Thời gian hiệu lực của hợp đồng xây dựng

Theo quy định tại Luật Xây dựng 2014 thì hợp đồng xây dựng là một hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, vì tính chất đặc thù liên quan đến các công trình xây dựng, nhất là những công trình mang mục đích thương mại nên các vấn đề pháp lý liên quan đến loại hợp đồng này được quy định chi tiết tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Chủ thể ký kết hợp đồng xây dựng:  

  • Nếu bên giao thầu là chủ đầu tư thì bên nhận thầu là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
  • Nếu bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì bên nhận thầu là nhà thầu phụ.

Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng:

  • Về sự tự nguyện và hợp pháp: Cũng như các hợp đồng dân sự khác, hợp đồng xây dựng phải được ký kết dựa trên nền tảng của sự tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
  • Về vốn: Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
  • Về thời điểm ký kết: Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và đàm phán hợp đồng;
  • Về điều kiện của nhà thầu:
  • Bên nhận thầu: phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động;
  • Nhà thầu liên danh: việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh;
  • Nhà thầu chính nước ngoài: phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu;
  • Nhà thầu phụ: phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư.
  • Giá ký kết hợp đồng: không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

Hiệu lực hợp đồng xây dựng:

  • Các bên ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng;
  • Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.

Thời điểm có hiệu lực: là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu thì bên giao thầu đã nhận được đảm bảo thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu.

Giá trị pháp lý: Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà các bên ký kết có nghĩa vụ thực hiện. Đây cũng là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Nội dung hợp đồng xây dựng:

  • Căn cứ pháp lý áp dụng;
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Rủi ro và bất khả kháng;
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
  • Các nội dung khác.

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu pháp luật liên quan đến đầu tư, pháp luật và hợp đồng, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn thêm!

Như đã trình bày trong bài viết hợp đồng xây dựng là gì? Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Vậy cụ thể, pháp luật hiện hành quy định nhưu thế nào về hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng 

Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 139, Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 1, Điều 6, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ, cụ thể: 

- Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự;

- Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật Xây dựng năm 2014 đó là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật, đạo đức xã hội và các nguyên tắc quy định tại Điều 4, Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

Xem thêm: Hợp đồng xây dựng là gì? (P2)

- Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014. 

Khoản 3, Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.

Điều kiện năng lực của bên nhận thầu được quy định chi tiết tại Chương VIII, Luật Xây dựng năm 2014, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo. 

- Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định.

2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng 

Hiệu lực của hợp đồng xây dựng được hiểu là giá trị thi hành của hợp đồng xây dựng đối với các bên trong hợp đồng. 

Khoản 1, Điều 401, Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác."

Từ quy định trên, căn cứ tại Khoản 2, Điều 138, Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).

3. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng 

Căn cứ tại Khoản 10, Điều 3, Thông tư 32/2017/TT-BTNMT quy định: 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

10. Tính pháp lý của tài liệu là những căn cứ được ghi trên tài liệu hay kèm theo tài liệu để xác định điều kiện đưa vào lưu trữ và khai thác theo quy định của pháp luật.

Từ quy định trên, có thể hiểu tính pháp lý của hợp đồng xây dựng là những căn cứ để xác định điều kiện đưa vào lưu trữ, áp dụng hợp đồng lao động trên thực tế. 

Cụ thể, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định tính pháp lý của hợp đồng lao động được sử dụng ở các khía cạnh sau: 

- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;

Trong đó, căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 2, Nghị định 37/2017/  NĐ-CP, bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.

- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;

- Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Thời gian hiệu lực của hợp đồng xây dựng

Câu hỏi: Công ty tôi là chủ của một dự án đầu tư xây dựng, có kí kết hợp đồng với một công ty nhận thầu để triển khai một dự án. Nhưng sau khi kí kết 1 tháng mà bên nhà thầu vẫn không có các bước tiến hành để chuẩn bị thi công và ban quản trị công ty tôi vô cùng lo ngại về tiến độ của công trình liệu có đảm bảo không mà liên lạc thì bên công ty thầu không thể giải trình được nguyên do và viện cớ nói rằng do các nhà thầu phụ khác không triển khai trong khi chúng tôi còn chưa được biết nhà thầu phụ là ai và chưa hề đồng ý thuê các nhà thầu này. Quý Công ty cho tôi hỏi: Hiệu lực của hợp đồng giữa hai công ty là khi nào? Công ty tôi không muốn làm viẹc với các nhà thầu phụ này có được không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Về hiệu lực của hợp đồng giữa hai bên kí kết:

“Điều 6. nghị định 37/2015/NĐ-CP Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng

1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;

c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.

2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).

3. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng:

a) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;

b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;

c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng”.

Như vậy, sau thời điểm kí kết của hai bên, hợp đồng lao động của các bên sẽ có hiệu lực và các bên phải thực hiện hợp đồng theo các điều khoản đã kí kết.

Đối với các nhà thầu phụ mà công ty bạn không muốn họ tham gia thực hiện dự án, theo Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng:

“Về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng phải phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

2. Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.

3. Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện”.

Nếu công ty của bạn không đồng ý để các nhà thầu phụ này thưc hiện dự án thì công ty bạn có thể yêu cầu bên nhận thầu thay đổi lựa chọn công ty khác thực hiện.

Ngoài ra, về thời gian thực hiện dự án, theo Điều 14 Nghị định 37/2015/NĐ-CP Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

“1. Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký.

2. Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện.

3. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu.

4. Đối với hợp đồng thi công xây dựng của gói thầu có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, thì tiến độ thi công có thể được lập cho từng giai đoạn.

5. Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị, tiến độ cung cấp thiết bị phải thể hiện các mốc bàn giao thiết bị, trong đó có quy định về số lượng, chủng loại thiết bị cho từng đợt bàn giao.

6. Đối với hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài tiến độ thi công cho từng giai đoạn còn phải lập tiến độ cho từng loại công việc (lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng).

7. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm của hợp đồng. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì bên nhận thầu được xét thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng.

8. Việc điều chỉnh tiến độ của hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định này

Nếu bên nhận thầu chưa gửi cho công ty bạn bản tiến hành thực hiện dự án và 1 tháng vẫn chưa triển khai gì thì công ty có thể gửi yêu cầu về việc không thực hiện đúng hợp đồng để xử phạt, nếu công ty nhận thầu do điều kiện khách quan mà chưa thể thực hiện dự án thì công ty bạn nên đợi báo cáo tiến độ của họ rồi tìm biện pháp khắc phục sau”.

Thời gian hiệu lực của hợp đồng xây dựng