Thủ tục sang tên cà vẹt xe máy

Đây là 4 tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký sang tên đổi chủ xe máy nộp cho cơ quan công an khi thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ xe máy.

Mẫu giấy khai đăng ký xe viết sẵn

Thông thường khi đến thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ xe máy cơ quan công an sẽ phát hồ sơ đăng ký xe cho người thực hiện thủ tục và hướng dẫn cách cà số khung, số máy. Do đó Mẫu giấy khai đăng ký xe Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA bạn nhận luôn tại nơi thực hiện thủ tục để điền theo hướng dẫn.

Quy trình sang tên đổi chủ xe máy bao gồm:

  • Bước 1: Lập hợp đồng mua bán xe
  • Bước 2: Khai và nộp thuế trước bạ sang tên xe
  • Bước 3: Khai hồ sơ sang tên đổi chủ xe máy, cà số khung, số máy.
  • Bước 4: Nộp hồ sơ sang tên đổi chủ xe máy.
  • Bước 5: Nhận giấy đăng ký xe mới theo lịch hẹn từ cơ quan công an.

Thủ tục sang tên cà vẹt xe máy

Mức thu lệ phí trước bạ của xe máy cũ bao nhiêu?

Hiện nay mức thu lệ phí trước bạ của xe máy cũ là 1%. Riêng:

  • Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở Thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…) nộp lệ phí trước bạ theo mức  5%.
  • Trường hợp xe đã nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 5% thì các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp lệ phí trước bạ với mức thu 1%.

Lệ phí trước bạ xe máy nộp tại Chi cục thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Theo Công văn 3027/TCT-DNNCN ngày 29/7/2020 của Tổng cục Thuế, người dân có thể khai, nộp lệ phí trước bạ qua mạng để tiết kiệm thời gian.

Sang tên đổi chủ xe máy cũ tại đâu?

Người thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ xe máy cũ liên hệ Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện nơi chủ xe mới đăng ký thường trú để tiến hành thủ tục.

Trường hợp sang tên xe cũ khác tỉnh thì trước khi thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ, người bán xe phải liên hệ cơ quan đăng ký xe trước đây để nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe.

Người thực hiện thủ tục không phải nộp lệ phí và sẽ nhận được Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Đây cũng là khác biệt giữa thủ tục sang tên xe máy cùng tỉnh và thủ tục sang tên xe máy cũ khác tỉnh.

Thủ tục sang tên xe máy không chính chủ

Khi bạn sở hữu xe mà giấy tờ mua bán qua nhiều đời chủ dẫn đến không có hợp đồng mua bán, chuyển nhượng xe theo quy định thì thủ tục sang tên xe máy không chính chủ sẽ giải quyết như sau:

Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định, người đang sử dụng xe trực tiếp đến đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên.

"1. Thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

b) Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có)…”

Thông thường chủ xe phải làm bản cam kết về nguồn gốc xuất xứ xe có xác nhận của UBND nơi cư trú để quá trình xác minh hồ sơ đăng ký sang tên xe nhanh gọn hơn.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về thủ tục sang tên xe máy cũ, hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người trong việc áp dụng trên thực tế.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Chủ xe đăng nhập cổng dịch vụ công kê khai các thông tin vào Giấy khai đăng ký xe điện tử (theo mẫu số 01A/58) và nhận mã số thứ tự, lịch hẹn giải quyết hồ sơ qua địa chỉ thư điện tử hoặc qua tin nhắn điện thoại để làm thủ tục đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe.
Trường hợp đến trực tiếp nộp hồ sơ sang tên và kê khai giấy khai đăng ký xe (mẫu 01) theo quy định.
Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị sang tên tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Công an cấp huyện. Cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận và nhập mã hồ sơ đăng ký trực tuyến của chủ xe trên hệ thống đăng ký, quản lý xe để kiểm tra thông tin khai báo đăng ký trực tuyến của chủ xe; in Giấy khai đăng ký xe điện tử trên hệ thống; đối chiếu giấy tờ chủ xe theo quy định tại Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020; Thông tư 15/2022/TT-BCA ngày 06/4/2022.
Đối chiếu giấy tờ chủ xe, giấy khai đăng ký xe với các giấy tờ của xe. Sắp xếp hồ sơ theo thứ tự: Giấy khai đăng ký xe, giấy tờ lệ phí trước bạ, giấy tờ chuyển quyền sở hữu, giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (nếu có) và các giấy tờ của xe liên quan đến chủ xe (nếu có), đánh số thứ tự, thống kê, trích yếu tài liệu vào bìa hồ sơ.
Nếu hồ sơ đăng ký xe không đảm bảo thủ tục theo quy định thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần cho chủ xe hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Kiểm tra thực tế xe:
a) Trực tiếp đối chiếu nội dung trong giấy khai đăng ký xe với thực tế xe, gồm: Nhãn hiệu, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi và các thông số kỹ thuật khác; kiểm tra toàn bộ, chi tiết hình dáng kích thước, tổng thành khung, tổng thành máy của xe;
b) Chà số khung dán vào giấy khai đăng ký xe, đối chiếu số máy thực tế so với bản chà số máy dán tại giấy khai đăng ký xe và ký xác nhận kiểm tra lên bản chà số máy, số khung đó (một phần chữ ký trên bản chà, phần còn lại trên giấy khai đăng ký xe); ghi rõ ngày, tháng, năm và họ, tên cán bộ kiểm tra xe.
Bước 5: Kiểm tra nhập thông tin bổ sung chủ mới trên hệ thống đăng ký quản lý xe; đối chiếu giấy tờ chuyển quyền sở hữu, giấy tờ lệ phí trước bạ với dữ liệu đăng ký xe hoặc kiểm tra thông tin chủ mới tại giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.
Bước 6: Hướng dẫn chủ xe kiểm tra thông tin: Chủ xe và xe, cấp biển số ngẫu nhiên trên hệ thống đăng ký, quản lý xe theo quy định; ghi biển số vào giấy khai đăng ký xe.
Bước 7: Cấp giấy hẹn cho chủ xe; trường hợp chủ xe có yêu cầu chuyển chứng nhận đăng ký xe qua Bưu điện thì hướng dẫn chủ xe làm thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ chuyển phát chứng nhận đăng ký xe.
Bước 7: Thu lệ phí đăng ký xe theo quy định.
Bước 8: Trả chứng nhận đăng ký xe.