Theo em quan niệm sống nhàn hiện nay con phù hợp không tại sao

Qua chữ nhàn, bàn về quan niệm sống nhàn hiện nay

THPT Sóc Trăng Send an email

0 17 phút

Ta thường nghe nói sống nhàn qua thi từ thơ văn đặc biệt là chữ “nhàn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói, nhưng liệu chữ “nhàn” đó có đúng trong cuộc sống hiện nay? Cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số bài văn hay của các bạn học sinh giỏi quốc gia dưới đây em nhé:

Nội dung

Bài viết gần đây

  • Theo em quan niệm sống nhàn hiện nay con phù hợp không tại sao

    Thuyết minh về Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

  • Theo em quan niệm sống nhàn hiện nay con phù hợp không tại sao

    Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Theo em quan niệm sống nhàn hiện nay con phù hợp không tại sao

    Phân tích bài Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) – Trương Hán Siêu

  • Theo em quan niệm sống nhàn hiện nay con phù hợp không tại sao

    Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

  • 1 Bàn vềchữ nhàn của Nguyễn Bình Khiên về cuộc sống hiện nay
    • 1.1 Từ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm liên hệ cuộc sống hiện nay

Theo em quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm tích cực hay tiêu cực. Vì sao

❮ Bài trước Bài sau ❯


1. Quan niệm "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngắn 1

“Nhàn” là một quan niệm nhân sinh vô cùng sâu sắc. Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lối sống này cốt để giữ cho tâm hồn được thanh cao, không vẩn đục, không tranh giành quyền lực. Sống “nhàn” là cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên đối lập hẳn với cuộc sống quan quyền trong xã hội phong kiến.

2. Quan niệm "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngắn 2

Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ chốn quan trường triều Mạc về quê dạy học và sống nhàn tản, sống hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi. Quan niệm sống nhàn của vị Trạng Trình ấy được thể hiện qua bài thơ " Nhàn" viết bằng chữ Nôm, rút trong tập "Bạch Vân quốc ngữ thi". " Nhàn" là quan niệm sống, là lời tâm sự về cuộc sống, sở thích cá nhân.

Sau khi dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần nhưng vua không chấp nhận, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê dạy học, sống nhàn như một "lão nông tri điền thực sự". Cuộc sống thuần hậu, nhàn tản diễn ra hàng ngày với:

" Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào".

Nhịp điệu thơ thong thả như chính nhịp sống giữa thôn quê yên bình với "mai", "cuốc", "cần câu". Điệp từ "một" chỉ số đếm cụ thể lần lượt liệt kê ra các danh từ chỉ công cụ lao động bình dị kết hợp với nhịp thơ 2/2/2 đã tạo ra tâm thế sẵn sàng, chu đáo trong lao động. Từ láy "thơ thẩn" phác họa cho ta thấy tư thế an nhiên, tự tại và cuộc sống thuần hậu, chất phác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đại từ phiếm chỉ "ai" nói về mọi người mải lo "vui thú nào" trái ngược với ông chỉ thích quanh đi quẩn lại với những thú vui thiên nhiên, cây cỏ không chút bận lòng với công danh, phú quý ở đời. Tâm trạng thanh thản, an nhàn và thú vui tao nhã, thanh cao với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông- mùa nào thức ấy.

" Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao".

Cuộc sống đạm bạc từng ngày trôi qua vô cùng thư thái với những món ăn quê mùa, dân dã "măng trúc", "giá" do sức lao động của mình làm ra, cùng với nếp sinh hoạt bình thường, giản dị "tắm hồ sen", " tắm ao". Nghệ thuật liệt kê ở hai câu thơ đã khắc họa bức tranh tứ bình về cuộc sống đạm bạc mà thanh cao với bốn mùa có những đặc trưng riêng. Từ ngữ bình dị, dân dã như lời khẩu ngữ tự nhiên, hệt như cách nói của một lão nông thực sự chứ không phải là của một vị từng làm quan. Thú vui thanh nhàn nhưng không làm mất đi vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ sáng ngời.

" Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao".

Dại- khôn ở đời là cách nhìn của mỗi người, bởi nước luôn chảy xuống thấp còn con người luôn muốn hướng lên cao mà đi. Ở hai câu thơ này, ta thấy được hai cách sống trái ngược giữa "ta" và "người". So sánh tương phản và biện pháp đối: dại- khôn, vắng vẻ- lao xao đã chỉ ra sự đối lập giữa nhân cách - danh lợi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn giữ lại cốt cách thanh cao, theo đuổi quan niệm sống nhàn, nhàn thân và nhàn tâm mặc người chốn quan trường bon chen, tranh giành. Đi ngược với thói đời thông thường, ông lánh đục tìm trong, tìm về "nơi vắng vẻ", nơi không người cầu cạnh và cũng không cần đi cầu cạnh người. Quê nhà thanh tịnh và an nhiên giúp ông tìm được sự thư thái, thảnh thơi của tâm hồn và giữ được sự thanh cao của nhân cách. Mặc người chọn "chốn lao xao" nơi quan trường bon chen, sát phạt, nơi xô bồ chỉ có quyền lực và bạc tiền, không có tình người. Cái "dại" của "ta" là cái "dại" của một bậc đại trí, thấu triệt lẽ thịnh suy, vong tồn của thời cuộc, sống trọn vẹn từng ngày thanh thản, nhàn nhã theo tự nhiên. Cái "khôn" của "người" là chấp nhận dấn thân vào "chốn lao xao" để tìm lợi ích cho bản thân, u mê giữa thời thế nhưng người cứ bon chen, bị cuốn theo vòng danh lợi. "Người' nhìn cho "ta" là "dại" nhưng chắc gì "ta dại" và "người khôn"? Vị Trạng Trình của một thời làm quan dưới triều Mạc tự nhận mình là "dại" nhưng rất tỉnh táo trong lựa chọn cách sống. Cách nói đùa vui, ngược nghĩa làm giọng thơ trở nên hóm hỉnh, sâu cay nhưng chứa đựng một tầm nhìn sáng suốt, nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ là cách ông nhận ra cái khôn-dại thực sự ở đời.

Sống thanh cao và chan hòa với tự nhiên là quan niệm sống nhàn xuyên suốt bài thơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cách sống ngược lại với người đời, ông đứng bên ngoài nhìn thói đời bon chen, ngươi lừa, ta gạt để tranh giành phú quý. Bài thơ " Nhàn"làm nổi bật nhân cách, trí tuệ sáng ngời, một quan niệm sống phù hợp với hoàn cảnh xã hội có nhiều biểu hiện suy vong thời bấy giờ. Mỗi thời mỗi khác, nhưng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hoàn cảnh ấy rất đáng quý, đáng được trân trọng, ngợi ca.

---------------------HẾT-------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em nội dung 2 bàiQuan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên, để có thêm những hiểu biết về tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm:Sơ đồ tư duy bài thơ Nhàn, Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn, Bình giảng bài thơ Nhàn, Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

  • Dàn ý quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên
  • Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trong bài thơ Nhàn, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ tái hiện lại cuộc sống bình dị nơi thôn dã mà còn thể hiện quan niệm sống Nhàn. Trong bài học hôm nay, các em hãy cùng chúng tôi Phân tích quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên để thấy được cái độc đáo trong quan niệm sống của nhà thơ, qua đó cảm nhận được nhân cách cao đẹp của người cư sĩ.

Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn Bình giảng bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn Dàn ý bình giảng bài thơ Nhàn

Quan niệm sống “nhàn” của thế hệ trẻ hôm nay – Mẫu 1

“Con người là lý tưởng của cái đẹp”(M.Gor-ki) và làm nên vẻ đẹp kì diệu đó chính là nhờ quan niệm, cách sống của mỗi người. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, vẻ đẹp thanh cao đã ngời sáng qua quan niệm sống “nhàn”- một quan niệm sống lấp lánh vẻ đẹp nhân văn thể hiện trong thi phẩm “Nhàn” của Tuyết Giang Phu Tử.

Trước hết, ta nên hiểu sống “nhàn” là thế nào? Trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn được nâng lên thành một triết lý sống. Nhàn là sống hoà mình với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên, xem thường công danh phú quý. Với Trạng Trình, quan niệm sống này được ảnh hưởng phần nhiều từ bối cảnh xã hội. Trong thời đại này, chế độ phong kiến thối nát, khủng hoảng trầm trọng. Cho nên, ông đành phải cáo quan về ở ẩn. Tuy vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thường giúp đỡ, góp ý kiến cho chế độ cai trị lúc bấy giờ. Còn “nhàn” trong cuộc sống hiện nay là nhàn nhã, thanh thơi, không vướng bận…., là hướng tới cuộc sống bình dị, thảnh thơi, lành mạnh.

Vậy tại sao chúng ta nên sống “nhàn”? Đặt trong hoàn cảnh xã hội thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn là một quan niệm sống tích cực. Trạng Trình sống gần gũi vui trọn với thiên nhiên. Hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên trong tâm thế nhàn tản, ung dung, sống với những điều bình dị, sẵn có nơi thôn dã:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không vướng bận việc đời, coi thường công danh. Cái nhàn của ông là cái nhàn của người đã giác ngộ được quy luật thời thế: “công danh thân toại’.

Lối sống này giúp cho Trạng Trình có một tâm hồn thanh cao, thoải mái, thư thái. Bởi vậy, lịch sử dân tộc Việt Nam đã có không ít những bậc “Thanh quan” lựa chọn sống thanh nhàn:

“Rồi hóng mát thửơ ngày trường”

(Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi)

Thế nhưng, quan điểm sống nhà của ông cũng không hề thoát li đời sống, cũng như Chu Văn An, Nguyễn Trãi vẫn: “Lẳng thẳng không nguôi chuyện dưới trần” (Nguyễn Trãi)

Và đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay, quan niệm sống nhàn vừa có những nét tích cực vừa còn những điểm chưa phù hợp, hạn chế. Với thế hệ trẻ ngày nay, sống “nhàn” cũng là sống hòa mình với thiên nhiên, không quá coi trọng vật chất, danh lợi. Bên cạnh đó sống ‘nhàn” còn là biết sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư thái. Có như vậy, ta mới giữ được tâm hồn thanh cao, mới cảm nhận thấy cuộc sống thật sự có ý nghĩa.

Cuộc sống là một guồng quay hối hả và sẽ là quá nhanh nếu ta cứ mãi mê chạy theo những nhu cầu vật chất mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống. Chính vì vậy sống ‘nhàn” luôn là lối sống tích cực giúp con người tìm được những giá trị thiết yếu, được sống hòa mình với tự nhiên.

Thế nhưng, liệu sống “nhàn” có hoàn toàn tích cực hay không? Ngay bên cạnh chúng ta, hàng ngày vẫn còn biết bao con người không nơi nương tựa, sống lang thang khắp nơi. Hàng ngày, bố mẹ ta vẫn tần tảo sớm hôm chăm lo đồng tiền bát gạo để lo cho con được bằng bạn, bằng bè. Và người anh em của chúng ta- Đồng bào miền Trung ruột thịt vẫn đang phải gánh chịu bao nhiêu hậu quả của thiên tai lũ lụt…thật xót xa làm sao!

Đặc biệt trong những ngày tháng này khi “Tổ quốc đang bão giông từ biển” (Nguyễn Việt Chiến), ta lại càng thấy nhói đau… Mũi khoan Hải Dương 981 xoáy vào thềm lục địa “Đất nước” xót xa, đau đớn. Bởi vậy, dân tộc Việt Nam đang hướng về biển Đông với tấm lòng sục sôi tinh thần yêu nước. Ngoài đảo xa, những người dân vẫn miệt mài bám biển, những chiến sĩ hải quân vẫn giữ vững chặt tay súng bảo vệ bình yên cho dân tộc nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.

Vậy đấy, trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách này, biết bao con người vẫn miệt mài chia sẻ, cống hiến. Chẳng nhẽ, tuổi trẻ chúng ta lại thờ ơ, vô cảm, có thể thoải mãi sống “nhàn” được hay sao? Không! Nhất định chúng ta sẽ không chịu mất nước, nhất định chúng ta sẽ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Chính vì vậy, tuổi trẻ chúng ta hãy chung tay cùng nhau cảm thông, chia sẻ, yêu thương, bởi: “Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu)

Hơn thế biển đảo là một phần gia tài nghèo khó mà cha ông ta đã không tiếc máu sương để giữ gìn, truyền lại cho con cháu. Vậy nên hãy chung tay để giữ gìn chủ quyền thiêng liêng ấy, hãy đặt tay lên ngực và lắng nghe tiếng “ tổ quốc gọi tên mình”. Vâng! Khi tổ quốc cần “ta phải biết hy sinh”.

Bên cạnh đó cũng cần phải phê phán những con người có lối sống nhàn thân mà nhàn cả tâm. Họ sống an phận như thường, thờ ơ với cuộc sống xã hội, với vận mệnh đất nước. Bởi như vậy là họ đang tự huỷ hoại chính bản thân mình.

Giữa những bộn bề, lo toan của cuộc sống hôm nay, hãy dành chút khoảng lặng để suy ngẫm về quan niệm sống “nhàn”. Hẫy biết sống “nhàn” phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Có như vậy chúng ta mới cảm nhận được ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống và “khỏi ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí” (Ôttơrốxki).

Theo em quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm tích cực hay tiêu cực Vì sao

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: Theo em quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm tích cực hay tiêu cực. Vì sao?

Trả lời:

Quảng cáo

Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ thì đây là một quan niệm tích cực. Bởi cuộc sống như thế bản thân mình sẽ không bị đồng tiền và quyền lực làm lu mờ đi nhân tâm, sẽ không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Trang trước Trang sau

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?