người ta còn trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố. Qui trình kĩ thuật trồng rừng bằng cây con gồm các bước: _ Tạo lỗ trong hố. _ Đặt cây vào lỗ trong hố đất. _ Lấp đất. _ Nén chặt. _ Vun đất kín gốc cây. Câu 10: Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng: _ Làm rào bảo vệ. _ Phát quang. _ Làm cỏ. _ Xới đất, vun gốc. _ Bón phân. _ Tỉa và dặm cây. Câu 11: Ý nghĩa: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của con người. Bảo vệ rừng: 1. Mục đích: _ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. _ Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất. 2. Biện pháp: Gồm có: _ Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng. _ Kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép. _ Chủ rừng và Nhà nước phải có kế hoạch phịng chĩng chy rừng . Câu 12: Vai trò của ngành chăn nuôi. _ Cung cấp thực phẩm. _ Cung cấp sức kéo. _ Cung cấp phân bón. _ Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất khác. Câu 13: Khái niệm về giống vật nuôi. Thế nào là giống vật nuôi? Được gọi là giống vật nuôi khi những vật nuôi đó có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định và đạt đến một số lượng cá thể nhất định Phân loại giống vật nuôi Có nhiều cách phân loại giống vật nuôi _ Theo địa lí _ Theo hình thái, ngoại hình _ Theo mức độ hoàn thiện của giống _ Theo hướng sản xuất Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp. Câu 14: Một số phương pháp chọn giống vật nuôi: 1.Phương pháp chọn lọc giống hàng loạt: Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước và sức sản xuất của từng vật nuôi trong đàn để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống. 2.Phương pháp kiểm tra năng suất : Các vật nuôi được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn”trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước lựa những con tốt nhất giữ lại làm giống Câu 15:Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: 1. Thức ăn vật nuôi: Là những loại thức ăn mà vật nuôi có thể ăn được và phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hóa của vật nuôi. 2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ: thực vật, động vật và từ chất khoáng. Câu 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi: Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô.Phần chất khô của thức ăn có: protein, lipit, gluxit, kháng, vitamin. Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Câu 17: Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra sản phẩm cho chăn nuôi như thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp năng lượng làm việc, Câu 18:Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi: _ Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. _ Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng móng. TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Đất trồng là: A. Nơi thực vật sinh trưởng và phát triển. B. Nơi sinh sống của thực vật. C. Lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. D. Môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững. Câu 2: Thành phần của đất trồng gồm: A. Phần rắn, phần lỏng, phần khí. B. Phần rắn, phần hữu cơ, phần vô cơ. C. Phần lỏng, phần khí, phần vô cơ. D. Phần lỏng, phần khí, phần hữu cơ. Câu 3: Phần rắn của đất bao gồm: A. Muối khoáng và nước B. Các chất: nitơ, phôtpho, kali C. Chất mùn và nước D. Thành phần vô cơ và hữu cơ Câu 4: Vai trò của phần rắn đối với cây trồng: A. Cung cấp chất hữu cơ cho cây. B. Cung cấp chất khoáng cho cây. C. Cung cấp các vi sinh vật cho cây. D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Câu 5: Vai trò của phần khí đối với cây trồng: A. Cung cấp khí nitơ cho cây. B. Cung cấp khí oxi cho cây. C. Cung cấp khí cacbônic cho cây. D. Cung cấp nước cho cây. Câu 6: Vai trò của đất trồng: A. Cung cấp nước, oxi cho cây. B. Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, khí oxi cho cây, giúp cây đứng vững. C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. D. Làm giá đỡ cho cây. Câu 7: Phân bón được chia làm mấy nhóm chính? A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 8: Phân bắc, phân chuồng, phân xanh thuộc nhóm phân: A. Hữu cơ B. Vi sinh C. Hóa học D. Tổng hợp Câu 9: Phân đạm, phân kali, phân lân thuộc nhóm phân: A. Hữu cơ B. Vi sinh C. Hóa học D. Tổng hợp Câu 10: Chọn từ điền đúng cho câu sau: "Phân bón làm tăng, tăng năng suất và chất lượng nông sản" A. Vụ B. Độ phì nhiêu của đất C. Khả năng phát triển của cây D. Khả năng sinh sản của cây Câu 11: Cơ thể côn trùng chia 3 phần, gồm: A. Đầu, ngực, bụng B. Đầu, ngực, cánh C. Đầu, thân, cánh D. Đầu, thân, chân Câu 12: Chọn từ điền đúng cho câu sau: "Khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng gọi làcủa côn trùng" A. Sinh trưởng B. Phát triển C. Sinh sản D. Vòng đời Câu 13: Sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong đời sống gọi là: A. Biến dạng của côn trùng B. Biến thái của côn trùng C. Sự lột xác của côn trùng D. Sự sinh trưởng, phát triển của côn trùng Câu 14: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất? A. Sâu non B. Sâu trưởng thành C. Nhộng D. Trứng Câu 15: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất? A. Sâu non B. Sâu trưởng thành C. Nhộng D. Trứng Câu 16: Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phải trải qua mấy giai đoạn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17: Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn phải trải qua mấy giai đoạn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 18: Bệnh cây là trạng thái không bình thường về: A. Sinh trưởng, phát triển B. Sinh sản C. Cấu tạo D. Chức năng sinh lí, cấu tạo, hình thái Câu 19: Vi sinh vật gây ra bệnh cây: A. Nấm, vi khuẩn, vi rút B. Sâu bọ C. Côn trùng D. Nhện Câu 20: Các công việc làm đất: A. Xới đất, đập đất, lên luống B. Lên luống, cày đất, bừa và đập đất C. Cày đất, diệt cỏ dại, tưới nước D. Cày đất, lên luống, bón phân Câu 21: Những cây trồng nào sau đây áp dụng biện pháp lên luống? A. Súp lơ, lúa, su hào, bắp. B. Mồng tơi, khoai tây, đậu, ớt C. Khoai lang, rau muống, rau cải, xà lách D. Hành, nghệ, gừng, củ cải Câu 22: Phân dùng bón lót thường là phân: A. Phân xanh, phân chuồng B. Phân kali, phân đạm C. Phân hữu cơ trộn phân vi lượng D. Phân hữu cơ trộn lẫn phân lân Câu 23: Yếu tố có tính chất quyết định nhất đến thời vụ là : A. Khí hậu B. Loại cây trồng C. Tình hình phát sinh sâu bệnh của địa phương D. Phân bón Câu 24: Nước ta có mấy vụ gieo trồng chính trong năm? A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 25: Ở miền Bắc nước ta có thêm vụ gieo trồng nào ? A. Vụ đông xuân B. Vụ hè thu C. Vụ mùa D. Vụ đông Câu 26: Gieo trồng cây phải đảm bảo các yêu cầu về: A. Thời vụ, khí hậu B. Thời vụ, mật độ, khoảng cách, độ nông sâu C. Loại cây trồng, thời tiết D. Độ nông sâu, kích thước hạt Câu 27: Có mấy phương pháp gieo trồng chính? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 28: Ưu điểm của phương pháp gieo vãi: A. Cây phát triển rất tốt B. Tiết kiệm hạt giống C. Nhanh, ít tốn công D. Dễ chăm sóc Câu 29: Ưu điểm của phương pháp gieo theo hàng, theo hốc: A. Tiết kiệm thời gian B. Cây sinh trưởng, phát triển mạnh C. Ít tốn công D. Dễ chăm sóc, tiết kiệm hạt giống Câu 30: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây trồng ngắn ngày? A. Hành, ớt, bạch đàn, tràm B. Lúa, ngô, đỗ, rau C. Xoài, đậu nành, cải, su hào D. Rau muống, rau lang, khoai tây, chanh. Câu 31: Mục đích của việc làm đất là: A. Làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại, sâu bệnh hại, cải tạo đất B. Tăng chất dinh dưỡng cho đất C. Tạo lớp đất mới trên bề mặt D. Dễ bón phân Câu 32: Cày đất nhằm mục đích: A. Tăng chất dinh dưỡng B. Chống úng C. Làm đất tơi xốp, thoáng khí, vùi cỏ dại D. San phẳng đất Câu 33: Mục đích của việc bừa và đập đất: A. Lật đất sâu lên bề mặt B. Tạo điều kiện cho đất giữ ẩm tốt C. Dễ chăm sóc cây D. Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân, san phẳng mặt ruộng Câu 34: Lên luống nhằm mục đích: A. Chống úng, tạo tầng đất dày, dễ chăm sóc cây B. Làm vỡ đất nhỏ C. Làm đất tơi xốp D. Tăng chất dinh dưỡng cho cây Câu 35: Bón lót được thực hiện vào thời gian nào? A. Trong thời kì sinh trưởng, phát triển của cây B. Sau khi cây ra hoa C. Trước khi gieo trồng D. Sau khi gieo trồng Câu 36: Khoảng thời gian nhất định để gieo trồng một loại cây nào đó gọi là: A. Thời điểm gieo trồng B. Thời vụ gieo trồng C. Mùa gieo trồng D. Năm gieo trồng Câu 37: Ngoài hai phương pháp gieo trồng chính, người ta còn tiến hành trồng bằng: A. Củ, thân, cành B. Lá C. Rễ D. Chồi Câu 38: Lá bị thủng, thân cành sần sùi, lá quả bị biến dạng là những dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại về: A. Màu sắc B. Trạng thái C. Cấu tạo, hình thái D. Chức năng sinh lí Câu 39: Biến thái không hoàn toàn khác biến thái hoàn toàn ở đặc điểm: A. Không có giai đoạn trứng B. Không có giai đoạn nhộng C. Không có giai đoạn sâu non D. Không có giai đoạn sâu trưởng thành Câu 40: Vụ hè thu ở nước ta kéo dài từ: A. Tháng 1 đến tháng 4 B. Tháng 4 đến tháng 7 C. Tháng 7 đến tháng 11 D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------