Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Giao dịch dân sự là hình thức phổ biến và xảy ra nhiều nhất trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này, vẫn còn nhiều tranh chấp xảy ra. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Theo Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra quy định về khái niệm chiếm hữu ngay tình tại Điều 180 với nội dung cụ thể như sau:

“Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”

Chiếm hữu ngay tình đã được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 tại Điều 189 theo đó: Các chủ thể là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”. Hiện nay, tại Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2005 lại thay đổi theo hướng như sau: chiếm hữu ngay tình là việc các chủ thể chiếm hữu tài sản mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

So với Điều 189 Bộ luật dân sự năm 2005 thì tại Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015 đã có sự thay đổi hẳn. Cụ thể, thay vì người chiếm hữu phải chứng minh mình không biết và không thể biết rằng việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật mới là chiếm hữu ngay tình thì tại Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ đưa ra yêu cầu người chiếm hữu chứng minh mình có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Như vậy, ta nhận thấy, chiếm hữu ngay tình là việc các cá nhân hay tổ chức chiếm hữu tài sản mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 184 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh”.

Ta nhận thấy, tại điều luật chỉ có suy đoán một người chiếm hữu là chiếm hữu ngay tình. Quy định được nêu trên đã cho thấy người đang nắm giữ, chi phối tài sản chưa đủ để suy đoán là ngay tình, vì để hưởng sự suy đoán này, người đang nắm giữ, chi phối phải còn chứng minh thêm rằng họ nắm giữ, chi phối tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản thì mới được coi là người chiếm hữu đối với tài sản đó.

Như vậy, chúng ta thấy điều mà pháp luật suy đoán không phải là các chủ thể cứ cầm giữ, chi phối đối với tài sản thì được suy đoán là người chiếm hữu tài sản đó. Pháp luật chỉ đưa ra suy đoán về sự ngay tình sau khi người liên quan hội đủ điều kiện là người chiếm hữu. Nói một cách khác dễ hiểu hơn, các chủ thể là người đang nắm giữ, chi phối tài sản có nghĩa vụ chứng minh mình có đủ tư cách của người chiếm hữu còn người có tranh chấp với họ có nghĩa vụ chứng minh sự không ngay tình theo quy định của pháp luật.

Phân loại chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:

Dựa vào ý chỉ của chủ thể chiếm hữu tài sản mà luật dân sự phân thành: Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.

– Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: Đó là việc chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật nhưng không biết và không thể biết (pháp luật không buộc phải biết) việc chiếm hữu là không có căn cứ. Ví dụ như mua nhầm tài sản của kẻ gian mà không biết, …

– Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: Đó là việc chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật và người đó biết là không có căn cứ hoặc là tuy không biết nhưng pháp luật buộc phải biết việc chiếm hữu của họ là không có căn cứ. Ví dụ như người mua biết của gian nhưng vẫn mua vì giá rẻ, …

Bên cạnh chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì còn có chiếm hữu có căn cứ pháp luật: được hiểu là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp được pháp luật quy định hay việc chiếm hữu đó không vi phạm quy định pháp luật.

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật thường được thể hiện dưới những hình thức như sau: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật khi chủ sở hữu chiếm hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền để quản lý tài sản thay cho chủ tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, chỉ khi nào một người chiếm hữu tài sản một cách có căn cứ pháp luật, thì quyền lợi của họ mới được công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Bộ luật dân sự 2015 có quy định tại Điều 166 về quyền đòi lại tài sản thì “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”.

Tiếp theo đó, việc chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản của mình thì Bộ luật dân sự 2015 đã phân định rõ tài sản ở đây là bất động sản và động sản Điều 167 quy định về quyền đòi lại tài sản là động sản, Điều 168 quy định về quyền đòi lại tài sản là bất động sản như sau:

Điều 167 Bộ luật dân sự 2015 “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

Điều 168 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.”

Ngoài ra, trong những điều kiện nhất định: Liên tục (Điều 190 Bộ luật dân sự năm 2015), công khai (Điều 191 Bộ luật dân sự năm 2015) và trong một khoảng thời hạn là mười năm đối với động sản và ba mươi năm đối với bất động sản, thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được hưởng quyền xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 247 Bộ luật dân sự năm 2015) (không áp dụng đối với tài sản thuộc sở hữu của nhà nước).

Như vậy, ta thấy rằng cùng là sự chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng căn cứ vào ý chí chủ quan của chủ thể, pháp luật dân sự phân biệt thành hai hình thức là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội và trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền của chủ sở và việc lựa chọn phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu trong giải quyết các án kiện dân sự.

Người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản thì có phải đăng ký quyền sở hữu hay không?

Điều 167 Bộ luật dân sự 2015 “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

Mua tài sản của kẻ gian có phải là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình không?

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: Đó là việc chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật nhưng không biết và không thể biết (pháp luật không buộc phải biết) việc chiếm hữu là không có căn cứ. Ví dụ như mua nhầm tài sản của kẻ gian mà không biết.

Trên đây là một số thông tin về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin