Thủ tục vận chuyển nhà sản cụ

Hiện nay thì lâm sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến thiên nhiên và môi trường của con người, đặc biệt là các khu rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Do đó để kiểm tra giám sát việc sử dụng khai thác thì nhà nước đưa ra các quy định về kiểm soát đối với vấn đề này. Trong đó thì nhiều chủ lâm sản thắc mắc liệu có phải xin giấy phép vận chuyển gỗ không? Bài viết dưới đây ACC sẽ giúp khách hàng giải đáp thắc mắc này.

Thủ tục vận chuyển nhà sản cụ
Thủ tục xin cấp Giấy phép vận chuyển gỗ

1. Ai là người phải xin giấy phép vận chuyển gỗ?

Theo quy định tại thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT thì người có quyền quyết định về việc vận chuyển gỗ là chủ lâm sản, do đó thì chủ lâm sản cũng sẽ là người phải xin giấy phép vận chuyển gỗ. Cụ thể pháp luật quy định như sau: Chủ lâm sản là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu lâm sản hoặc là người đại diện cho chủ lâm sản thực hiện việc quản lý, vận chuyển lâm sản đó.

Việc sử dụng và vận chuyển lâm sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên tại đó, cũng như ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông, do đó mà pháp luật quy định về vấn đề này tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên hiện nay thì pháp luật không quy định về việc vận chuyển lâm sản phải có giấy phép vận chuyển gỗ. Do đó mà nhiều doanh nghiệp thắc mắc, vận chuyển gỗ cần giấy tờ gì? Theo quy định hiện hành thì tùy vào từng loại gỗ khác nhau, mục đích của loại gỗ đó mà yêu cầu về các loại tài liệu giấy tờ cần cầm theo cũng sẽ là khác nhau.

Hiện nay theo thông tư mới nhất 27/2018/TT-BNNPTNT thì việc vận chuyển lâm sản không cần phải có giấy phép vận chuyển gỗ, nhưng thay vào đó thì cần phải đáp ứng được các điều kiện cũng như các loại giấy tờ khác cụ thể như sau:

2.1 Quy định các loại giấy tờ thay thế giấy phép vận chuyển gỗ đối với trường hợp vận chuyển gỗ trong nước

Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định các giấy tờ tài liệu thay thế giấy phép vận chuyển gỗ trong nước như sau:

– Đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến

  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Đối với lâm sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư này, bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
  •  Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.

– Đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng khai thác từ rừng trồng chưa chế biến

  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
  •  Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.

– Đối với gỗ và thực vật rừng ngoài gỗ nhập khẩu chưa chế biến

  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
  • Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
  • Đối với lâm sản nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu đến kho hàng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu: thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

– Đối với lâm sản sau xử lý tịch thu chưa chế biến

  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
  • Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
  • Đối với lâm sản mua trực tiếp từ Hội đồng đấu giá, sau đó lâm sản vận chuyển về kho hàng của tổ chức, cá nhân mua: thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

– Đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên, từ rừng trồng, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu đã chế biến

  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
  • Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.

– Đối với động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất và sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi

  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Đối với lâm sản quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này, bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
  • Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.

– Đối với lâm sản vận chuyển nội bộ

  • Bản chính phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Trường hợp vận chuyển nội bộ ra ngoài tỉnh đối với lâm sản quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này thì bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
  • Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản.

2.2 Quy định các loại giấy tờ thay thế giấy phép vận chuyển gỗ đối với trường hợp vận chuyển quá cảnh

Các loại giấy tờ thay thế giấy phép vận chuyển gỗ đối với trường hợp vận chuyển quá cảnh, xuất khẩu như sau:

– Hồ sơ đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, sản phẩm gỗ khi xuất khẩu:

  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Đối với lâm sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này thì bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
  • Giấy phép theo quy định tại các Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước nhập khẩu (nếu có).
  • Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền Quản lý CITES Việt Nam cấp đối với lâm sản thuộc các Phụ lục CITES và lâm sản thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

– Đối với thực vật rừng ngoài gỗ, dẫn xuất và sản phẩm của chúng khi xuất khẩu

  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Đối với lâm sản quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
  • Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền Quản lý CITES Việt Nam cấp đối với lâm sản thuộc các Phụ lục CITES và lâm sản thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

– Đối với lâm sản vận chuyển quá cảnh

  • Hồ sơ hàng hóa vận chuyển quá cảnh theo quy định hiện hành.
  • Trường hợp lâm sản vận chuyển quá cảnh được bốc dỡ, chuyển tiếp phương tiện trên lãnh thổ của Việt Nam: chủ lâm sản phải lập bảng kê lâm sản cho từng phương tiện.

Như vậy có thể thấy thì hiện nay việc vận chuyển gỗ không cần có giấy phép vận chuyển gỗ, tuy nhiên phải mang đầy đủ các tài liệu khác thay thế theo quy định để chứng minh nguồn gốc của lâm sản.

3. Vận chuyển gỗ không có giấy tờ có bị xử lý hay không?

Mặc dù hiện nay pháp luật không yêu cầu về giấy phép vận chuyển gỗ tuy nhiên phải đáp ứng được điều kiện, truy xuất nguồn gốc của lâm sản bằng các loại giấy tờ khác thay thế. Theo đó trường hợp vận chuyển trái pháp luật, không có giấy tờ chứng minh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cụ thể căn cứ theo Điều 22 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với trường hợp vận chuyển gỗ không có giấy tờ như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Gỗ thuộc loài thông thường dưới 02 m3;
  • Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 01 m3;
  • Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,2 m3;
  • Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15.000.000 đồng;
  •  Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 15.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Gỗ thuộc loài thông thường từ 02 m3 đến dưới 05 m3;
  • Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3;
  •  Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3;
  • Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
  • Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

–  Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 đến dưới 08 m3;
  • Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3;
  • Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3;
  • hực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  • Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Gỗ thuộc loài thông thường từ 08 m3 đến dưới 11 m3;
  • Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 04 m3 đến dưới 5,5 m3;

….

Hiện nay quy định tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP rất chi tiết và cụ thể, phụ thuộc vào nhóm gỗ thuộc loại gỗ gì, kích thước, danh mục cũng như giá trị của gỗ để đưa ra mức phạt tiền tương ứng.

Ngoài ra trường hợp vận chuyển gỗ không có giấy tờ ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính thì còn có thể bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể Điều 232 quy định như sau:

– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;
  • Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
  • Khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng ngoài gỗ có khối lượng hoặc trị giá dưới mức quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm l khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Như vậy hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc về giấy phép vận chuyển gỗ nhưng cần phải cung cấp đầy đủ giấy tờ khi tham gia vận chuyển. Trường hợp vận chuyển gỗ không có giấy tờ gì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

4. Một số câu hỏi thường gặp đối với giấy phép vận chuyển gỗ?

4.1 Vận chuyển lâm sản có cần giấy phép vận chuyển gỗ không?

Hiện nay theo quy định hiện hành thì việc vận chuyển lâm sản không cần giấy phép vận chuyển gỗ.

4.2 Có cần thay thế giấy phép vận chuyển gỗ thành các loại giấy tờ khác không?

Có. Hiện nay mặc dù pháp luật không yêu cầu giấy phép vận chuyển gỗ nhưng yêu cầu rất khắt khe về các loại giấy tờ đáp ứng điều kiện vận chuyển lâm sản, tùy theo vào loại gỗ mà sẽ quy định các loại giấy tờ khác nhau.

4.3 Vận chuyển gỗ không có giấy tờ có bị xử phạt không?

Khi vận chuyển gỗ không có giấy tờ quý khách có thể bị xử phạt hành chính, nếu giá trị của gỗ cao, thuộc các loại gỗ quý còn có thể bị xử lý theo quy định của bộ luật hình sự.

4.4 ACC có cung cấp dịch vụ xin cấp giấy xác nhận vận chuyển gỗ không?

ACC là công ty luật hàng đầu, với kiến thức chuyên sâu, ACC sẽ hỗ trợ tư vấn bạn mọi vấn đề liên quan đến giấy xác nhận vận chuyển gỗ theo quy định hiện hành.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về giấy phép vận chuyển gỗ. Thực vật hay các loại cây có sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên nhiên môi trường, do đó mà pháp luật nước ta quy định rất khắt khe về vấn đề này. Doanh nghiệp khi vận chuyển gỗ phải đảm bảo có đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định. Trường hợp gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ thì hãy liên hệ trực tiếp tới ACC để được hướng dẫn một cách chi tiết nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

  • Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
  • Mail:

Trân trọng!

✅ Thủ tục: ⭕ Cấp Giấy Phép Vận Chuyển Gỗ
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330